Kinh tế Tĩnh gia trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa (1996-2005).

Một phần của tài liệu Kinh tế tĩnh gia trong thời kì đổi mời (1986 2005) (Trang 45 - 50)

đại hóa (1996-2005).

3.2.1 Nông nghiệp.

Với khí thế thắng lợi của giai đoạn trớc, cùng với Nghị quyết của Đại hội XXI soi sáng, công cuộc phát triển kinh tế của nhân dân Tĩnh Gia đã có những biến chuyển tích cực. Trên toàn huyện đã dấy lên một phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhằm giải quyết tốt nhiệm vụ và phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Trong sản xuất nông nghiệp đã có những bớc tiến nhất định và đợc thể hiện rõ nhất ở chỗ tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghịêp nông thôn đợc đẩy mạnh đã đem lại nhiều kết quả cao trên mọi phơng diện. Xu hớng tăng trởng ngày càng rõ rệt, năng suất và sản lợng lơng thực đều tăng lên theo từng năm, tổng sản lợng lơng thực quy thóc toàn huyện bình quân hàng năm trong giai đoạn 1996 - 2000 là 33.100 tấn, năm 1996 mặc dù bị lũ lụt làm cho vụ hè thu gần nh mất trắng nhng vẫn đạt đợc 29.400 tấn, tổng diện tích gieo trồng năm 1997 là 20.198 ha và sản lợng lơng thực trong năm đạt 39.800 tấn. Đây là năm Tĩnh Gia có tổng sản lợng cao nhất so với các năm trớc, đến năm 2000 đạt 38.882 tấn.

Bên cạnh đó, Tĩnh Gia đã bắt đầu thực sự chú trọng đổi mới cây trồng và mùa vụ, áp dụng các loại giống mới có năng suất hiệu quả cao hơn, mở rộng diện tích gieo trồng vụ hè thu và vụ đông, đẩy nhanh công tác thủy lợi, kiên cố hóa kênh mơng nội đồng, thực hiện tốt chơng trình “đổi điền dồn thửa”... nhằm biến đổi căn bản bộ mặt nông thôn Tĩnh Gia. Nhờ có những biện pháp phù hợp sát với thực tiễn ở địa phơng mà sản lợng lơng thực của toàn huyện ngày càng có bớc tiến bộ đáng kể.

Khoảng thời gian 2001 - 2005 là thời kỳ thực hiện Nghị quốc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình kinh tế - xã hội huyện nhà để xác định phơng hớng, nhiệm vụ tổng quát trong những năm tới là: tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, giữ vững ổn định chính trị, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trởng và chuyển dịch cơ cấu theo hớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. u tiên đầu t phát triển các ngành, các lĩnh vực tiềm năng và lợi thế, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất, nhất là đa giống mới vào sản xuất nông nghiệp, tăng cờng đầu t và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. Xây dựng quan hệ phù hợp với lực lợng sản xuất. Tăng trởng kinh tế phải gắn liền với giải

quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, từng bớc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Đại hội Đảng bộ huyện cũng xác định mục tiêu: tăng nhanh sản lợng lơng thực, phát triển nền công nghiệp sản xuất hàng hóa. Chuyển nền nông nghiệp thuần nông, độc canh sang đa canh. Phấn đấu đến năm 2005, sản lợng lơng thực quy thóc đạt 45.000 tấn trở lên, đồng thời mở rộng diện tích lúa lai nhằm tăng năng suất.

Với sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nhân dân Tĩnh Gia mà đến năm 2002 sản lợng nông nghiệp đạt kết quả khá và liên tục tăng với nhịp độ cao, tốc độ tăng trởng 11%. Bên cạnh đó diện tích gieo trồng trong năm đạt 23.544 ha, đạt kế hoạch đề ra, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,2 lần, sản lợng lơng thực có hạt cả năm đạt 46,106 tấn, đạt 109% kế hoạch, năng suất lúa 38 tạ/ha, lạc 20 tạ/ha [12, 1].

