Đặc điểm về kinh tế xã hội của huyện Hương Sơn

Một phần của tài liệu Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp (Trang 31 - 38)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.2.Đặc điểm về kinh tế xã hội của huyện Hương Sơn

3.1.2.1. Dân số và lao động của huyện

Dân số và lao động là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi địa phương. Không có lao động thì quá trình sản xuất không thể diễn ra. Lao động vừa là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất, vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩn cho xã hội. Tuy nhiên, dân số tăng sẽ kéo theo bình quân diện tích trên đầu người giảm, thu nhập giảm từ đó từ đó yêu cầu giải quyết công ăn việc làm.

Bảng 3.3. Dân số và lao động của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2005 – 2007)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 07/06 08/07 BQ

I. Nhân khẩu – lao động

1. Nhân khẩu Người 125.330 100 124.552 100 122.705 100 99,38 98,52 98,95

Nông nghiệp Người 112.631 89,97 111.796 89,76 110.066 89,70 99,26 98,45 98,86 Phi nông nghiệp Người 12.699 10,03 12.726 10,22 12.639 10,30 100,21 99,32 99,76 2. Lao động LĐ 44.123 100,00 43.685 100,00 43.355 100,00 99,01 99,25 99,13

Nông nghiệp LĐ 40.199 91,11 39.454 90,31 38.270 88,27 98,15 97,00 97,57

Phi nông nghiệp LĐ 3.924 8,89 4.231 9,69 5.085 11,73 107,82 120,18 113,84

3. Hộ Hộ 31.818 100,00 31.795 100,00 31.875 100,00 99,93 100,25 100,09

Nông nghiệp Hộ 28.800 90,51 28.779 90,51 28.804 90,37 99,93 100,09 100,01

Phi nông nghiệp Hộ 3.018 9,49 3.016 9,49 3.071 9,63 99,93 101,82 100,87

II. Một số chỉ tiêu

Nhân khẩu/hộ NK/hộ 3,94 - 3,92 - 3,85 - 99,49 98,21 98,85

Lao động/hộ LĐ/hộ 1,39 - 1,37 - 1,36 - 98,56 99,27 98,91

Nhân khẩu NN/hộ Người 3,54 - 3,52 - 3,45 - 99,44 98,01 98,72

Lao động NN/hộ NN Người 1,40 - 1,37 - 1,33 - 97,86 97,08 97,47

Tình hình dân số và lao động của huyện Hương Sơn được thể hiện qua bảng 3.3. Qua bảng trên cho ta thấy tổng nhân khẩu của huyện năm 2006 là 125.330 người, năm 2008 là 122.705 người giảm 2.625 người so với năm 2006. Bình quân mỗi năm nhân khẩu của huyện Hương Sơn giảm đi 1,05%. Sở đĩ có sự giảm đi đáng kể này là do trong 3 năm vừa qua người dân Hương Sơn đã di dân đi làm ăn ở nơi khác như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Đồng thời một số người dân đi xuất khẩu lao động. Nhìn chung trong những năm vừa qua tỷ lệ tăng tự nhiên của toàn huyện Hương Sơn là 0,458%.

Số nhân khẩu nông nghiệp năm 2006 là 112.631 người chiếm 89,97% nhân khẩu toàn huyện, năm 2007 là 111.796 người chiếm 89,76% và năm 2008 là 110.066 người chiếm 89,70% tổng số nhân khẩu của huyện. Bình quân mỗi năm số nhân khẩu nông nghiệp của huyện Hương Sơn giảm đi 1,14%. Số nhân khẩu phi nông nghiệp của huyện năm 2006 là 12.699 người chiếm 10,03%, năm 2008 là 12.639 người chiếm 10,30% tổng dân số. Bình quân mỗi năm giảm 0,24%.

Tổng số hộ của huyện năm 2006 là 31.818 hộ, đến năm 2008 là 31.875 hộ, tăng lên 57 hộ. Bình quân mỗi năm số hộ tăng 0,09%. Trong đó tổng số hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao cụ thể như: năm 2006 là 28.800 hộ chiếm 90,51%, năm 2008 là 28.804 hộ chiếm 90,37%. Bình quân mỗi năm số hộ nông nghiệp tăng 0,01%. Số hộ phi nông nghiệp bình quân mỗi năm tăng 0,87%. Điều này cho thấy số hộ phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng dần nhưng vần còn rất chậm.

