KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình giao đất nông, lâm nghiệp ở huyện Hương Sơn
4.2.1. Ngành nông nghiệp 1 Trồng trọt và chăn nuô
4.2.1.1. Trồng trọt và chăn nuôi
Trong những năm qua (2006-2008) nông nghiệp Hương Sơn đạt được nhiều thành tích quan trọng cả bề rộng và chiều sâu. Cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu giống và thời vụ đã chuyển hướng rõ nét phương hướng sản xuất hàng hoá và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Cơ cấu giống, kỹ thuật gieo trồng,phân bón … được áp dụng vào sản xuất ngày càng rộng rãi. Trong nông thôn đã xuất hiện nhiều hộ nông dân làm kinh tế giỏi, hộ đói nghèo ngày càng giảm. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nông dân được cải thiện một cách rõ rệt.
Đơn vị tính: tấn
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
SL CC SL CC SL CC 07/06 08/07 BQ 1. Trống trọt (tấn) 48200 100 46965 100 45055 100 112 83,2 97,6 a. Lúa (tấn) 27770 56,7 29539 62,9 25238 56 106,4 85,4 96 b. Lạc 3474 7,2 3875 8,25 4275 9,5 111,5 110,3 110,9 c. Ngô 8773 18,2 5809 12,36 8549 19 66,2 147,2 106,7 d. Đậu 2184 4,53 1776 3.8 1468 3,25 81,3 82,6 82 e. Khoai lang 4128 8,56 3995 8,5 3580 8 96.8 89,6 93,2 f. Sắn 1871 3,9 1971 4.2 1945 4,7 105,3 98,7 102
2. Chăn nuôi (Con) 591323 100 544867 100 513406 100 92 94 93
a. Trâu 9712 1,64 10116 1,85 9693 1,88 104 96 100 b. Bò 23998 4.05 31017 5,7 28065 5,5 129 90 109,5 c. Lợn 34085 5,8 30525 5,6 26728 5,2 89,5 87.5 88,5 d. Hươu 10820 1,8 14129 2,3 14950 2.9 130,5 106 118,25 e. Gia cầm 502559 85 447787 82,2 433913 84,5 89 97 93 f. Dê 10149 1,7 11293 2 9057 1,76 111 89,2 100,1
Về trồng trọt: Sản xuất lương thực của huyện tăng trưởng khá và ổn định. Năm 2008 diện tích lúa cả năm đạt 7707 ha, năng suất bình quân đạt 44,8 tạ/ha, diện tích ngô cả năm đạt 2735 ha năng suất bình quân 31,26 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2008 là 45055 tấn, giảm 16,8% so với năm 2007. Nhưng bình quân cả 3 năm giảm 2,7%. Bình quân lương thực đầu người đạt 367,18 kg/người/năm (2008). Các loại cây công nghiệp và cây ăn quả cho sản phẩm hàng hoá tăng nhanh, đã tạo thành các tiểu vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Diện tích cây ăn quả (cam, quýt) có giảm so với năm 2007 ha, đặc biệt là cam bù, do bị sâu bênh hại nặng, Diện tích chè tăng so với các năm trước năm. Một số loại cây công nghiệp và cây ăn quả mới đưa vào trồng như vải, nhãn phát triển khá, bước đầu cho sản phẩm đạt chất lượng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện. Các loại cây ăn quả như nhãn, vải thiều, hồng …đang phát triển tốt.
Về chăn nuôi: Trong những năm qua tăng trưởng khá ổn định chủ yếu trong khu vực kinh tế hộ nông dân và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Những trước đây loại vật nuôi nhanh cho sản phẩm như lợn, dê, gia cầm, cá… được chú ý phát triển. Nhưng đến năm 2007 đàn lợn giảm đi đáng kể do dịch bệnh và hiệu quả kinh tế không cao, trung bình mỗi năm giảm đi 11,5% qua 3 năm. Song đàn bò và tổng đàn hươu tăng lên rất nhanh, đặc biệt là đàn hươi, năm 2007 tăng 3309 con (tăng 30,5%) so với năm 2006. Bình quân mỗi năm tăng 18,25%. Trong cơ cấu giá trị ngành sản xuất nông nghiệp, biến động theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng của chăn nuôi tăng lên (33,7% năm 2007 và 37,89% vào năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 19,28%). Và chăn nuôi hươi sao đang được đầu tư phát triển. Nó không chỉ cho thu nhập cao mà con phù hợp với điều kiện diện tích đất nông nghiêp bình quân quá thấp lại đang có xu hướng giảm. Kỷ thuật bắt đầu được áp dụng ở mức độ cao hơn vào chăn nuôi trong hộ nông dân như: Giống, thức ăn công nghiệp, tiêm phòng … Tuy nhiên trong ngành nông nghiệp thì công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch chưa có hoặc còn lạc hậu, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP còn cao