Truyền thống khoa bảng của dòng họ Nguyễn Sỹ.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ nguyễn sỹ ở thanh lương thanh chương nghệ an (từ thế kỉ XVI đến nay) (Trang 81 - 85)

- Dòng 2: Nguyễn Sỹ Sắc cũng sinh đợc 4 con trai chia thành 4 hệ lớn.

3.2.1. Truyền thống khoa bảng của dòng họ Nguyễn Sỹ.

Thanh Chơng từ lâu đã có tiếng là đất học, là quê hơng của nhiều nhà nho văn hay chữ tốt, hào hoa, phong nhã và cũng là nơi có truyền thống khoa bảng, tiêu biểu nh: Phan Thanh Tờng (Thanh Hà) đậu Tiến sỹ khoa Ngân Hòa thứ 3 (1546), Nguyễn Đình Cổn (Bích Triều) đậu Giải nguyên thi hơng, đậu Tiến sỹ khoa Sỹ Vọng, cùng năm đậu tiếp Tiến sỹ khoa Đông Các (1676). Nguyễn Thế Bình (Cát Văn) đỗ đầu khoa Tiến sỹ năm 1775. Đinh Nhật Thận (Thanh Tiên) đỗ đầu khoa Tiến sỹ năm 1838. Phan Sỹ Thục (Võ Liệt) đỗ Tiến sỹ năm 1849. Nguyễn Hữu Điển (Thanh Văn) đỗ Tiến sỹ năm 1853 Đặc biệt, ở Thanh Giang…

có một bến đợc gọi là bến “Ba Nghè” từng đợc đón ba vị Tiến sỹ vinh quy bái tổ là Nguyễn Tiến Tài, Phạm Kinh Vỹ và Nguyễn Lâm Thái.v.v…

Ngày nay Thanh Chơng tiếp tục là quê hơng của nhiều nhà khoa học nổi tiếng nh: Giáo s Đặng Thai Mai (Thanh Xuân), Giáo s Nguyễn Tài Cẩn (Thanh Văn), Giáo s - viện sỹ Nguyễn Duy Quý (Thanh Lơng), Giáo s Hoàng Đình Cầu (Võ Liệt), Giáo s Trần Đình Hợu (Võ Liệt), Nhà giáo Nguyễn Thức T (Thanh Văn), Nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ (Thanh Văn).v.v…

Khoa bảng là niềm tự hào của nhiều dòng họ ở nớc ta, trong đó có Nguyễn Sỹ. Dòng tộc Nguyễn Sỹ đã có nhiều ngời học giỏi, đỗ đạt, góp phần làm rạng rỡ thêm lịch sử khoa cử Việt Nam.

Có thể khẳng định rằng trong các đại chi, các phân hệ của dòng họ Nguyễn Sỹ thì chi Can Cụ Nguyễn Sỹ Chấn (Con út của Can Trị Nguyễn Sỹ Sắc) là chi họ có truyền thống khoa bảng rực rỡ nhất. Đây là chi mở đầu cho truyền thống khoa bảng của cả dòng họ với hàng chục ngời đã thi đậu từ Tú tài cho đến Đại khoa.

Ngời đợc biết đến nhiều nhất và cũng là ngời đỗ đạt đầu tiên của dòng họ Nguyễn Sỹ là Nguyễn Sỹ ấn (7C), tự là Tín Trọng, con trai thứ 3 của Nguyễn Sỹ

Chấn. Từ nhỏ Sỹ ấn đã đợc cha cho theo học cụ Đề Tú tài họ Phan ngời xã Tràng Các (Phan Đăng Quý) tiếp đó ông đợc sự dạy bảo của cụ cử nhân Phan Đình Lệ.

Do vậy, năm 20 tuổi đã thi đậu Tú tài (khoa Nhâm Dần), sau đó một năm đậu cử nhân đứng thứ 6 (khoa Quý Mão) và đỉnh điểm là Hội khoa Giáp Thìn năm 1844 ông thi đậu Phó Bảng.

Sau khi vinh quy bái tổ, ông đợc triều đình Huế bổ nhiệm vào làm Hàn lâm việc kiểm thảo, tiếp đó 2 năm làm tri huyện ở Kim Thành và Bố Trạch (Quảng Bình) và cuối đời vua Thiệu Trị làm phúc khảo trờng Hà Nội. Sang đời vua Tự Đức ông đợc cử làm Tri phủ Kiến Thụy (Thái Bình) sau đó thăng làm Thị giảng Hàn lâm viện. Trong khoa thi hội năm Bình Thìn, ông làm “đồng khảo” và đã gặp rồi giúp đỡ ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng 1 năm sau đó.

