Nghi Lộc trong cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc 1939-1945

Một phần của tài liệu Nghi lộc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1885 1945 (Trang 87 - 113)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Nghi Lộc trong cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc 1939-1945

Từ giữa năm 1939, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhận thấy khả năng hoạt động công khai và nửa công khai hợp pháp không còn thích hợp nữa.Trung ơng Đảng ta đã kịp thời chỉ thỉ cho toàn đảng nhanh chóng chuyển vào hoạt động bí mật để bảo toàn lực lợng cách mạng. Nhờ vậy đã hạn chế đợc sự tổn thất cho một số Đảng bộ địa phơng. Đảng bộ Nghệ Tĩnh do nhận thức chậm về chủ trơng này cộng với sự phá hoại của những phần tử phản bội, tay sai của mật thám thanh niên bị tổn thất nặng nề.

Đầu tháng 11 năm 1939, Hội nghị ban chấp hành trung ơng Đảng quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dơng (thay cho mặt trận dân chủ Đông Dơng) để đoàn kết các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc ở Đông Dơng chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc là chủ nghĩa Đế quốc

và tay sai của chúng. Hội nghi đã đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng đề ra những nguyên tắc và biện pháp cụ thể nhằm củng cố Đảng về mọi mặt.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra hết sức mau lẹ, phát xít Đức tràn vào đất Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Tại Việt Nam, ngày 22 - 9 - 1940, quân đội Nhật tràn vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Trớc sự hoảng sợ bỏ chạy của quân đội Pháp và sự tan rã của chính quyền địa phơng khi quân Nhật kéo vào, ngày 27- 9 - 1940 Đảng bộ Bắc Sơn chớp thời cơ phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền trong vùng. Tiếp sau khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 23- 11-1940 cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ và bị đàn áp tàn khốc. Các cuộc khởi nghĩa này đã có tác động mạnh mẽ tới phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh. Dới sự chỉ thị cho các cấp bộ Đảng trong tỉnh tổ chức rải truyền đơn mít tinh, kêu gọi quần chúng hởng ứng và ủng hộ hai cuộc khởi nghĩa vừa nổ ra.

Thực hiện chủ trơng của Đảng, một số cán bộ, Đảng viên huyện Nghi Lộc đã vận động quần chúng nhân dân mít tinh, vạch tội ác của phát xít Nhật, Pháp và hởng ứng khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ. Theo chủ trơng của Tỉnh, một số đồng chí cán bộ đảng viên nh Võ Văn Nhơng, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Trọng Kỳ... đã đa phong trào huyện tiến lên theo xu thế chung của cách mạng nớc ta.

Trớc sự thôi thúc của phong trào chung, trung ơng đảng lúc này đã rút đ- ợc kinh nghiệm trong các thời kỳ trớc và căn cứ chủ trơng của trung ơng đảng Xứ ủy Trung kỳ và Tỉnh ủy đã chỉ thị cho các cấp bộ đảng, điều kiện khởi nghĩa cha chín muồi, nhiệm vụ của toàn đảng lúc này là khẩn trơng tổ chức tập hợp lực lợng thành một khối thống nhất để chờ đón thời cơ. Nếu khởi nghĩa riêng lẻ sẽ bị thất bại và gây tổn thất cho cách mạng. Chỉ thị của trung ủy cha kịp phổ biến đến cơ sở thì tại đồn Rạng do ông Nguyễn Tri Cung quyền trởng đồn là những ngời có tình cảm với cách mạng đã làm cuộc binh biến vào đêm 13 tháng giêng năm 1941. Cuộc binh biến Rạng - Đô Lơng là hành động yêu nớc của anh em binh lính ngời Việt trong quân đội Pháp, tuy bị thất bại nhng nó gây đợc

tiếng vang lớn, cuộc binh biến kết thúc xử ủy trung kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An đã phát truyền đơn kêu gọi hớng dẫn quần chúng đấu tranh bảo vệ tính mạng cho những những binh lính đã bị bắt. Hởng ứng lời kêu gọi của cấp trên, ngày 21-1- 1941, huyện ủy Hng Nguyên đã vận động trên 2000 nông dân mít tinh, biểu tình phản đối sự khủng bố dã man của đế quốc Pháp.

