Hệ số ICOR:

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005 (Trang 25 - 28)

Với tình hình đầu tư FDI ngày càng tăng ồ ạt như hiện nay, việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là cần thiết. Hiệu quả đầu tư – nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Hệ số ICOR không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư, nhưng đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu.

Nhìn vào bảng 16 ta thấy hệ số ICOR của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 1997 là thấp nhất, vốn đầu tư sử dụng có hiệu quả, hệ số trên vẫn tương đối cao nếu nhìn nhận xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp. Nhưng đây là mức tương đối hợp lý với tình hình diễn ra ở các nước khác, hệ số này ở các nước chậm phát triển dao động trong khoảng từ 2 đến 5. Nếu so sánh với các nước như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, thì hệ số ICOR của các nước này chỉ dao động trong khoảng 1 – 1,5, của Nhật Bản trong khoảng 1,5 – 2; khi ở trình độ phát triển thấp vào những năm từ 1950 -1975, ICOR của các nước này thấp hơn nhiều so với ICOR của Việt Nam (Phạm Đỗ Chí, 2004). Từ 1997 đến nay, hệ số này tăng rất mạnh, mặc dù đã giảm đi trong 3 năm 2000, 2001, 2002, nhưng vẫn còn ở mức cao, đến năm 2005, con số này là 6,1. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn nền kinh tế đã giảm rất nhanh trong những năm gần đây.

Năm ICOR toàn

nền kinh tế ICOR khu vực KTNN ICOR khu vực KT NQD ICOR khu vực FDI

1991 3,08 3,13 3,14 2,72 1992 2,30 2,05 3,72 1,21 1993 3,49 2,92 5,04 2,78 1994 4,03 4,18 4,75 3,17 1995 3,39 3,60 1,98 9,62 1996 3,54 3,07 2,60 7,69 1997 4,26 4,33 3,23 5,92 1998 6,65 8,24 4,56 6,84 1999 7,79 19,59 4,21 4,76 2000 5,74 7,33 3,77 5,68 2001 5,91 7,28 3,39 9,37 2002 6,30 9,08 3,0 10,0 2003 6,43 8,50 4,03 7,22 2004 6,38 8,43 4,44 6,30 2005 6,10 9,13 4,09 5,22 1996-2005 5,91 8,50 3,73 6,9

Nguồn: ICOR từ 1991 - 2001 lấy từ Kinh tế Việt Nam trên đường hóa rồng (Phạm Đỗ Chí) trang 126; 127; 129.

ICOR năm 2002 - 2005 được tính từ Niên Giám Thống Kê 2005.

Hệ số ICOR trong khu vực kinh tế Nhà nước khá thấp trong giai đoạn 1991 – 1997, trung bình là 3,3, thấp hơn một chút so với hệ số chung của toàn nền kinh tế. Như vậy trong giai đoạn này đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước có hiệu quả hơn so với đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Mặc khác, trong giai đoạn 1991-1997 tiến triển của ICOR khu vực kinh tế Nhà nước cũng tương tự như tiến triển của ICOR toàn nền kinh tế, tức là cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, khác với toàn nền kinh tế, hệ số ICOR của khu vực này đã tăng rất mạnh từ sau năm 1997, lên đến mức cao nhất là 19,59 năm 1999, sau đó giảm còn

khoảng 8,1 trong 5 năm 2000 – 2005. Tính chung trong giai đoạn 1998 -2005, hệ số ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 9,6, gấp 3 lần so với giai đoạn 1991 – 1997 và gấp 1,5 lần so với ICOR toàn nền kinh tế trong cùng giai đoạn.

Như vậy, nếu so với toàn nền kinh tế thì hiệu quả vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước trong giai đoạn 1991 – 1997 cao hơn một chút nhưng trong giai đoạn tư 1998 đến nay hiệu quả vốn đầu tư khu vực Nhà nước giảm mạnh.