Từ khi học đến khi thi đậu và làm quan Nguyễn Sỹ ấn luôn đợc mọi ngời kính trọng, đồng nghiệp nể phục và đợc coi là một ông quan thanh liêm, cẩn thận, siêng năng, luôn biết làm lợi cho dân và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đợc giao nên đợc cả 2 vua Triều Nguyễn là Thiệu Trị và Tự Đức thởng 4 đạo sắc.

Đạo sắc thứ nhất:

Sắc cho Nguyễn Sỹ ấn, phó bảng khoa thi hội Giáp Thìn, quê quán xã

Hoa Lâm, tổng Xuân Lâm, huyện Nam Đờng, phủ Anh Đô, tỉnh Nghệ An. Học hành giỏi giang đã đỗ Phó bảng. Nay chuẩn y vào làm Hàn lâm viện kiểm thảo, theo ngời cai quản và thi hành công vụ. Nếu chức phận không tròn thì đã có phép nớc sáng rõ.

Hãy kính vâng.

Ngày 17 tháng 3 năm Thiệu Trị thứ 5 (1846).

Đạo sắc thứ hai:

Vâng mệnh trời trị dân, hoàng đế sắc rằng:

Học giỏi thì làm quan là chí nguyện của ngời quân tử, quan thì phải chọn ngời học giỏi là phép thờng của quốc gia. Hàn lâm viện kiêm thảo Nguyễn Sỹ

quả không sai. Chí nguyện thanh vân đã từng đứng trong hàng áo mũ, nay đặc thụ chức Văn lâm lang, làm tri huyện huyện Bố Trạch.

Hãy gắng gỏi hết sức với việc quan, làm sao lập đợc chính tích tốt đẹp, chớ phế khoáng lệnh của Trẫm.

Hãy khá kính vâng

Ngày 11 tháng 2 năm Thiệu trị thứ 6 (1884)

Đạo sắc thứ ba:

Vâng mệnh trời trị dân, hoàng đế sắc rằng:

Học giỏi thì làm quan, ấy là bản tâm của kẻ quân tử, cử ngời học giỏi làm

quan, ấy là phép thờng của quốc gia. Nguyễn Sỹ ấn tri huyện Bố Trạch tài

năng tỏ rõ, hạnh kiểm đáng khen, công lao trau dồi đức nghiệp, tiếng quả không sai, Chí nguyện thanh vân đã từng đứng trong hàng áo mũ.

Nay đặc thụ đăng thừa vũ lang, đồng tri phủ Kiến Thụy. Hãy gắng gỏi hết sức nơi việc quan, làm sao lập đợc nhiều chính tích tốt đẹp, chớ phế khoáng lệnh Trẫm.

Hãy khá kính vâng.

Ngày 9 tháng 6 năm Tự Đức thứ nhất (1848).

Đạo sắc thứ t:

Thừa vận trời, hng vận nớc, Hoàng đế ra chế rằng: Trẫm lập chính dùng ngời tuân theo phép khảo hạch mà cắt cử, xét tài năng mà định chức vị thì nêu gơng kẻ có tài xử việc. Nay ngơi Nguyễn Sỹ đồng tri phủ Kiến Thụy, tài học xứng đáng, năng lực nên dùng, có tài mu tính, có năng lực thi hành, có chức giữ vào chính sự. Rằng thanh liêm, rằng cẩn thận, rằng siêng năng, phép quan tăng tiến, công việc gánh vác trọn vẹn, thành tích sáng rõ đáng tuyển chọn mà cắt cử.

Nay phong lên Phụng thành đặc phụ Hàn lâm viện Thị giảng sung sử quán biên tu. Nay ban cáo mệnh hãy khá gắng gỏi, chớ phế khoáng chức trách, chăm lo nhiệm vụ.

Ngày 27 tháng 2 năm Tự Đức thứ 5 (1852).