Ngày 1 tháng 5 năm 1941, tên Lơng, nguyên bang tá tổng Đặng Xá đợc thăng chức bang tá huyện Nghi Lộc dẫn lính đến tập hợp lực lợng với đoàn phu làng Đông Chữ (nghi Trờng)vây bắt đồng chí Hoàng Đôn, bí th thành uỷ Vinh đang đến hoạt động ở đây. Mời ngày sau, hắn lại dẫn đến vây bắt cơ quan huyện uỷ Nghi Lộc tại làng Kỳ Trân (Nghi Trờng), các cán bộ và uỷ viên huyện uỷ lần lợt sa vào lới vây của địch. Sau cuộc binh biến thực dân Pháp và tay sai lại tập trung khủng bố phong trào cách mạng Nghi Lộc. Do sự khai báo của một số cán bộ, đảng viên bạc nhợc không chịu nổi trớc những đòn tra tấn dã man của địch đã đầu hàng, đầu thú, phong trào Nghi Lộc bị tổn thất nghiêm trọng đến tháng 7 năm 1941 ở Nghi Lộc đã có tới 100 đảng viên và quần chúng bị cầm tù, hệ thống tổ chức đảng từ huyện đến chi bộ đều bị phá vỡ.

Đầu năm 1942, nhân nhiệm vụ của trung ơng đảng, đồng chí Trơng Văn An mang Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII của ban chấp hành trung ơng về phổ biến ở trung kỳ và giúp các Tỉnh xây dựng lại các cấp ủy Đảng. đồng chí đến làng Song Lộc (Nghi Hải) liền bị Bang Kiều, bang tá tổng Đặng Xá đón bắt. Việc đồng chí Trơng Văn An bị sa lới địch trong lúc đang làm nhiệm vụ lịch sử, sự kiện này không chỉ tổn thất cho huyện Nghi Lộc mà cho cả Nghệ Tĩnh và Trung Kỳ.

Khác với các đợt trớc trong đợt này chúng tập trung đánh phá về t tởng làm chia rẽ các cán bộ Đảng viên cũng nh quần chúng nhân dân. Đây là những âm mu thâm độc cùng với tên phản bội Đinh Văn Di, các đảng viên Nghi Lộc cũng đã rút ra đợc bài học quý báu.

Tình hình Nghi Lộc giữa năm 1941 lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, cơ sở Đảng liên tiếp bị phá vỡ, phong trào cách mạng bị khủng bố tàn khốc. Nhân dân phải nai lng chịu đựng hết chính sách “kinh tế thời chiến” của đế quốc Pháp đến chính sách cớp bóc dã man của phát xít Nhật. Giữa lúc nạn đói đang diễn ra khủng khiếp, phát xít Nhật đa gần 1 vạn quân xây dựng tuyến phòng thủ dọc bờ biển từ Cửa Hội đến Cửa Lò, các xã ven biển nhân dân buộc phải dời nhà, đốn cây cối, phá hoa màu... chúng còn dựng doanh trại, xây công sự, mở rộng sân bay thành sân bay dã chiến,ngoài các loại thuế chúng còn tiến hành “thu thóc tạ”, bắt nhân dân đi phu phục vụ cho các công trình quân sự.

Thực hiện chính sách “phát xít hóa bộ máy cai trị”, “chiến tranh hóa bộ máy kinh tế ”, Nhật đã nhanh chóng nắm độc quyền Đông Dơng, phục vụ cho yêu cầu thôn tính các nớc Đông Nam á. Tình hình đó đã làm cho mâu thuẫn giữa đế quốc Pháp và phát xít Nhật sâu sắc thêm và đẩy mạnh sự phân hóa giai cấp ở nớc ta. Bọn tay sai của pháp thất thế, lực lợng thân Nhật ráo riết hoạt động, chúng công khai bài Pháp, tích cực tuyên truyền cho chính sách “Đại Đông á” của Nhật, chuẩn bị cơ sở xã hội cho việc thiết lập bộ máy cai trị của phát xít Nhật ở nớc ta, các tổ chức thân Nhật đã đa ngời đến xây dựng cơ sở ở Nghi Lộc. Ngày 9-3-1945, Nhật hất cẳng Pháp, nắm độc quyền thống trị ở Đông Dơng.

Đời sống của các tầng lớp nhân dân Nghi Lộc, nhất là nông dân và tầng lớp dân nghèo bị đe dọa nghiêm trọng bởi chính sách cai trị của phát xít Nhật. Chỉ tính 3 tháng đầu năm 1945, cả huyện Nghi Lộc đã có tới 16.140 ngời trong tổng số 10 vạn ngời chết đói ở Nghệ Tĩnh. Trong số 5.089 gia đình có ngời chết đói thì 1.012 gia đình bị xóa sổ, có gia đình 9, 10 ngời mà chết hết chẳng còn một ai, có làng số ngời chết đói chiếm trên một nửa số dân, số ngời ăn xin không kể xiết, biết bao gia đình phải sống lăy lắt chờ vào củ khoai, bông ngô.

