Đặc điểm về tự nhiên của huyện Hương Sơn

Một phần của tài liệu Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp (Trang 25 - 31)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1.Đặc điểm về tự nhiên của huyện Hương Sơn

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hương Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và có toạ độ địa lý từ 105006’08” đến 105033’08” Kinh độ Đông và từ 18016’07” đến 18037’28” Vĩ độ Bắc. Ranh giới chính của huyện được xác định như sau:

• Phía Bắc giáp với huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương,

• Phía Nam giáp với huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.

• Phía Đông giáp với huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

• Phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 110.314,98 ha; chiếm 18,33 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (huyện Hương Sơn có diện tích tự nhiên lớn thứ hai trong toàn tỉnh, sau huyện Hương Khê và lớn gấp 19,58 lần đơn vị hành chính có diện tích nhỏ nhất tỉnh). Huyện có hai thị trấn là Phố Châu và thị trấn Tây Sơn, trong đó Thị trấn Phố Châu là trung tâm văn hoá – chính trị của huyện, cách thành phố Hà Tĩnh 70 km về phía Tây Bắc. Thị trấn Tây Sơn là trung tâm dịch vụ – thương mại của huyện – là đầu mối lưu thông hàng hoá từ cửa khẩu Cầu Treo đến các vùng trong cả nước. Trên địa bàn huyện có tuyến đường chiến lược Hồ Chí Minh – trục xuyên Việt phía Tây của cả nước; trục quốc lộ 8A – hành lang kinh tế Đông – Tây nối Việt Nam với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài gần 70 km…đã tạo nên những thuận lợi quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong tương lai khi nền kinh tế cả nước hội nhập với khu vực và thế giới.

Ở đây có địa hình, sinh thái, tài nguyên rừng, tiềm năng về đất đai, năng suất cây trồng, vật nuôi và các điều kiện tự nhiên còn lớn vì vậy có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng và toàn diện. Ngoài ra, huyện Hương Sơn còn có thảm thực vật phong phú, có nhiều sông suối thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, là một trong những điều kiện tốt nhằm ổn định kinh tế và phát triển nền nông sản hàng hoá tập trung.

3.1.1.2. Đất đai và phân bố sử dụng đất đai của huyện

Qua bảng 3.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện Hương Sơn là 110314,98 ha. Trong đó đất nông nghiệp năm 2006 là 13.396,7 ha chiếm 12,14% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Nhưng đến năm 2008 diện tích đất nông nghiệp đã giảm đi là 13.275,4 ha chiếm 12,03% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm đi là 0,45%. Nguyên nhân của việc giảm đi này là đo sau khi có đự án 135 đất chuyên dùng tăng lên do đầu tư mở rộng đường giao thông, đất xây dựng cơ bản, các khu kinh tế. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp giảm xuống cho thấy nền kinh tế nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển theo hướng có lợi giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2005 – 2007)

Nguồn phòng thống kê huyện: HS

Chỉ tiêu SL (ha)Năm 2006CC (%) SL (ha)Năm 2007CC (%) SL (ha)Năm 2008CC (%) 07/06So sánh (%)08/07 BQ

Tổng diện tích đất tự nhiên 110.314,98 100,00 110.314,98 100,00 110.314,98 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Đất nông nghiệp 13.396,70 12,14 13.325,31 12,08 13.275,40 12,03 99,47 99,63 99,55 1. Đất canh tác hàng năm 7.865,40 58,71 7.804,73 58,57 7.729,34 58,22 99,23 99,03 99,13 2. Đất vườn tạp 1.642,70 12,26 1.614,58 12,12 1.554,06 11,71 98,29 96,25 97,27 3. Đất trồng cây lâu năm 3.411,00 25,46 3.419,00 25,66 3.507,00 26,42 100,24 102,57 101,40 4. Đất có mặt nước NTTS 477,60 3,57 487,00 3,65 485,00 3,65 101,97 99,59 100,77 II. Đất Lâm nghiệp 83.470,96 75,67 83.549,78 75,74 83.608,36 75,79 100,09 100,07 100,08 III. Đất chuyên dùng 2.541,80 2,30 2.581,81 2,34 2.635,70 2,39 101,57 102,09 101,83

