Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005 (Trang 30 - 33)

Mức độ thâm dụng vốn cho thấy mức độ đầu tư vốn cho lao động của các doanh nghiệp, còn hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp sẽ như thế nào? Hiệu quả sử dụng lao động cho ta biết một lao động đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Nó được tính bằng tỷ số giữa doanh thu thuần sản xuất kinh doanh hằng năm và tổng số lao động làm việc hằng năm trong doanh nghiệp.

Bảng 20: Hiệu quả sử dụng lao động ở các loại hình doanh nghiệp

ĐVT: Tỷ đồng / người

DNNN 0,21 0,22 0,27 0,29 0,31

DN ngoài NN 0,19 0,19 0,21 0,23 0,25

DN có vốn FDI 0,39 0,36 0,32 0,33 0,35

Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 2005

Nhân tố vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu làm nên doanh thu và lợi nhuận. Nhìn chung hiệu quả sử dụng lao động ở doanh nghiệp có vốn FDI là cao nhất tuy có sự tăng giảm không đều, kế đến là DNNN và cuối cùng là DN ngoài NN.

Đối với khu vực DNNN, hiệu quả sử dụng lao động ngày càng được cải thiện, tăng dần qua các năm. Năm 2000, một lao động tạo ra 0,21 tỷ đồng doanh thu thuần, đến năm 2004, con số này là 0,31 tỷ đồng/ lao động. Nguyên nhân là do doanh thu thuần sản xuất kinh doanh tăng lên mỗi năm với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng lên của lao động trong khu vực DNNN. Năm 2001, tốc độ tăng của doanh thu thuần sản xuất kinh doanh là 3,45% so với năm 2000 trong khi tốc độ tăng lao động trong khu vực DNNN chỉ có 1,2% so với năm 2001. Năm 2002, con số tương ứng là 32% và 6,8% so với năm 2001. Đến năm 2004, tốc độ gia tăng doanh thu thuần của DNNN là 6% so với năm 2003 trong khi tổng lao động trong DNNN lại giảm 0,66%.

Bảng 21: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2000 2001 2002 2003 2004

DNNN 444.673 460.029 611.167 666.022 708.045

DN ngoài NN 203.156 260.565 362.657 482.181 637.371

DN có vốn FDI 161.957 177.262 221.078 287.948 373.985

Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2005 – Tổng Cục Thống Kê

Hiệu quả sử dụng lao động của khu vực DNNN đã tăng lên theo chiều hướng tốt, từ mức chỉ bằng 53% DN FDI thì năm 2004 đã tăng lên bằng 88% mức các DN FDI. Quá trình cải cách DNNN đạt kết quả tốt nên hiệu quả sử dụng lao động đã tăng lên.

Khu vực DN ngoài NN có hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất, nhưng có sự tăng dần qua các năm. Năm 2001 so với năm 2000 không có sự thay đổi chỉ ở mức 0,19 tỷ đồng /lao động nhưng đến năm 2003, một lao động tạo ra 0,23 tỷ đồng doanh thu thuần so với năm 2002 là 0,21 tỷ đồng /người và năm 2004, con số này đã là 0,25 tỷ đồng /người. Tốc độ gia tăng của doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của khu vực DN ngoài NN tăng nhanh nhưng song song đó tốc độ gia tăng tổng lao động trong DN ngoài NN cũng tăng nhanh, do đó hiệu quả sử dụng lao động của khu vực DN ngoài NN không cao. Năm 2001, doanh thu thuần tằng 28% so với năm 2000, trong khi đó tổng lao động cũng tăng 27,7% so với năm 2000. Năm 2002, doanh thu thuần tăng 39% thì tổng lao động của khu vực doanh nghiệp này cũng tăng tương ứng là 28% so với năm 2001. Đến năm 2004 tốc độ tăng tương ứng của hai chỉ tiêu này là 32% và 20,7% so với năm 2003.

Khu vực DN ngoài NN có hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất do chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ và phần nào được thành lập ào ạt sau khi có Luật Doanh nghiệp 1999, khuyến khích mở rộng các loại hình doanh nghiệp, cho nên hiệu quả hoạt động được đo bằng hiệu quả sử dụng lao động không cao. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của DN ngoài NN đang có xu hướng tăng dần theo chiều hướng tốt, từ mức chỉ bằng 48,7% các DN có vốn FDI đã tăng lên bằng 71% mức các DN có vốn FDI.

Đối với khu vực DN có vốn FDI, khu vực có hiệu quả sử dụng lao động cao nhất. Bình quân năm, một lao động tạo ra 0,35 tỷ đồng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh, gấp 1,3 lần bình quân năm của DNNN và gấp 1,6 lần bình quân năm DN ngoài NN. Tốc độ gia tăng của doanh thu thuần trong DN có vốn FDI trong năm 2001 là 9,4% tương ứng với tốc độ gia tăng lao động là 20% so với năm 2000. Năm 2002 hai con số này là 24,7% và 41%, điều này giải thích được nguyên nhân của sự sụt giảm hiệu quả sử dụng lao động trong năm 2001 và 2002, do tốc độ gia tăng tổng lao động trong khu vực DN có vốn FDI nhanh hơn tốc độ gia tăng của doanh thu thuần sản xuất kinh doanh. Năm 2003, doanh thu thuần tăng 31,2% và lao động tăng 24,4% so với năm 2002 và năm 2004 doanh thu tăng 29,8%, lao động tăng 21,4% so với năm 2003 hiệu quả sử dụng lao động trong DN có vốn FDI đã tăng trở lại từ năm 2003.