Nguyên nhân hiệu quả đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước thấp kém là do nguồn vốn này bị lãng phí nghiêm trọng, nạn tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, tỷ lệ các công trình sử dụng vốn Nhà nước vừa đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, các công ty Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoạt động kém hiệu quả, luôn được sự bảo hộ của Nhà nước nên thiếu tính cạnh tranh. Việc sử dụng vốn đầu tư Nhà nước để đầu tư xây dựng theo phong trào ngày càng tăng ở các tỉnh mà không tính đến đầu ra để tiêu thụđầu tư. Ngoài ra còn phải còn phải kể đến nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam trong thời gian qua đó là cơ chế đầu tư.

Theo báo cáo của thanh tra nhà nước ngày 17-7-2003, con số thất thoát của các công trình xây dựng đáng để chúng ta phải suy nghĩ: cầu Bình Triệu (25,23%); cầu Nguyễn Tri Phương (28,6%), Bện viện đa khoa Tuy Hòa (35,96%); công trình xây dựng đường Thanh Yên – Công sự Kiên Giang (58,6%).

Sự giám sát quản lý dự án lỏng lẻo cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong xây dựng, đặc biệt là sự xuống cấp, kém chất lượng của công trình, có thể kể ra hàng loạt những dự án như thế: Dự án công viên văn hóa An Hòa thành phố Rạch Giá với tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng, do quản lý không tốt để thất thoát lớn, nên chất lượng công trình quá kém, sau khi đưa vào sử dụng một số hạng mục đã bị đổ nát; dự án nhà thi đấu đa năng Bắc Ninh vốn đầu tư 21,7 tỷ đồng thi công trong 2 năm, vốn đầu tư tăng lên 28 tỷ đồng nhưng đang thi công thì công trình bị sập gây hậu quả nghiêm trọng,…

Trên đây là những ví dụ điển hình cho sự lãng phí, thất thoát vốn đầu tư Nhà nước, vẫn còn chưa kể đến những dự án được xây dựng nhưng không đi vào hoạt động hoặc không sử dụng được, bỏ phí. Qua đó ta thấy được những nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư vốn của khu vực kinh tế Nhà nước thấp kém, điều này được đánh giá ngay khi nhìn thấy ICOR của khu vực này vẫn luôn ở mức cao từ 1998 đến nay.

Hệ số ICOR của khu vực ngoài quốc doanh tương đối ổn định trong suốt giai đoạn từ năm 1991 đến nay. Hệ số này vào khoảng 3,5 giai đoạn 1991 -1997 và tăng lên 3,6 giai đoạn 1998 – 2005. Mức độ biến động của ICOR khu vực này trong 12 năm qua cũng không lớn, năm thấp nhất (2003) đạt 0,96, năm cao nhất (1993) đạt 5,04, tức là luôn nằm trong giới hạn đối với tiêu chuẩn chung của các nền kinh tế kém phát triển trong giai đoạn hiện nay. Điều này được giải thích bằng sự thật là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn luôn thiếu vốn và buộc phải sử dụng nhiều lao động để thay thế, vì vậy khi có các nguồn vốn bổ sung thì sản xuất của nó thường tăng lên theo tỷ lệ tương ứng (Phạm Đỗ Chí, 2004). Hiện nay ICOR của khu vực này chỉ 4,09, rất thấp nếu so với ICOR của toàn nền kinh tế hay của khu vực kinh tế Nhà nước.

Trái lại, hiệu quả vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư nước ngoài biến động rất mạnh. Hệ số này tăng vọt trong giai đoạn 1991 – 1995, từ 1,2 lên đến 9,6. Ngược lại, từ năm 1996 đến năm 1999, hệ số ICOR giảm dần. Tuy nhiên, hệ số này lại tăng lên vào năm 2000 và trở lại đỉnh cao năm 2002 và sau đó giảm dần. Nhìn chung, ICOR của khu vực FDI có xu hướng tăng mạnh trong thập niên 90.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w