Cảnh tợng thê thảm do nạn đói khủng khiếp gây ra là hậu quả tai hại của chính sách bóc lột, vơ vét của Pháp - Nhật càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm của

kẻ thù, nhân dân Nghi Lộc càng thấm thía nổi nhục của ngời dân mất nớc. Hình ảnh của Xô Viết Nghệ Tĩnh năm xa giục giã họ hớng tới ngày mai, ngày vùng lên giải thoát tối tăm ngột ngạt dới ách thống trị của thực dân, phong kiến.

Trong lúc nhân dân ta đang chìm đắm, sống thoi thóp trong nạn đói thì ngày 9 tháng 3 năm 1945 phát xít Nhật hất cẳng Pháp giành độc chiếm Đông Dơng. Lợi dụng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng ấy, phát xít Nhật và bọn tay sai đã dùng khẩu hiệu “độc lập bánh vẽ ” để lừa bịp nhân dân. Giữa lúc đó chiều ngày 11-3-1945 có 18 ngời tù chính trị giam ở nhà lao Vinh thoát ngục, mọi ngời tỏa về các địa phơng nh chim sổ lồng, họ là vốn quý của Đảng bộ, những ngời đã đợc rèn luyện thử thách qua thực tiễn hoạt động và đấu trang trong nhà tù đế quốc, tích lũy đợc nhiều kinh nghiệm qua nhiều chặng đờng lịch sử. Nay họ là lực lợng nòng cốt để xây dựng lại Đảng bộ và phong trào cách mạng Nghi Lộc. Sự có mặt của họ vào thời điểm này là vô cùng quan trọng, đem lại cho nhân dân cách mạng một niềm tin, một nguồn ánh sáng mới.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, trong nội bộ lực lợng cách mạng của Nghệ An nói chung và Nghi Lộc nói riêng cũng nảy sinh nhiều khó khăn phức tạp. Cán bộ, đảng viên, mỗi ngời đến với cách mạng bằng những con đờng khác nhau, ở những thời kỳ, địa điểm khác nhau. Do đó,việc quán triệt và thực hiện đờng lối, chủ trơng của đảng cũng không hoàn toàn giống nhau, mặt khác cán bộ đảng viên hoạt động trong điều kiện bí mật, trớc chính sách khủng bố tàn khốc và những thủ đoạn lừa bịp, gây chia rẽ của địch, giữa ngời này và ngời kia tránh sao khỏi sự nghi ngờ lẫn nhau. Vì vậy, việc thống nhất hành động để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền là vấn đề không đơn giản.

Trong bối cảnh lịch sử ấy, ngày 19-5-1945, một số cựu tù binh chính trị trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã họp tai thành phố Vinh và quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh liên tỉnh để tập hợp rộng rãi lực lợng yêu nớc và cách mạng trong hai tỉnh chuẩn bị cho công cuộc giành chính quyền. Hội nghị chủ trơng đa những tù chính trị có uy tín vào nắm những chức vụ chủ chốt trong

các tổ chức do chính phủ bù nhìn do Nhật lập ra để hớng dẫn quần chúng hành động theo chơng trình của Tổng bộ Việt Minh.

Dới sự chỉ đạo của Việt Minh liên Tỉnh Nghệ - Tĩnh, đầu tháng 6-1945, ban vận động Việt Minh Nghi Lộc đợc hình thành do đồng chí Lê Đình Vĩ phụ trách. Giữa lúc đó, các cựu tù ở Buôn Mê Thuật về tới địa phơng đã liên lạc với nhau bàn việc thành lập Tỉnh ủy Nghệ An.

Ngày 10-6-1945, sau khi bắt liên lạc với Trung ơng Đảng, ban vận động Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh phát truyền đơn vạch rõ “Giặc Nhật truất quyền giặc Pháp không phải để giải phóng dân ta. Chính phủ Nhật chỉ là bộ máy đàn áp, hút máu dân ta để nuôi béo giặc lùn (phát xít Nhật). Nhng phát xít Nhật không thể sống dai. Quân đồng Minh đang đánh bại chúng trên các mặt trận Viễn đông và không mấy ngày nữa sẽ tràn vào nớc ta tiêu diệt chúng [37; 142]. “Nhng phát xít Nhật không thể sống dai, quân đồng minh đang đánh bại chúng trên mặt trận và không mấy ngày nữa sẽ tràn vào nớc ta tiêu diệt chúng ... Dới cờ Việt Minh, quân du kích cách mạng đang chiến thắng trong 7 tỉnh ở Bắc Kỳ. Một cao trào kháng Nhật cứu nớc đang xô đấy hàng triệu ngời vào Việt Minh. Giờ khởi nghĩa đã đánh ” [63;175].

Tiếp đó, ngày 23-6-1945, Ban thờng vụ Trung ơng gửi th cho “các đồng chí ở Trung kỳ ”. Sau khi vạch rõ nguy cơ “hoài nghi chia rẽ ”,đang “tràn ngập, đè nặng ” tổng lực lợng cựu tù chính trị ở Trung kỳ, Ban thờng vụ Trung ơng khẩn thiết kêu gọi.

