So sánh tiềm năng thu hút FDI so với các nước khác:

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005 (Trang 43 - 46)

Bảng 32: Chỉ số tiềm năng và thực hiện thu hút FDI của một số nước:

Nước

1998 -2000 2001 -2004

Tiềm năng

Singapore 0,5 3,737 0,448 6,079 Thái Lan 0,225 1,375 0,212 0,506 Malaysia 0,302 1,248 0,277 1,803 Philipine 0,193 0,641 0,204 0,592 Srilanca 0,128 0,319 0,116 0,675 Trung Quốc 0,255 1,198 0,269 2,134 Việt Nam 0,184 1,488 0,181 2,004

Nguồn: UNCTAD.World Investment Report 2005.

Theo đánh giá của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) thể hiện trong bảng 33, mặc dù đã có cố gắng trong hoạt động thu hút FDI, thể hiện qua chỉ số thực hiện thu hút FDI với mức đạt 1,4 thời kỳ 1998 – 2000 và 2,0 thời kỳ 2001 – 2004, nhưng so với các nước như Singapore, Trung Quốc, hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam vẫn còn thua kém. Tương tự, chỉ số tiềm năng thu hút FDI cho thấy, mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam chưa bằng các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.

Bảng 33: So sánh chi phí kinh doanh:

Chỉ tiêu so sánh Hà Nội TP HCM Bangkok Jakart a Manil a K.Lumpur Điện (cent / kwh) 5,5 5,5 4,2 5 10 5 40 – feet container to Yokohama (USD) 1630 1150 1300 990 950 725

Điện thoại đi Nhật (USD / 3 phút)

1,95 1,95 1,49 3,78 1,2 1,42

Dịch vụ ADSL (USD / tháng)

76,3 76,3 14,6 78,2 25,4 162

Nguồn: JETRO (2005), số liệu năm 2004 – Tạp chí Kinh Tế & Phát Triển tháng 1/2007.

Do cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, dẫn đến chi phí đầu vào cao. So với một số nước trong khu vực, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút FDI đang giảm dần do chi phí đầu vào cao, các thủ tục hành chính rườm rà.

Ở Việt Nam, mặc dù chi phí tiền lương cho nhân công rẻ nhưng vẫn còn nhiều khoản chi phí khá cao như tiền thuê văn phòng, cước viễn thông quốc tế, giá vận chuyển container…

Bảng 34: Giá đất, điện, nước ở các khu công nghiệp và khu chế xuất ở một số nước Châu Á

Quốc gia Đất (USD/m2) (USD/Kwh)Điện (USD/mNước 3)

Trung Quốc 0,06 - 3,2 (một năm) 0,015 - 0,037 0,02 - 0,06 Thái Lan 39,5 - 66,7 (suốt thời hạn dự án) 0,100 0,36 Malaysia 6,3 - 22,2 (suốt thời hạn dự án)

45 - 61,7 (suốt thời hạn dự án) 0,620 0,050 0,35 - 0,46 0,42 Phipippines 0,2 - 0,24 (một tháng) 0,037 - 0,073

Việt Nam 65-150 (cho 50 năm) 1,3 – 3 (một năm)

0,080 0,45

Nguồn: Phạm Đỗ Chí và Trần Nam Bình.2001. Đánh thức con rồng ngủ quên. NXB TP HCM. Trang 364.

So sánh giá đất và dịch vụ tiện ích ở Việt Nam với một số nước, ta thấy rằng Việt Nam là một trong những nước có thu nhập đầu người thấp nhất khu vực nhưng giá đất và tiện ích ở Việt Nam lại vào loại cao nhất.

Nếu so sánh một số chỉ số về cơ sở hạ tầng của Việt Nam với một số nước Châu Á, Việt Nam không được xếp hạng tốt về số đường quốc lộ tính theo đầu người, và tụt hậu xa so với các nước láng giềng về sản lượng điện trên đầu người. (Nguyễn Khải, 2001).

Từ những số liệu so sánh về tiềm năng thu hút FDI và chi phí kinh doanh với các nước khác, ta nhận thấy rằng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam vẫn còn thua kém các nước khác. Môi trường đầu tư ở nước ta đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế, chậm được điều chỉnh so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh để thu hút FDI giữa các nước diễn ra ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w