Nguồn lực đất đa

Một phần của tài liệu Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp (Trang 48 - 56)

III. Nguyên nhân chọn cây keo để trồng

4.3.1. Nguồn lực đất đa

So sánh với quy mô diện tích và số lượng hộ 1993

Năm 2008 so với 1993 thì tổng diện tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp có rừng của huyện tăng mạnh: Đất nông nghiệp tăng từ 8,4% năm 1993 lên 12,03% m2 (từ 9296,93 ha lên 13257,4 ha( lấy từ số liệu thống kê 1993 và 2008 của huyện ) đất lâm nghiệp có tăng từ 7497,8 ha năm 1993 lên 8368,36 ha năm 2008). Diện tích đất NLN tăng do huyện đã sử dụng nhiều biện pháp đẩy mạnh việc khai thác quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất NLN. Việc này là cơ sở quan trọng kích thích sản xuất của các hộ nông dân phát triển theo hướng mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi thu nhập của hộ nông dân và dẫn tới thay đổi mức xếp loại hình kinh tế của hộ.

Qua khảo sát thực tế nhìn chung tình hình đất đai của hộ ta thấy quy mô đất đai của các hộ tăng lên rõ rệt. Đến năm 2008 bình quân chung về đất đai NLN của hộ đạt 3,7535 ha, tăng 2,3 lần so với 1993.

Tuy nhiên do điều kiện đặc thù của huyện miền núi nên diện tích đất canh tác hàng năm trong đất nông nghiệp rất thấp đạt 0,3319 ha/hộ năm 2008. Nhưng tăng 51% so với năm 1993 (0,2198 ha/hộ). Diện tích đất nông nghiệp tăng là do các hộ đã chuyển đổi phần diện tích đất lâm nghiệp không có rừng hoặc khoanh nuôi không thành đất trồng cây ăn quả (cam, quýt, xoài…) và đất trồng chè. Trong từng nhóm hộ, đất NLN cũng có biến động khác nhau.

Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất NLN của các hộ điều tra ở huyện Hương Sơn (năm 2008 có so sánh với năm 1993)

Chỉ tiêu Tổng Theo nhóm hộ Khá TB Nghèo Năm 1993 2008 1993 2008 1993 2008 1993 2008 Tổng diện tích đất NLN bình quân/hộ 15658 37535 22226 51000 18800 38635 11702 7950 1. Đất nông nghiệp bình quân/hộ 2198 3319 2600 3741 2351 3341 1809 2950 2. Đất lâm nghiệp BQ/hộ 14295 34216 19667 47529 17990 35294 9893 5000 (Nguồn số liệu điều tra)

Ở nhóm hộ khá bình quân đất NLN/hộ biến động theo xu hướng tăng và bình quân đất NLN/hộ của nhóm này luôn đạt cao nhất đạt 22226 m2 vào năm 1993 và 51000 m2 vào năm 2008 (tăng 2 lần).

Đáng chú ý tình hình sử dụng đất đai của các nhóm thì hộ nhóm hộ nghèo có mức bình quân đất NLN rất thấp lại có xu hướng giảm do bán đất khi gặp rui ro và trả nợ

Con tôi bị tai nạn xe máy, trong nhà tôi không có gì đáng giá bạc triệu (tiền triệu) cả. Đi vay cũng không được vì chúng tôi đã nợ ngân hàng, mà vay cũng lấy đâu ra mà trả? Thương con tôi buộc phải bán 3 sào đất đi chạy chữa cho nó. Bây giờ vợ chồng phải đi cửu vạn (bốc vác thuê) kiếm gạo chứ đất canh tác còn mô (đâu) nữa.

Bà Phạm Thị Lài ở xã Sơn Ninh

Hiện tại, bình quân mỗi hộ chỉ đạt 7950 m2 bằng 20% so với nhóm hộ trung bình và bằng 15% so với nhóm hộ khá, diện tích đất NLN quá thấp là do các hỏi này hầu như không có hoặc có quá ít đất lâm nghiệp. Các nhóm hộ nghèo đa số thuộc xã Sơn Ninh, đây là xã không có đất lâm nghiệp. Bình quân mỗi hộ nghèo chỉ có 5000 m2 đất lâm nghiệp trong khi đó con số tương ứng là 35294 ở nhóm hộ trung bình và 47529 ở nhóm hộ khá. Nhìn chung những hộ nông dân có diên tích đất lâm nghiệp khá và trung bình, những hộ ở xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn như Sơn Kim có kinh tế khá, ít khi rơi vào nghèo đói. Bởi tuy các hộ đó chưa có thu nhập từ rừng trồng nhưng có thể có các nguồn thu nhập khác từ tài nguyên rừng như gỗ, củi, than hay nhiều loại sản phẩm khác… Tạo công ăn việc làm vào những lúc nông nhàn. Diện tích đất lâm nghiệp/hộ năm 2008 là 34216m2 tăng 2,17 lần so với năm 1993. Trong đó bình quân nhóm hộ khá đạt 4,7529ha, hộ trung bình là 3,5294 ha. Diện tích đất các hộ đều tăng nhưng tăng nhanh nhất là các nhóm hộ khá. Khi hộ có vốn ở mức độ nhất định họ muốn đầu tư phát trồng rừng.