“Cơ hội quyết định vận mệnh ngàn năm của tổ quốc đang đến ! không thể do dự hoài nghi ! Là chiến sỹ tiên phong, chúng ta không có quyền trốn tránh trách nhiệm, không thể khoanh tay bó gối cầu an trong lúc dân tộc ta đang rên xiết dới gót sắt của giặc Nhật... Các đồng chí Trung kỳ đã đi đầu trong nhiều cuộc vận động quyết liệt thì nhất định không thể vắng mặt trong phong trào chống Nhật cứu nớc” [63;175].

Đây là mệnh lệnh thiêng liêng của tổ quốc. Sau khi nhận đợc tài liệu ấy, các cựu tù chính trị trong huyện đã sẵn sàng hợp tác với nhau trong mặt trận Việt Minh để thống nhất hành động, lãnh đạo phong trào “Kháng Nhật cứu quốc”, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Ban vận động Việt Minh huyện Nghi Lộc đã đợc thành lập gồm các ủy viên Nguyễn Văn Phú (chủ nhiệm), Cần Văn Tuân, Nguyễn Đình Cơng, Trần Thúc Vinh, Nguyễn Văn Cù.

Sự kiện này đánh dấu bớc phát triển mới trong việc đoàn kết, tập hợp lực l- ợng cách mạng đấu tranh chống Nhật cứu nớc, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền và đặt cơ sở cho việc khôi phục lại Đảng bộ huyện. Sau đó các chấp ủy của Việt Minh ở cơ sở đợc thành lập và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, khẩn trơng chuẩn bị lực lợng cho việc khởi nghĩa. Thực hiện chủ trơng chung của Việt Minh liên tỉnh, các ban vận động Việt Minh đã cử những tù chính trị có uy tín vào nắm chắc các chức vụ chủ chốt trong tổ chức “Thanh niên tiền tuyến” và chuyển tổ chức này thành tổ chức quần chúng của Việt Minh. Các cuộc tuyên truyền vạch tội ác của phát xít Nhật của bọn tay sai, cổ động quần chúng đấu tranh đợc tiến hành sôi nổi khắp nơi trong huyện.

Dới sự lãnh đạo của Việt Minh, toàn thể nhân dân không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền, giải phóng tổ quốc, dựng nên một nền chân chính hoàn toàn cho nớc Việt Nam... . Thông qua các hoạt động ấy, các đoàn thể cứu quốc của nông dân, thanh niên phụ nữ đợc xây dựng và thu hút đông đảo quần chúng tham gia, khí thế cách mạng dâng lên mạnh mẽ ở các làng xã, các đội tự vệ cứu quốc đợc thành lập.

Tình hình chuyển biến hết sức mau lẹ, Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh đai hội tại làng Châu Sơn (Hng Nguyên) bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền. Vừa bế mạc, nghị quyết hội nghi cha kịp phổ biến xuống cơ sở thì ngày 15-8-1945, chính phủ Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh,Việt Minh liên tỉnh Nghệ -- Tĩnh ra lệnh cho các huyện “Bố trí ngay việc cớp chính quyền, lập

Chính phủ lâm thời ở phủ và huyện, tùy hoàn cảnh từng nơi mà làm, không câu nệ làng trớc hay huyện trớc”.

Nghi Lộc là nơi trung tâm đóng quân của phát xít Nhật ở Nghệ - Tĩnh nên khi nhận đợc lệnh này, Việt Minh huyện một mặt cho tự vệ bắt bọn tay sai của Pháp, Nhật có nợ máu của nhân dân, mặt khác cử đồng chí Hoàng Đan lập đội vũ trang tuyên truyền, biểu dơng thanh thế của Việt Minh, thăm dò thái độ của địch và cổ vũ quần chúng đấu tranh. Các đồng chí Lê Huy Điệp, Nguyễn Trơng Khoát đến gặp đề Hiến quyền huyện trởng Nghi Lộc và nói rõ về chính sách của Việt Minh, khuyên ông ta thực hiện các yêu sách của cách mạng nhng chẳng khác gì ngời có “xác không hồn ” và đành phải cúi đầu tuân theo Việt Minh. Các đồn lính “Bảo An” (tức lính khổ xanh cũ), tổng lý các làng xã nằm im. Nhân dân sôi nổi họp mít tinh, biểu tình hô vang với khẩu hiệu:

- Đánh đuổi giặc Nhật! - Tiễu trừ Việt gian!

- Lập chính phủ nhân dân cách mạng!

Một phần của tài liệu Nghi lộc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1885 1945 (Trang 87 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w