Nguyễn Sỹ ấn chính là ông nội của Nguyễn Sỹ Giản (9A) đậu Tú tài khoa Canh tý năm Thành Thái thứ 10 (1900). Nguyễn Sỹ Giản về sau cũng đợc sung vào Hàn lâm viện nên ngời trong làng trong họ gọi cụ là Hàn Giản. Cụ Hàn Giản là cha của Nguyễn Sỹ Sách (1905 - 1929). Sỹ Sách đợc cụ Hàn Giản kèm cặp nên học rất giỏi, ông từng đỗ đầu kỳ thi vào Quốc học Vinh cùng khóa với Giáo s Đặng Thai Mai (Đặng Thai Mai đứng thứ 6). Em trai của Nguyễn Sỹ ấn là Nguyễn Sỹ Lạng (7E) tức Nguyễn Thúc Hoằng cũng là một ngời học rộng tài cao, nhng trong 3 khoa thi đầu tham dự Sỹ Lạng chỉ đậu Tú tài (các năm 1867, 1868, 1869) nên thờng gọi là cụ Tú Lạng. Trong khoa thi cuối cùng Sỹ Lạng tham dự, ông đã đậu Cử nhân khoa Canh Ngọ năm Tự Đức thứ 22. Ông lấy dạy học làm nghề và đã bổ sung cho quê hơng nhiều ông Cử, ông Tú mới (Trong đó có Giải nguyên Phan Bội Châu).

Nguyễn Sỹ còn có một thành viên khác nữa đậu đạt trong các kỳ thi sau đó nh Nguyễn Sỹ Khâm đậu Tú tài năm 1885, Nguyễn Sỹ Xuân đậu Tú tài năm 1891. Ông Nguyễn Đình Điển - ngời con ở rể của dòng họ Nguyễn Sỹ cũng từng đậu Tiến sỹ khoa Tân Sửu (1901), từng đậu Tam trờng có những ngời nh: Nguyễn Sỹ Hoa, Nguyễn Sỹ Khanh, Nguyễn Sỹ Triện, Nguyễn Sỹ Duẩn, Nguyễn Sỹ Trâm, Nguyễn Sỹ Thanh, Nguyễn Sỹ Diệu.v.v…

Tiếp nối truyền thống đó, trong thời kỳ Tân học của dòng họ Nguyễn Sỹ cũng đạt đợc kết quả cao. Nguyễn Sỹ Sách nổi tiếng là hiếu học, thông minh và đỗ đầu nhiều kỳ thi. Sỹ Sách đã đỗ bằng Thành chung vào năm 1924. Trớc cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở bậc trung học có một số ngời có bằng Diplome nh: Nguyễn Sỹ Hoan, Nguyễn Sỹ Địch, bằng Prime nh Nguyễn Sỹ Lơng, Nguyễn Sỹ Phợm, Nguyễn Sỹ Duẩn, Nguyễn Sỹ Dơng, Nguyễn Sỹ Trúc và Nguyễn Thị Lan Hơng (con gái Nguyễn Sỹ Sách).

ở bậc tiểu học và yếu lợc trớc 1945 họ Nguyễn Sỹ có những ngời sau đây: Nguyễn Sỹ Phợm, Nguyễn Sỹ Năm, Nguyễn Sỹ Dơng, Nguyễn Sỹ Bút, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Sỹ Đồng, Nguyễn Sỹ Sinh, Nguyễn Sỹ Năm, Nguyễn Sỹ Sửu,

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công mở ra thời đại tơi sáng cho cả dân tộc con cháu dòng họ Nguyễn Sỹ dù còn nhiều khó khăn nhng cũng có điều kiện học hành hơn và có nhiều ngời có học hàm học vị cao, giữ các chức vụ trong Đảng, chính phủ và địa phơng Tiêu biểu nh… Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Sỹ Trạm, Giáo s Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Lộc (Nhà giáo u tú, Hiệu trởng trờng Trung cấp Quốc phòng), GS.TS Nguyễn Sỹ Lộ (Nhà giáo u tú, Hiệu trởng trờng Trung cấp Thủy Lợi), Tiến sỹ Y khoa Nguyễn Sỹ Thảo, Giáo s - Bác sĩ Lê Kinh Duệ (con rể Nguyễn Sỹ Sách), Thạc sĩ Nguyễn Sỹ Lan (Hiệu trởng Trờng Cao đẳng s phạm Nghệ An).v.v…

Ngoài ra con cháu dòng họ hiện nay có 75 ngời là kỹ s, giáo viên giảng dạy ở các trờng Đại học, Cao đẳng và hàng trăm ngời có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp.

Nh vậy, với truyền thống khổ học, hiếu học, học giỏi các thế hệ dòng họ Nguyễn Sỹ đã ngày càng vun đắp thêm, tô thắm thêm truyền thống khoa bảng vinh hiển mà ông cha để lại.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ nguyễn sỹ ở thanh lương thanh chương nghệ an (từ thế kỉ XVI đến nay) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w