Hình 4.1. Tình hình sử dụng đất

Để đi sâu nghiên cứu chúng ta tiến hành phân tổ diện tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp của các hộ điều tra

Bảng 4.6. Phân tổ các hộ điều tra theo quy mô sử dụng đất đai (Năm 1993, và 2008). Đơn vị tính: Hộ

Chỉ tiêu Tổng Theo nhóm hộ Khá TB Nghèo Năm 1993 2008 1993 2008 1993 2008 1993 2008 Số hộ có đất NN 60 60 3 60 29 34 28 9 Hộ có đất NN > 5000m2 4 11 0 11 3 8 1 0 Hộ có đất NN từ 2500-5000m2 7 26 1 26 4 12 2 2 Hộ có đất NN < 2500m2 49 23 2 23 22 14 25 7 Hộ có đất LN 27 29 1 29 15 16 11 3 Hộ có đất LN >100000m2 0 10 0 10 0 8 0 0 Hộ có đất LN từ 50000-100000m2 6 10 1 10 3 4 2 0 Hộ có đất LN < 50000m2 21 9 0 9 12 4 9 3

(Nguồn số liệu điều tra) Năm 1993 hộ có diện tích đất nông nghiệp từ 2500-5000 m2 có 7 hộ (nhóm hộ trung bình có 4 hộ và nhóm hộ nghèo có 2 hộ khá có 1hộ) chiếm 11% tổng số hộ điều tra. Trong khi đó loại hộ diện tích đất nông nghiệp lớn hơn 5000 m2 có 4 hộ (nhóm hộ trung bình 3 hộ, nhóm hộ nghèo 1hộ) chiếm 7% tổng số hộ điều tra, loại hộ có diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn 2500 m2 có 49 hộ chiếm tới 81% tổng số hộ điều tra rơi vào nhóm hộ nghèo 25 hộ) và nhóm trung bình (22 hộ).

Thời kỳ này nhóm hộ nghèo có 28 hộ trong đó số hộ có diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn 2500 m2 rơi vào tình trạng nghèo đói có tới 25 hộ (chiếm 89% nhóm hộ nghèo), chỉ có 3 hộ (chiếm 11%) hộ nghèo ở vào các tổ khác. Có thể nói ở thời kỳ này việc thiếu đất nông nghiệp là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng đói nghèo của các hộ

Cũng ở thời kỳ này đất lâm nghiệp đã được giao cho các hộ song quy mô về diện tích còn hết sức nhỏ bé. Đa số các hộ không có đất hoặc có diên tích nhỏ. Trong 60 hộ điều tra chỉ có 27 hộ có đất lâm nghiệp chiếm 45%. Loại hộ điều tra có đất lâm nghiệp nhỏ hơn 5ha có 21 hộ chiếm 77% số hộ điều tra trong đó rơi vào chủ yếu nhóm hộ trung bình 12 hộ chiếm và nhóm hộ nghèo (9 hộ) chiếm 32%. Như vậy thời kỳ này quy mô đất lâm nghiệp giao cho các hộ còn nhỏ. Việc sử dụng, khai thác đất lâm nghiệp được giao của các hộ chưa có hiệu quả, thời kỳ này hầu như các hộ chưa tạo lập được nguồn thu từ đất lâm nghiệp.

Năm 2008 nếu so với năm 1993 thì số hộ thuộc tổ có diện tích đất nông nghiệp lớn hơn 5000 m2 đã có 11 hộ chiếm 18% số hộ điều tra và tăng 7 hộ, số hộ thuộc tổ có diện tích đất nông nghiệp từ 2500 m2 – 5000 m2 có 26 hộ tăng 19 hộ, số hộ thuộc tổ có diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn 2500 m2 có 23 hộ chiếm 38% và giảm 26 hộ. Trong nhóm hộ khá có 17 hộ thì số hộ thuộc tổ có diện tích đất nông nghiệp lớn hơn 2500 m2 có 15 hộ chiếm 88% số hộ khá, có 2 hộ khá nằm trong tổ có diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn 2500 m2. Trong khi ở nhóm hộ trung bìnhcũng có tới 8 nằm trong số hộ thuộc tổ có diện tích đất nông nghiệp lớn hơn 5000 m2 chiếm 23 % số hộ trung bình. Có 12 hộ nằm trong số hộ thuộc tổ có diện tích đất nông nghiệp từ 2500 – 5000 m2, song cũng còn 14 hộ trong nhóm này ở tổ có mức diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn 2500 m2. Tuy nhiên vẫn có tới 2 hộ nghèo chiếm 22% có mức đất nông nghiệp nằm ở tổ lớn hơn 2500 m2 và điều đó chứng tỏ việc khai thác sử dụng đất những hộ này chưa có hiệu quả.

