Về vốn đầu tư cho sản xuất

Một phần của tài liệu Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp (Trang 61 - 67)

VI. Sự hiệu quả của hoạt động khuyến nông

4.3.4. Về vốn đầu tư cho sản xuất

So sánh nguồn lực vốn đầu tư cho sản xuất hiện tại và năm 1993

Vốn đầu tư cho sản xuất ở đây được hiểu là vốn để đầu tư mua sắm các tài sản chủ yếu phục vụ cho sản xuất và vốn lưu động.

Bảng 4.10: Về GTTS mà hộ đầu tư cho mua các tài sản chủ yếu phục vụ cho sản xuất trên đất NLN.

Chỉ tiêu Tổng Theo nhóm hộ

Khá TB Nghèo

Năm 1993 2008 1993 2008 1993 2008 1993 2008

Số hộ 60 60 3 17 29 34 28 9

Hộ có tổng giá trị tài sản chủ yếu >30 tr 5 21 3 17 1 4 1 0 Hộ có tổng GTTS chủ yếu từ 20- 30 tr 17 19 0 0 14 16 3 3 Hộ có tổng GTTS chủ yếu < 20tr 38 20 0 0 14 14 24 6

Vốn trong sản xuất trên đất NLN của hộ nông dân là bảng hiện bằng tiền của tư liệu sản xuất được sử dụng vào sản xuất NLN. Trong quá trình phát triển và mở rộng sản xuất hộ nông dân rất cần vốn. Số hộ khá cần vốn để phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng ngành nghề, dịch vụ…còn hộ nghèo lại cần vốn để đảm bảo tự sản xuất nuôi sống gia đình họ.

- Về vốn đầu tư mua sắm tài sản chủ yếu cho sản xuất (vốn cố định):

Qua bảng ta thấy nhờ có sự tích luỹ từng bước do sản xuất trong kinh tế hộ phát triển sau khi được giao đất nên mức bình quân trong bị vốn cố định của các hộ điều tra tăng dần. Mức trang bị vốn cố định có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo: Trong nhóm hộ nghèo số hộ có số vốn cố định nhỏ hơn 20 triệu đồng chiếm đa phần ở các thời kỳ (năm 2008 chiếm 67%) song ở nhóm hộ khá vốn cố định trang bị của các hộ này đều ở mức 30 đồng trở lên. Ở nhóm hộ trung bình các thời kỳ có > 50% số hộ có mức vốn cố định từ 20 triệu đồng trở lên. Như vậy số hộ nông dân có quy mô vốn cố định lớn tập trung vào nhóm hộ khá là những hộ nông nghiệp có diện tích đất nông nghiệp lớn đồng thời có hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống hoặc ngành nghề. Còn các hộ thuần nông hoặc kiêm dịch vụ nhỏ mức trang bị vốn cố định vẫn ở mức trung bình và thấp. Tuy nhiên có một thực tế là một số nhỏ (33%) trong nhóm hộ nghèo cũng có mức trang bị vốn cố định từ 20-30 triệu đồng (trâu, bò, hươi, vườn cây công nghiệp (chè), vườn cây ăn quả (cam) hoặc mới trồng hoặc không đủ vốn đầu tư chăm sóc tu bổ nên không thu hoạch), với những hộ này việc khai thác sử dụng vốn cố định phục vụ sản xuất để tạo thu nhập chưa có hoặc không đáng kể vì vậy thu nhập của hộ thấp và rơi và nghèo đói.

- Về vốn lưu động:

Theo kết quả điều tra ở bảng vốn lưu động đầu tư cho sản xuất trên đất NLN bình quân hộ tuy có tăng lên qua các năm, song vẫn ở mức thấp so với nhu cầu tái sản xuất và so với đất đai được giao. Đặc biệt vốn lưu động cho sản xuất của nhóm hộ nghèo qua các thời kỳ đếu rất thấp so với nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình. Điều này càng rõ hơn khi ta thực hiện phấn tổ vốn lưu động cho sản xuất NLN của các hộ

năm 1993 có đến 47 hộ (chiếm 78%) vốn lưu động đầu tư cho sản xuất trên đất NLN ở mức nhỏ hơn 3 triệu Đến năm 2008 vẫn còn 20 hộ có mức vốn dưới 5 triệu tập trung vào nhóm 9 hộ nghèo hoặc và 9 hộ trung bình

Điều đó cho thấy các hộ ở nhóm trung bình và nhóm hộ nghèo đã và đang rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, thực tế thời gian qua để tiến hành sản xuất trên đất NLN được giao các hộ nghèo đã phải đi vay vốn với nhiều hình thức khác nhau cá biệt có hộ không có vốn lưu động phải mua chịu vật tư, đến mùa vụ lại phải bán với giá thấp hơn thị trường để trang trải nợ nần. Với nhóm hộ trung bình ở năm 2008 có 44% hộ có mức vốn lưu động đầu tư từ trên >10 triệu và có thể đáp ứng được phần nào đòi hỏi của sản xuất nhưng để mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hộ thì họ vẫn còn thiếu một phần lớn vốn lưu động.

