Nguồn lực nhân khẩu và lao động

Một phần của tài liệu Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp (Trang 57 - 59)

VI. Sự hiệu quả của hoạt động khuyến nông

4.3.2. Nguồn lực nhân khẩu và lao động

Tình hình nhân khẩu và lao động cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới mức kinh tế của hộ nông dân. Tỷ lệ tăng dân số của huyện từ là 2,25% năm 1993 thì đến năm 2006, 2007, 2008 dân số của huyện giảm bình quân mỗi năm 1,05%. Quy mô hộ giảm từ mức bình quân 4,8 khẩu/hộ năm 1993 còn 3,85 khẩu/hộ năm 2008. Số lao động trong độ tuổi tăng từ 34684 người (năm 1993) lên 43355 người năm 2008 (tăng gần 25%). Đến năm 2008 số lao động NLN là 38270 người chiếm 88,27% lực lượng lao động trong độ tuổi và chiếm 31,18% dân số toàn huyện. Do đó việc sử dụng hợp lý nguồn lao động NLN là điều kiện quan trọng để sử dụng có hiệu quả đất đai, tăng thu nhập từ đó cải thiện đời sống, cải thiện mức kinh tế của hộ nông dân. Đồng thời tạo điều kiện để phân công lao động xã hội đáp ứng nhu cầu lao động cho công nghiệp, dịch vụ - thương mại theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Qua khảo sát thực tế nguồn lao động và nhân khẩu ta thấy: Số khẩu bình quân/hộ còn ở mức có xu hướng giảm dần. Năm 1993 BQ 4,65 khẩu/hộ thì đến năm 2008 có BQ 4,2 khẩu/hộ. Tuy nhiên số nhân khẩu BQ/hộ ở các nhóm hộ khác nhau

có những xu hướng biến động khác nhau. Ở nhóm hộ nghèo vào 1993 có tỷ lệ BQ khẩu /hộ rất cao (4,96) thì đến năm 2008 tỷ lệ này giảm còn 4,56 và cũng là nhóm giảm mạnh nhất. Trong khi ở nhóm hộ trung bình có biến động bình quân nhân khẩu theo xu hướng giảm (nhưng không nhiều từ 4,42 lên 4,5) thì ở nhóm hộ khá BQ nhân khẩu/hộ giảm mạnh hơn so với hộ nghèo. Số lao động bình quân/hộ tăng dần qua các thời kỳ do nguồn lao động trẻ bổ sung. Đến năm 2008 có bình quân 3,21 lao động/hộ do nguồn lực lượng lao động tăng 21,1% so với năm 1993. Nhìn chung mức bình quân lao động /hộ của nhóm hộ khá luôn lớn hơn mức bình quân chung của nhóm hộ điều tra, tuy nhiên lao động bình quân/hộ của 2 nhóm còn lại đều tăng dần qua các thời kỳ, nhưng với nhóm hộ nghèo tốc độ tăng trưởng bình quân lao động/hộ chậm nhất so với các nhóm khác. Do tốc độ tăng lao động tăng mà nhân khẩu/hộ giảm nên tỷ lệ nhân khẩu/lao động bình quân của các nhóm hộ điều tra giảm qua các thời kỳ (từ 1,76 năm 1993 xuống còn 1,28 ). Trong các nhóm hộ nghèo ở các thời kỳ tỷ lệ nhân khẩu/lao động ở nhóm hộ nghèo bao giờ cũng cao hơn bình quân chung của các hộ điều tra, mà tỷ lệ nhân khẩu/lao động cao thì thu nhập bình quân/đầu người sẽ giảm. Đến năm 2008 ở các nhóm hộ khá 1 lao động chỉ phải nuôi 1,19 nhân khẩu trong khi con số tương ứng của nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo là 1,27 và 1,51. Tuy tốc độ tăng dân số có cao (chỉ mới giảm trong 3năm trở lại đây). Song diện tích đất nông nghiệp được mở mang, khai thác nhanh hơn nên tỷ lệ bình quân nhân khẩu và bình quân lao động trên ha đất nông nghiệp giảm dần, song sự biến động của các chỉ tiêu này ở các nhóm hộ là không giống nhau.

Ở nhóm hộ nghèo: Đa phần các hộ nghèo là những hộ ít đất và cũng không còn quỹ đất chưa sử dụng để khai thác vì vậy mức bình quân nhân khẩu/ha đất nông nghiệp và bình quân lao động/ha đất nông nghiệp luôn ở mức cao nhất trong các nhóm hộ và đến 2008 đã có bình quân 18,1 khẩu và 10,12 lao động/ha đất nông nghiệp. Điều này đòi hỏi phải có chính sách về đất đai và di dân hợp lý mới đảm bảo thành công cho việc thực hiện chủ trương xoá đói - giảm nghèo ở nông thôn miền núi.

Bảng 4.8. Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra ở huyện Hương Sơn

Khá TB Nghèo Năm 1993 2008 1993 2008 1993 2008 1993 2008 Số nhân khẩu BQ/hộ 4,65 4,2 4,3 4 4,42 4,2 4,96 4,56 Số lao động BQ/hộ 2,65 3,26 3 3,37 2,68 3,3 2,57 3 Số nhân khẩu/lao động 1,76 1,28 1,44 1,19 1,64 1,27 1,93 1,51 BQ nhân khẩu/ha đất NN 11,5 8,16 4,29 3,86 7,1 7,69 16,86 18,11 BQ lao động/ha đất NN 6,6 5,1 2,48 2,62 4,2 5,02 9,54 10,12

(Nguồn số liệu điều tra)

Một phần của tài liệu Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w