Kinh tế biển và thủy sản.

Một phần của tài liệu Kinh tế tĩnh gia trong thời kì đổi mời (1986 2005) (Trang 50 - 52)

Với tiềm năng sẵn có của mình cùng với sự cần cù lao động sáng tạo của nhân dân, kinh tế biển đợc tiếp tục chuyển dịch theo hớng tích cực. Số lợng tàu lớn để đánh bắt xa bờ tăng lên đáng kể. Việc đầu t phát triển tàu thuyền, ng cụ truyền thống, kết hợp cả lộng cả khơi, đa nghề trên một thuyền nghề đợc duy trì, do vậy giải quyết đợc phần nào nhu cầu việc làm, tăng thu nhập của nhân dân. Huyện cũng còn mở rộng diện tích và chủng loại nghề nuôi trồng. Nghề nuôi ngao qua thực tiễn của huyện đã chứng tỏ đợc hiệu quả kinh tế cao. Huyện còn chú trọng khai thác kết hợp chặt chẽ với thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nghề biển và hạn chế đợc tình trạng ép giá đối với ng dân. Năm 1998, nghề nuôi trồng thủy sản đợc mở rộng trên diện tích 850 ha, trong đó có 130 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Tổng sản lợng khai thác trong năm1998 đạt 6.002 tấn và năm 1999 là 6.300 tấn, trong đó có 618 tấn là sản lợng nuôi trồng.

Nghề biển và nuôi trồng thủy sản đợc quan tâm đúng mức, chú trọng đến việc phát triển các loại hình sản xuất: đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến sản phẩm. Đã phát triển 6 đội tàu khai thác xa bờ công suất là từ 90 - 254 CV và 50 thuyền từ 45 - 90 CV để khai thác bán lộng, bán khơi. Đến năm 2000, có tới 970 thuyền có động cơ.

Nhờ triển khai tốt Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy về kinh tế biển, đa kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản phát triển toàn diện. Nhiều cơ sở đã có phong trào đầu t mua sắm tàu thuyền, ng cụ, nâng cao một bớc năng lực khai thác đánh bắt, điển hình là Hải Châu, Hải Thanh... Do vậy, tổng sản lợng hải sản khai thác trong năm đạt 8.100 tấn bằng 130% so với kế hoạch đề ra [9, 2].

Năm 2002, đóng thêm 21 tàu thuyền trên 45 CV, nâng tổng số phơng tiện khai thác có động cơ lên trên 1000 chiếc, trong đó loại có công suất 33 – 154 CV là 160 chiếc. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, nhất là nuôi tôm sú, khuyến khích phong trào đầu t nâng cấp hồ nuôi, cải tạo diện tích mặt nớc, đa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng. Phát triển nuôi ngao, nuôi cua, cá lồng trên biển. Dự án nuôi tôm càng xanh, cá chim trắng đạt kết quả tốt, dự án nuôi tôm công nghiệp ở Thanh Thủy đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao cần tiếp tục nhân rộng. Đến năm 2003 tổng diện tích mặt nớc đã đa và nuôi trồng thủy sản là 1.050 ha và tổng sản lợng khai thác trong năm đạt 14.337 tấn đạt 109% kế hoạch [15, 2]. Không những vậy, huyện còn có những chính sách thích hợp nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả cho kinh tế biển nh mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt hải sản cho ng dân, tổ chức các cuộc thăm quan thực tế để học tập rút kinh nghiệm đẩy mạnh tiếp thu và chuyển giao công nghệ, khuyến khích phát triển mạnh hình thức nuôi tôm thâm canh cao sản, áp dụng công nghệ tiên tiến, có giải pháp tích cực để thu hút các nguồn vốn đầu t xây dựng mới các công trình nuôi tôm công nghiệp, nhất là nuôi tôm trên cát ở

những xã có điều kiện. Bên cạnh đó, các lĩnh vực dịch vụ kinh tế biển và thủy sản, nhất là các loại hình dịch vụ cung ứng vật t, con giống cho nuôi trồng, đóng và sữa chữa tàu thuyền, tiêu thụ chế biến hải sản ngày càng đợc đẩy nhanh. Do có sự quan tâm cùng với nhiều chính sách thỏa đáng của huyện công với sự nỗ lực của nhân dân mà năm 2005, tỷ trọng nganh thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông-lâm-thủy sản tăng từ 13,7% năm 2000 lên 16,1% năm 2005. Đến nay toàn huyện đã có 1.442 phơng tiện khai thác với tổng công suất 32.000 CV trong đó có 161 phơng tiện có công suất từ 60 CV trở lên, tăng 472 phơng tiện so với năm 2000. Trong khai thác đã từng bớc chuyển sang khai thác xa bờ, khai thác giữa lộng và khơi. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2005 là 1.200 ha, trong đó có 120 ha nuôi tôm công nghiệp ở các xã Thanh thủy, Hải Châu, Tân Dân, Hải Lĩnh. Hiện nay, huyện đang tập trung chỉ đạo nuôi thí điểm các mô hình cá lúa. Nghề nuôi cá lồng, nuôi ngao, nuôi cua... đang đợc đầu t trên cả ba vùng nớc ngọt, nớc lợ nớc mặn.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản thì thu nhập và đời sống của ngời làm muối ngày càng đợc cải thiện. Huyện đã đẩy nhanh tiến độ cải tạo nâng cấp, tu bổ các cơ sở sản xuất muối, đa nghề này đi vào ổn định, xúc tiến thực hiện dự án kiên cố hóa kênh mơng đồng muối ở Hải Châu, Hải Bình, mở rộng phơng thức sản xuất muối sạch. Năm 2002 sán lợng muối đạt 14.300 tấn, năm 2003 sản lợng muối đạt 16.200 tấn, đạt 127% kế hoạch đề ra [15, 3]. Mặc dù diện tích muối bị thu hẹp (do quy hoạch khu công nghiệp Nghi Sơn) nhng nhờ có sự đầu t sản xuất muối sạch nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cải thiện nâng cao cuộc sống ngời dân

Một phần của tài liệu Kinh tế tĩnh gia trong thời kì đổi mời (1986 2005) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w