Với đất lâm nghiệp: Quy mô diện tích đất lâm nghiệp của hộ cũng biến đổi theo xu hướng biến động tăng: Ở loại hộ có đất lâm nghiệp lớn hơn 100000 m2 (10 ha) có 10 hộ chiếm 17% số hộ điều tra tăng 6 hộ so với năm 1993. Loại hộ có diện tích đất lâm nghiệp từ 50000 m2 – 100000 m2 có 10 hộ và tăng 4 hộ so với năm 1993. Số hộ thuộc loại có diện tích đất lâm nghiệp nhỏ hơn 50000 m2 vẫn còn chiếm 9 hộ chiếm 15% số hộ điều tra và giảm 11 hộ so với năm 1993.

Trong nhóm hộ khá chỉ có 10 hộ điều tra có đất lâm nghiệp. Tình hình quy mô đất lâm nghiệp trong nhóm hộ này có sự khác biệt với đất nông nghiệp: Số hộ khá số hộ thuộc tổ có diện tích đất lâm nghiệp nhỏ hơn 50000 m2 có 8 hộ chiếm 47% số hộ khá, số hộ khá trong tổ có mức đất lâm nghiệp lớn hơn 10000 m2 có 2 hộ chiếm 12% số hộ khá, có 2 hộ khá nằm trong tổ có mức đất lâm nghiệp <50000m2. Trong nhóm hộ trung bình chỉ có 10 hộ có đất lâm nghiệp. Trong đó số hộ trung bình nằm ở tổ mức đất lâm nghiệp lớn hơn 100000 m2 có tới 8 hộ chiếm 24% số hộ trung bình, trong số hộ trung bình nằm ở tổ có mức đất lâm nghiệp nhỏ hơn 50000 m2 cũng còn có tới 4 hộ chiếm 12% số hộ trung bình.

Trong nhóm hộ nghèo chỉ có 3 hộ có đất lâm nghiệp và 3 hộ này đều thuộc nhóm <50000m2, 6 hộ nghèo khác không có đất lâm nghiệp.

Qua nghiên cứu tình hình đất lâm nghiệp của các hộ điều tra 2008 cho thấy: Tuy quy mô về diện tích đất của các hộ có tăng, số hộ có diện tích đất lớn hơn. Nhưngso với mức hạn điền quy đinh thì quy mô đất nông, lâm nghiệp bình quân/hộ còn quá thấp. Sự cải thiện về kinh tế hộ mới ở mức chuyển từ hộ nghèo thành hộ trung bình là chính. Đất lâm nghiệp đã được giao cho các hộ nghèo để khắc phục sự thiếu đất song tất cả các nhóm hộ đều chưa khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Đặc biệt là đất nông nghiệp. Do sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, rủi ro cao nên người nông dân có xu hướng từ bỏ mảnh ruộng của mình. Điều này có nghĩa là đòi hỏi những năm tới HS phải tích cực hơn nữa trong việc khai thác quỹ đất chưa sử dụng, đồng thời cân đối đất đai để giao thêm đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân nhất là các hộ nghèo đất và các chính sách về đất đai cần tiến hành đồng bộ với các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, các chính sách về vốn đầu tư và khoa hoc công nghệ để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất.

Hình 4.2. Phân tổ điều tra theo quy mô sử dụng đất

Một số ý kiến của người dân về thực trạng của nguồn lực đất đai:

91% trong số 60 hộ được hỏi có nhu cầu nhận thêm đất nông,lâm nghiệp. Điều đó không chỉ phán ánh sự hạn về quy mô diện tích đất đai của các hộ mà còn cho thấy nhu cầu rất lớn đất đai của tất cả các hộ. Tuy nhiên mục đích sử dụng đất của các hộ là không giống nhau. Có 40% trong 91% đó có nhu cầu nhận đất để trồng rừng, 27% để trồng cỏ và các hoạt động khác phục vụ cho chăn nuôi. Khoảng 14,5 % mong muốn nhận thêm đất đai mở rộng quy mô thành trang trại nông-lâm kết hợp. 80% đất đai được tiến hành giao, nhưng người dân vẫn “khát đất, khát rừng” vì một phần không nhỏ thuộc quyền quản lý của các lâm trường.

Trong quá trình sử dụng đất người dân gặp nhiều khó khăn, nhưng khó khăn nhất là đất lâm nghiệp ở xa nhà, đất nông nghiệp manh mún. Dẫn đến khó khăn trong qua trình cơ giới hoá nông nghiệp.

Mặt khác địa hình đồi núi, đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi, ngập úng cho nên 91% hộ nông dân nhận xét đất đai đang ngày một xấu dần đi. Và họ có nhu cầu được tập huấn sử dụng đất bền vững, 90% trong số đó chia sẻ tập huấn sử dụng đất là rất cần thiết. Tuy nhiên 91% ý kiến trong 60 người được hỏi đánh giá hoạt động khuyến nông kém hiệu quả.

Bảng: 4.7. Kết quả điều tra hộ nông dân về nhu cầu, khó khăn trong việc sử dụng nguồn lực đất đai

Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w