Nhìn chung, doanh thu thuần của khu vực DN có vốn FDI thấp hơn DNNN do số lượng DN FDI không nhiều như DNNN, số lao động làm việc cũng ít hơn nhưng hiệu quả sử dụng lao động lại cao hơn.

Khu vực DN FDI có sự trang bị vốn cho lao động nhiều hơn, kèm theo là công nghệ mới, công nghệ cao làm cho hiệu quả sử dụng lao động cao hơn khu vực DNNN và DN ngoài NN. Các DNNN có sự đầu tư vốn quá nhiều, lại có được sự độc quyền trong một số lĩnh vực kinh doanh luôn mang lại lợi nhuận cao, số lao động lại thấp hơn các DN ngoài NN nên hiệu quả lao động cao hơn là điều tất nhiên, nhưng như vậy là lãng phí quá nhiều vốn đầu tư. Các DN ngoài NN có số lượng lao động đông nhưng có quy mô nhỏ, công nghệ thấp, thường chỉ nhận gia công lại hoặc cung ứng những dịch vụ phụ trợ nên doanh thu không cao dẫn đến hiệu quả lao động không cao. Tuy nhiên do sự cạnh tranh mạnh lên giữa các thành phần kinh tế, DNNN và DN ngoài NN đã thu hẹp dần khoảng cách về hiệu quả hoạt động sản xuất với DN có vốn FDI trong những năm qua nhờ thực hiện chương trình sắp xếp và đổi mới DNNN, cổ phần hóa DNNN, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Giải quyết việc làm để sử dụng số lượng lao động là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu của những nước đang phát triển nhằm giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm. Song, nâng cao chất lượng để nâng cao năng suất lao động lại là vấn đề cơ bản, lâu dài của lực lượng lao động. Năng suất lao động được tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho số lao động bình quân năm.

Bảng 22: Năng suất lao động

ĐVT:Nghìn đồng / người

Năm 2000 2002 2003 2004 2005

KT NQD 6.283,0 7.260,2 7.911,5 8.883,9 10.097,2Khu vực FDI 258.492 167.645,5 170.694,3 171.589,8 196.972,3 Khu vực FDI 258.492 167.645,5 170.694,3 171.589,8 196.972,3 Toàn nền kinh tế 11.743,0 13.561,0 15.119,2 17.200,5 19.617,6 % thay đổi NSLĐ toàn nền kinh tế - 15 11 13,7 14

Nguồn: Tính từ Niên Giám Thống Kê 2005

Nhìn vào bảng trên ta thấy năng suất lao động của toàn nền kinh tế, và 3 thành phần kinh tế tăng đều qua các năm. Năng suất lao động của khu vực FDI là cao nhất, kế đến là khu vực kinh tế Nhà nước và sau cùng là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Khu vực ngoài Nhà nước tạo ra nhiều GDP nhất nhưng vì số lượng lao động cũng chiếm tỷ trọng cao nhất nên năng suất lao động thấp. Bình quân năm, một lao động tạo ra 8.087,1 nghìn đồng giá trị GDP/năm. Năm 2005, năng suất lao động khu vực này đã tăng lên 3.814,2 nghìn đồng/ người so với năm 2000. Như vậy khu vực này có tỷ trọng GDP cao nhất cả nước là do có lượng lao động đông nhất, nhưng năng suất lao động, hiệu quả lao động thấp nhất.

Khu vực kinh tế Nhà nước có năng suất lao động cao hơn, bình quân năm đạt 61.786 nghìn đồng / người. Năm 2005 tăng lên 29.409 nghìn đồng/người so với năm 2000. Do số lượng lao động trong khu vực này thấp hơn khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, lại được sự độc quyền trong một số ngành và những ngành này luôn tạo ra giá trị GDP cao hơn, do đó năng suất lao động của khu vực kinh tế Nhà nước cao hơn năng suất lao động của khu vực ngoài Nhà nước.

Khu vực FDI lại có năng suất lao động cao nhất, lượng lao động bìng quân chỉ chiếm 1,2% lao động cả nước nhưng GDP tạo ra lại chiếm trên 14% GDP toàn nền kinh tế. Năng suất lao động năm 2000 là cao nhất sau đó giảm vào năm 2002 và tăng trở lại năm 2003 đến nay. Bình quân năm, một lao động của khu vực FDI tạo ra 193.078,7 nghìn đồng giá trị GDP của khu vực. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của khu vực FDI là rất cao, được sự hỗ trợ của các tập đoàn kinh tế lớn mạnh trên thế giới, có lợi thế về trình độ công nghệ,… lại là những doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu nên giá trị GDP mang lại cao hơn các thành phần kinh tế khác, biết quản lý, sử dụng lao động hiệu quả nên năng suất lao động của khu vực FDI luôn cao hơn năng suất lao động của các thành phần kinh tế khác.

Qua phân tích trên, FDI không những giúp giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân mà còn sử dụng hiệu quả nguồn lao động tạo ra giá trị GDP cao trong khu vực từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế cả nước.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w