Số lao động qua 3 năm có xu hướng giảm đi, bình quân mỗi năm giảm đi 0,87%. Nhưng số lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên cụ thể: năm 2006 là 3.924 người chiếm 8,89%, đến năm 2008 là 5.085 người chiếm 11,73% tổng số lao động. Bình quân mỗi năm tăng lên 13,84%. Còn lao động nông nghiệp có xu hướng giảm đi, bình quân mỗi năm giảm đi 2,43%. Nguyên nhân là lao động làm các ngành nghề khác như buôn bán, dịch vụ… tăng nhanh trong những năm gần đây. Đặc biệt là gần đây lao động nông nghiệp di cư đi làm ăn nơi khác và một số lao người đi xuất khẩu lao động làm cho lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm. Tuy nhiên xu hướng giảm này không đáng kể so với tỷ lệ lao động trong nông nghiệp hiện nay.

Nhưng đây cũng là một dấu hiệu rất đáng mừng cho huyện vì nó thể hiện xu hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành phi nông nghiệp.

Các chỉ tiêu phân tích ở bảng 3.3 cho chúng ta thấy, bình quân lao động/hộ, bình quân khẩu/hộ, nhân khẩu nông nghiệp/hộ, lao động nông nghiệp/hộ có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng sự giảm đi là chưa đáng kể. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người dân trên toàn huyện. Chính vì vậy, huyện cần có những chủ trương chính sách phù hợp nhằm giải quyết việc làm cho người dân.

3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

* Giao thông vận tải: Hiện nay hệ thống giao thông trong huyện khá thuận lợi với các tuyến đường bộ, đường thuỷ. Tổng chiều dài đường bộ các loại toàn huyện là 1750 km. Quốc lộ 8A chạy dọc huyện từ Đông sang Tây nối với nước bạn Lào với chiều dài gần 70 Km và các tuyến tỉnh lộ, đường mòn Hồ Chí Minh từ Nam Đàn (Nghệ An) chạy qua huyện sang huyện Vũ Quang, hầu hết các tuyến đường trên đã được rải nhựa

* Hệ thống thuỷ nông: Toàn huyện đã xây dựng được 160 km kênh mương để phục vụ cho công tác tưới tiêu trong toàn huyện. Toàn bộ hệ thống đã được quy hoạch và từng bước điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Đến nay toàn huyện có 6.200 con kênh, 7.540 cống đập điều tiết nội đồng và 84 trạm bơm các loại với tổng công suất 415 kw/h.

* Hệ thống điện: Hệ thống đường điện đã đưa đến các xã, thôn, xóm và hộ gia đình, tỷ lệ hộ dùng điện cho sinh hoạt chiếm 98,6%. Toàn huyện có 150 km đường điện cao thế, 840 km đường điện hạ thế, 55 trạm biến áp hạ thế. Ngoài ra trong những năm gần đây huyện cũng đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mạng lưới điện trong toàn huyện để phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng cao của người dân.

* Về hệ thống thôn tin liên lạc: Toàn huyện có 33 đài phát thanh trong đó có một đài phát thanh huyện, 32 đài phát thanh xã và thị trấn. Tổng số máy điện thoại trên địa bàn huyện tính đến hiện nay là 10.235 máy.

* Về hệ thống y tế: Toàn huyện có 36 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 2 bệnh viện, hai phòng khám đa khoa khu vực; có 32 cơ sở trạm y tế xã, cơ quan, xí nghiệp, 100% số xã có trạm y tế. Toàn huyện có 330 giường bệnh trong đó giường bệnh viện là 170 giường bệnh, có 737 cán bộ y tế từ huyện đến thôn, trong đó cán bộ y tế xã, thôn là 561, có 45 bác sỹ và 133 y sỹ. Cơ sở vật chất y tế được nâng cấp ngày càng hoàn thiện tao điều kiện tốt chăn sóc sức khoẻ cho người dân.

* Về hệ thống giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện đã có những bước khá phát triển, quy mô trường lớp tiếp tục giữ vững và phát triển rộng khắp toàn huyện nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho con em trong toàn huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục mầm non: Toàn huyện có 32/32 xã thị trấn có trường mầm non với 55 nhóm trẻ, 737 số cháu vào nhà trẻ. Hiện nay toàn huyện có 33 trường mẫu giáo với 226 lớp và 258 giáo viên, có 4.314 cháu.

- Giáo dục tiểu học: Toàn huyện có 36 trường tiểu học với 417 phòng cao tầng, 420 lớp học và 9.690 học sinh, 640 giáo viên, 32/32 xã thị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2002, tỷ lệ trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt 100%.

- Giáo dục trung học cơ sở: Toàn huyện có 25 trường Trung học cơ sở với 328 lớp học, 11.655 học sinh và 735 giáo viên, 32/32 xã và thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS.

- Giáo dục PTTH: Huyện có 5 trường phổ thông trung học và một trường dân lập với 164 lớp học, 8.211 học sinh, 367 giáo viên.

