So sánh về Chỉ số phát triển con người – HDI với các nước:

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005 (Trang 42 - 43)

Việc so sánh trình độ kinh tế giữa nước này với nước khác dựa vào GDP bình quân đầu người theo tỷ giá ngang bằng sức mua là chính xác hơn, nhưng vẫn còn có 2 vấn đề cần phải đề cập nữa: Thứ nhất là vấn đề phân phối. Nếu việc phân phối thu nhập quá bất bình đẳng thì ý nghĩa của việc tăng GDP bình quân đầu người sẽ giảm đi. Vấn đề thứ 2 liên quan đến môi sinh, môi trường, điều kiện làm việc. Cho nên hiện nay ngoài thu nhập người ta còn tính đến chỉ số phát triển nguồn nhân lực HDI.

Chỉ số HDI của Việt Nam tăng liên tục qua các năm, xếp hạng cũng đã tăng lên từ vị trí thứ 122 trên thế giới năm 1995 đã lên đến vị trí thứ 108 năm 2003 (xem bảng 33), nhưng thứ bậc này vẫn còn thấp so với các nước và vùng lãnh thổ, được xếp vào khu vực các nước đang phát triển có thu nhập thấp.

Thứ bậc về HDI cao hơn thứ bậc về GDP bình quân đầu người (109 so với 130)

3; khoảng cách chênh lệch giữa 2 xếp hạng này chứng tỏ mặc dù nước ta về thu nhập còn thấp nhưng chính phủ và dân ta đã chú ý chăm lo phát triển con người nên với mức thu nhập còn thấp đó, nước ta đã đạt được thành tựu cao hơn về phát triển nguồn nhân lực.

Nhưng chỉ số HDI của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia, Myanmar, Lào và Campuchia trong khu vực Đông Nam Á 4. Chất lượng giáo dục từ phổ thông lên đại học nhìn chung còn thấp, cách dạy và học nặng về thuộc lòng, còn kém tính sáng tạo và năng lực thực hành, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài… Giá thuốc tăng liên tục với tốc độ cao gấp nhiều lần giá tiêu dùng, chậm khắc phục phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh…

Bảng 31: Chỉ số HDI của một số nước:

Nước 1995 2000 2002 2003 Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Việt 0,560 122 0,688 109 0,691 112 0,704 108 3http://www.mof.gov.vn/ItemPrint.aspx?ItemID=23615

Nam Trung Quốc 0,650 106 0,726 96 0,745 94 0,755 85 Thái Lan 0,838 59 0,762 70 0,768 76 0,778 73 Ấn Độ 0,451 139 0,577 124 0,595 127 0,602 127

Nguồn: Số liệu Kinh Tế - Xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới – Tổng Cục Thống Kê; Niên Giám Thống Kê 2005 - Tổng Cục Thống Kê.

Nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với một quốc gia, là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore đều có chính sách giáo dục hợp lý. Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục còn yếu kém, do đó, Việt Nam cần phải có những chính sách đúng đắn để cải thiện hệ thống giáo dục, yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sử phát triển dài hạn của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w