Đến năm 2003, tổng diện tích gieo trồng đạt: 24.061 ha, nâng cao hệ số sử dụng đất lên 2,35 lần. Trong đó: vụ chiêm xuân đạt 10.485,1 ha, vụ thu và vụ mùa 10.552 ha, vụ đông 3.024 ha. Diện tích lúa là 10.955 ha, đạt kế hoạch tăng hơn so với cùng kỳ năm trớc [13, 1]. Mặc dù đã bị hạn gay gắt ở đầu vụ mùa, lũ lụt trên diện rộng cuối vụ làm giảm đáng kể năng suất nhiều loại cây trồng, nh- ng nhờ đổi mới cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mà ngành trồng trọt vẫn đạt những kết quả khá. Tổng sản lợng lơng thực có hạt là 49.148 tấn đạt 98,4% kế hoạch, năng suất lúa đạt 40,7 tạ/ha [12,2].

Cơ cấu kinh tế ở cả ba vùng có sự chuyển dịch theo hớng vừa phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ng nghiệp. Năm 2000 cơ cấu nông - lâm - ng nghiệp trong GDP là 52,37%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 17,54%, dịch vụ là 30% [8, 2]. Đến năm 2005, nông - lâm - ng nghiệp giảm xuống còn 46%. Tuy nhiên, Huyện ủy vẫn chủ trơng phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện Nghị quyết 06 nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Nhờ có những chính sách hợp lí mà năm 2004, sản lợng lơng thực đạt 594.919 tấn, đến năm 2005 ớc đạt tơng đơng năm 2004. Giá trị thu nhập trên

một ha canh tác tăng từ 20 triệu đồng thời kỳ 1996-2000 lên gần 30 triệu đồng thời kỳ 2001 - 2005. Sự phát triển của sản lợng lơng thực đã đáp ứng đợc nhu cầu của nhân dân, từng bớc đợc ổn định và cải thiện đời sống. Bên cạnh đó tại các vùng cây công nghiệp ngắn ngày nh lạc, đậu tơng, khoai lang, vừng, ngô... nông dân ở các địa phơng không ngừng đẩy mạnh sản xuất, mở rộng diện tích, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Năm 1995 diện tích lạc trong toàn huyện là 2.300 ha đến năm 2000 đạt 3.100 ha cho tổng sản lợng lạc vỏ đạt trên 5.180 tấn, là năm cao nhất đạt từ trớc đến nay đến năm 2003 diện tích lạc mở rộng tới 5.417 ha, đạt 109% kế hoạch, sản lợng lạc 11.012 tấn, đạt kế hoạch đề ra và đến năm 2005 lên tới 6.200 ha canh tác, cây lạc dần trở thành ngành sản xuất chính và là loại cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Cây vừng từ 270 ha (1995) tăng lên 1.200 ha năm 2000 cho sản lợng 598 tấn. Sự chuyển biến có ý nghĩa rất quan trọng đó là đã nâng sản xuất vụ thu, vụ đông thành vụ sản xuất chính. Năm 2003, diện tích đậu tơng vụ thu trên 963 ha, tăng hai lần so với năm trớc, ngô đồng 1.680 ha, tăng 3,4 lần. Diện tích khoai lang đ- ợc thu hẹp, diện tích cây dâu tằm đang mở rộng, diện tích mía ổn định với 135 ha, dứa 200 ha. Các loại rau màu có hiệu quả kinh tế cao tiếp tục đợc mở rộng nh da hấu, da chuột, thuốc lào. Huyện cũng đang xúc tiến chỉ đạo thực hiện các cánh đồng đạt giá trị thu nhập trên 50 triệu/ha và hộ kinh doanh đạt 50 triệu đồng /năm. Đẩy mạnh tiến độ cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn.

Cùng với sự phát triển nhanh của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi có sự phát triển vợt bậc cả về số lợng và cơ cấu, kết quả trong năm 1998, đàn trâu bò có 31.511 con, đàn lợn có 52.972 con và năm 1999, đàn trâu bò có 32.932 con, đàn lợn có 61.000 con. Trên địa bàn huyện đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chơng trình cải tạo đàn bò phát triển, số lợng bê lai tăng nhanh. Số lợng gia cầm cũng tăng hơn trớc, nhất là vịt thời vụ, vịt siêu trứng tiếp tục đợc phát triển và mở rộng. Ngoài ra Đảng bộ Tĩnh Gia còn khuyến khích phát triển giống mới, tuyên truyền kỹ thuật chăn