- Giáo dục thường xuyên và dạy nghề: Có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường dạy nghề.

Nhìn chung nền giáo dục và đào tạo toàn huyện trong thời gian qua đã có những bước phát triển to lớn cả về số lượng cũng như chất lượng.Toàn huyện có 15 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của trường ngày càng được cũng cố và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của con em địa phương trên toàn huyện.

* Văn hoá, thể thao: Huyện Hương Sơn có một sân vận động và nhà văn hoá trung tâm, 32/32 xã, thị trấn có sân vận động, nhà văn hoá và sân thi đấu cầu lông,

bóng chuyền, nhà thi đấu bóng bàn…Các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên được tổ chức, thi đấu đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân.

3.1.2.3. Kết quả sản xuất của huyện Hương Sơn

Qua số liệu bảng 3.4 ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hương Sơn tương đối cao và đang có chiều hướng tăng lên qua các năm cụ thể như: năm 2006 tổng giá trị sản xuất đạt 910.099 triệu đồng, năm 2007 đạt 999.517 triệu đồng tăng 9,83% so với năm 2006và năm 2008 đạt 1.269.081 triệu đồng tăng 26,97% so với năm 2006. Bình quân mỗi năm giá trị sản xuất tăng 18,09%. Điều này cho thấy tình hình kinh tế của huyện đang phát triển đi lên, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2006 đạt 412.270 triệu đồng chiếm 89,74%; năm 2007 đạt 433.959 triệu đồng chiếm 88,66% đến năm 2008 đạt 513.922 triệu đồng chiếm 87,12% tổng giá trị sản xuất trong năm của toàn huyện. Năm 2007 và 2008 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tổng giá trị sản xuất các ngành khác của toàn huyện. Nguyên nhân là do sau khi có dự án 135 ở huyện hoàn thành đời sống của người dân ở các xã trong huyện tăng lên, phương tiện đi lại, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc thuận tiện hơn nên người dân có điều kiện tiếp thu những kiến thức làm ăn mới, kỹ thuật tiến bộ mới trong sản xuất. Bên cạnh đó người dân đã biết chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp không có hiệu quả sang trồng những cây, con có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện sản xuất của nhân dân trong huyện.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có nhiều hướng tăng lên về giá trị tuyết đối và giảm xuống về giá trị tương đối, những ngành khác có chiều hướng tăng lên cả về giá trị tuyết đối lẫn giá trị tương đối như các ngành thương mại dịch vụ, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, thuỷ sản, lâm nghiệp…Điều này hoàn toàn đúng với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2006 là 40.267 triệu đồng chiếm 4,42% tổng giá trị sản xuất trong năm. Đến năm 2008 đạt 63.671 triệu đồng chiếm 5,02% tổng giá trị sản xuất trong năm. Bình quân mỗi năm giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng lên 25,45%.

Giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ và ngành xây dựng cơ bản qua 3 năm có xu hướng tăng nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của huyện. Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2005 chiếm 12,07% giá trị sản xuất của huyện, đến năm 20067 tăng lên chiếm 12,59% và năm 2008 tỷ trọng ngành này là 12,80%. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006- 2008, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ tăng 21,58%. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do khu du lịch Nước Sốt của huyện đã và đang thu hút được ngày càng đông khách du lịch đến tham quan. Giá trị sản xuất ngành xây dựng cơ bản (XDCB) năm 2006 là 102.400 triệu đồng chiếm 11,25%, tổng giá trị sản xuất toàn huyện, đến năm 20078 chỉ tiêu này đã tăng lên đạt 182.200 triệu đồng và chiếm 14,36% tổng giá trị sản xuất của huyện. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn trên giá trị sản xuất ngành XDCB tăng 33,39%.

Nhìn chung 3 năm qua tổng giá trị sản xuất của huyện luôn có sự tăng trưởng đáng kể, thu nhập của người dân trong huyện ngày càng tăng lên, điều này cho thấy thu nhập của người dân trong huyện đang được đảm bảo. Bình quân GTSX nông nghiệp/hộ nông nghiệp; GTSX nông nghiệp/khẩu nông nghiệp và GTSX nông nghiệp/lao động nông nghiệp tăng nhanh trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do trong thời gian từ sau năm 2003 đến nay nhân dân huyện Hương Sơn đã tiếp cận những kến thức về chăn nuôi, trồng trọt, biết áp dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, đồng thời nhờ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh và huyện trong thời gian qua. Chính vì vậy giá trị sản xuất không chỉ của ngành nông nghiệp tăng lên mà tất cả các ngành khác tăng lên trong thời gian qua.

Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2005 – 2007)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

Một phần của tài liệu Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp (Trang 31 - 38)