Còn nhóm hộ khá các hộ mức vốn lưu động trên 10 triệu song nhiều hộ vẫn nằm trong tình trạng thiếu vốn vì ở nhóm này thông thường các hộ có diện tích đất được giao khá lớn và việc thiếu vốn của nhóm hộ này còn do nhu cầu của việc mở rộng sản xuất hoặc thâm canh trên đất NLN được giao, hoặc phát triển thêm ngành nghề và kinh doanh dịch vụ để đa dạng hoá nguồn thu nhập. Hơn nữa nhu cầu vay vốn của các hộ trong nhóm cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh của hộ: Có 50 – 60% số hộ khá vẫn có nhu cầu vay vốn trên 30 triệu để thâm canh, mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng kinh tế theo quy mô trang trại hoặc nông lâm kết hợp, khoảng 40 – 50% số hộ khá muốn vay vốn trên 50 triệu để phát triển ngành nghề hoặc mở mang dịch vụ. Trong khi đó ở nhóm hộ nghèo nhu cầu vay mượn một phần đôi khi rất lớn để chi dùng cho nhu cầu cơ bản của gia đình.

Bảng 4.11. Phân tổ theo vốn lưu động cho sản xuất NLN của các hộ điều tra ở huyện Hương Sơn (năm 1993, và 2008)

Vốn lưu động cho sản xuất Theo nhóm hộ

Khá TB Nghèo

Năm 1993 2008 1993 2008 1993 2008 1993 2008

Số hộ 60 60 3 17 29 34 28 9

Hộ có vốn lưu động < 5tr 47 20 0 0 19 11 28 9 Mức vốn lưu động bình

quân/hộ (1000đ)

5,24 9.48 11 15,35 6 8,02 2,32 3,88

(Nguồn số liệu điều tra ) Như vậy: Qua đánh giá về mức trang bị vốn cố định và đầu tư về vốn lưu động cho thấy: trong khi quy mô đất đai của các hộ còn nhỏ thì mức trang bị, đầu tư vốn lại thấp vì vậy đất đai đã ít nhưng lại chưa được sử dụng có hiệu quả cao, dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ diễn ra chậm (điều này đặc biệt cần thiết với những hộ nông dân ít đất nông nghiệp) cho nên thu nhập của các hộ còn thấp. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới vốn cần thông thoáng, cởi mở hơn và cần giảm các thủ tục hành chính quá khả năng hiểu biết và thực hiện của người dân để các hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn, được vay đủ vốn phục vụ cho phát triển và mở rộng sản xuất.

Hình 4.4. Phân tổ về vốn lưu động của các hộ điều tra

Ý kiến của người dân về sự khó khăn và nhu cầu vay vốn trong sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.12. Kết quả điều tra về khó khăn và nhu cầu về vốn trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Số lượng hộ điều tra 60 100

Vay vốn

Không 2 3,4%

Có 58 96,4%

Mục đích

Chuyển sang nghành nghề kinh doanh khác 4 8

Mở rộng quy mô trồng rừng 17 29

Mở rộng quy mô trồng trọt (NN) 9 15

Đầu tư cho chăn nuôi 15 26

Mở trang trại nông-lâm kết hợp 8 14

Các mục đích đầu tư khác 5 8

Khó khăn

Lãi suất cao 58 100

Không có, không đủ tài sản thế chấp 42 70

Thủ tục vay phức tạp 15 25 Nhu cầu <10 triệu 14 24 10-30 triệu 14 24 30-40 triệu 12 21 >40triệu 18 31

(Nguồn số liệu điều tra)

Qua bảng cho thấy có 96% hộ điều tra có nhu cầu vay vốn, con số đó phán ánh tình trạng thiếu vốn trầm trọng phục vụ cho sản xuất ở các hộ điều tra. Theo người dân có rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn, nhưng lãi suất cao là khó khăn mà tất cả các hộ chia sẻ. 70% ý kiến cho rằng họ không có hoặc không đủ tài sản thế chấp cho ngân hàng khi đi vay vốn. Trong đó những hộ nghèo là những hộ không có tài sản giá trị để thế chấp vay thêm, rất nhiều các hộ trung bình và hộ khá cũng không đủ tài sản thế chấp vì số vốn mà họ mong muốn cho vay lớn. Mục đích, nhu cầu vay vốn của các hộ cũng khác nhau, 29% số hộ có nhu cầu vay để sản xuất lâm nghiệp (một số hộ muốn mua đất trồng rừng), 26% đầu tư cho mở rộng quy mô chăn nuôi. Những hộ có nguồn lực họ mới có nhu cầu vay vốn với quy mô lớn trên 30 triệu (52%).

Một phần của tài liệu Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w