nuôi, cho vay vốn phòng ngừa dịch bệnh đến tận hộ gia đình. Đảm bảo tốt tiêm phòng cho gia súc, không để dịch lở mồm long móng bùng phát. Cùng đó là sự phát triển chế biến thức ăn gia súc. Chính sự quan tâm và chỉ đạo sát sao phù hợp với tình hình đặc điểm địa phơng mà tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt đã có sự chuyển biến tích cực. Trồng trọt năm 2000 chiếm 69%, giảm 8%, chăn nuôi chiếm 29,5% tăng 10% so với giai đoạn trớc. Đến năm 2002, tổng đàn trâu bò 32.812 con đạt 95% kế hoạch, bằng 102% so với năm 2001, đàn lợn 82.575 con đạt 103% kế hoạch, đàn gia cầm tiếp tục đợc phát triển [12, 1]. Chơng trình phát triển chăn nuôi trong thời kỳ mới theo hình thức chăn nuôi trang trại, áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào chăn nuôi nh du nhập các loài vật nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao, triển khai có kết quả các dự án nuôi lợn hớng nạc, bò lai, bò sữa, nhân ra diện rộng. Xây dựng, củng cố mạng l- ới thú y bảo vệ phòng trừ hiệu quả mọi loại dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Chơng trình phát triển theo Nghị quyết 05 của huyện ủy tiếp tục đợc đẩy mạnh. Đến năm 2003 đã có trên 200 hộ xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo công nghệ tiên tiến: tổng đàn lợn 82.950 con, đàn trâu bò là 32.531 con đạt kế hoạch đề ra. Trong đó đàn lợn nái 6.600 con, lợn nái ngoại 416 con. Đàn lợn h- ớng nạc thơng phẩm tăng nhanh. Chơng trình cải tạo tầm vóc đàn bò 636 con bò lai Sin, đạt 100% kế hoạch. Sản lợng lợn hơi xuất chuồng đạt 4.240 tấn. Công tác phòng chống dịch bệnh đợc chăm lo có hiệu quả cao hơn, đặc biệt phong trào trồng cỏ chăn nuôi bò đợc mở rộng. Những đơn vị có kết quả khá trong chăn nuôi nh: Tân Dân, Ngọc Lĩnh, Ninh Hải, Nguyên Bình... ở cá xã Các Sơn, Nguyên Bình, Hải Hòa đã mở rộng mô hình trồng cỏ, mở trang trại chăn nuôi bò theo công nghệ mới [11, 1].

Nghề rừng cũng đợc chú trọng hơn theo hớng nông nghiệp xã hội. Trong năm 1999 đã trồng mới 100 ha rừng theo dự án 661, trồng đợc 195.000 cây phân tán, các dự án phát triển nghề rừng đợc triển khai và thực hiện có hiệu quả cao. Huyện đã kết hợp trồng mới, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng với

phát triển kinh tế vờn rừng, đồi rừng khôi phục lại vốn rừng, giải quyết việc làm cho nhiều gia đình và phân bố lại lực lợng lao động cần thiết. Trong giai đoạn 1996 - 2000, toàn huyện trồng mới đợc 2.100 ha rừng tập trung và hàng triệu cây phân tán, nâng mật độ che phủ rừng lên tới 38%.

Tiếp tục khai thác nghề rừng để khai thác hết thế mạnh, đẩy mạnh phong trào trồng cây vụ xuân, vụ thu, thúc đẩy phong trào khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác hợp lí vốn rừng, phát triển nhân rộng các loại hình kinh tế trong trang trại vờn rừng chủ động kế hoạch để triển khai thực hiện dự án trồng rừng của ngân hàng tái thiết nớc Đức. Chính sự phát triển của kinh tế lâm nghiệp đã tạo cho nhiều gia đình có thu nhập cao từ kinh tế vờn rừng. Công tác phòng chống cháy rừng đợc chỉ đạo cụ thể, thờng xuyên, mật độ rừng che phủ năm 2005 đạt 41% tăng 3% so với năm 2000. Với sự phát triển của lâm nghiệp không những tạo ra nguồn thu nhập cao cho ngời dân mà còn góp phần tạo nên luồng sinh thái trong lành, bền vững.

Một phần của tài liệu Kinh tế tĩnh gia trong thời kì đổi mời (1986 2005) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w