IV. Đất thổ cư 889,32 0,81 892,55 0,81 899,74 0,82 100,36 100,81 100,58

Trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm chủ yếu, năm 2006 diện tích trồng cây hàng năm là 7.865,4 ha chiếm 58,71% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện; đến năm 2007 diện tích trồng cây hàng năm là 7.729,34 ha chiếm 58,22% diện tích đất nông nghiệp. Xu hướng biến động qua 3 năm cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm bình quân mỗi năm giảm 0,87%. Diện tích đất vườn tạp năm 2006 của cả huyện là 1642,7 ha chiếm 12,26% tổng diện tích đất nông nghiệp đến năm 2008 giảm xuống còn 1.554,06 ha và chỉ còn chiếm 11,71%; bình quân mỗi năm giảm đi 2,73%. Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2005 là 3.411 ha chiếm 25,46% diện tích đât nông nghiệp nhưng đến năm 2008 tăng lên là 3.507 ha chiếm 26,42% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân mỗi năm diện tích đất trồng cây hàng năm tăng 1,4%. Diện tích trồng cây lâu năm tăng là do các hộ nông dân đã mở rộng quy mô trồng cây ăn quả. Đặc biệt là cây cam bù là đặc sản của huyện Hương Sơn.

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2006 là 83.470,96 ha chiếm 75,67% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện đến năm 2007 tăng lên 83.608,36 ha chiếm 75,79% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân mỗi năm diện tích đất lâm nghiệp tăng 0,08%. Nguyên nhân của việc tăng lên này là do có dự án trồng rừng của Nhà nước. Diện tích đất chuyên dùng năm 2006 là 2.541,8 ha chiếm 2,3% diện tích đất tự nhiên; đến năm 2008 diện tích đất chuyên dùng đã tăng lên là 2.635,7 ha chiếm 2,39% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân mỗi năm diện tích đất chuyên dùng tăng lên 1,83%. Điều này cho thấy huyện Hương Sơn đang ngày càng phát triển, mở rộng về điều kiện kinh tế.

Qua bảng 3.1 cho ta thấy diện tích đất chưa sử dụng năm 2006 là 10.016,2 ha chiếm 9,08% diện tích đất tự nhiên; nhưng đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 9895,78 ha chiếm 8,97% diện tích đất tự nhiên, bình quân mỗi năm giảm 0,6%. Diện tích đất chưa sử dụng giảm là do diện tích đất thổ cư và đất chuyên dùng ngày càng tăng lên.

Tóm lại, qua bảng 3.1 chúng ta thấy diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm, với tốc độ giảm bình quân hàng năm là 0,45%. Trong đó đất trồng cây

hàng năm có biến động lớn, đất trồng cây lâu năm có tốc độ phát triển bình quân là 101,4%.

Với điều kiện đất đồi núi và huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh cho phép huyện Hương Sơn phát triển các loại cây trồng lâu năm, cây ăn quả đặc biệt là cây cam bù đang là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân.

3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

Hương Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều chịu ảnh hưởng nhiều của gió Tây Nam (gió Lào). Khí hậu ở đây chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, khí hậu nắng nóng mưa nhiều, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô lạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. Hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình hai tháng này là 370C, có lúc lên đến 400C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ xuống dưới 100C. Độ ẩm trung bình tương đối cao dao động trong khoảng 80 – 90%.

Lượng mưa trung bình hàng năm lớn nhưng phân bố không đều, thường tập trung vào tháng 8 và tháng 9. Do có nhiều sông chảy qua nên nguồn nước khá dồi dào nhưng lại không đều trong năm. Vì vậy mùa khô thường thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, mùa mưa thường xảy ra lũ lụt. Nhìn chung thời tiết ở đây tương đối khắc nghiệt, vào mùa khô gió Lào thường gây ra nắng nóng, hạn hán, mùa mưa do có nhiều đồi núi, sông suối, địa hình lại phức tạp nên thường xuyên xảy ra hậu quả khó lường và ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống.

Bảng 3.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết của huyện Hương Sơn Tháng Nhiệt độ TB (C0) Lượng mưa Số ngày mưa Độ ẩm (%) Số giờ nắng (giờ) Tháng 1 20,2 5 8 80 56 Tháng 2 20,7 19 7 82 32 Tháng 3 21,6 22 15 85 44 Tháng 4 26,9 48 16 87 81 Tháng 5 32,5 308 17 84 195 Tháng 6 37 315 18 84 260 Tháng 7 36 360 15 84 280 Tháng 8 34 380 20 81 260 Tháng 9 32 370 18 80 150 Tháng 10 31 210 16 78 170 Tháng 11 26 52 12 74 120 Tháng 12 22 51 10 76,4 80 Trung bình 27 250 15 81,5 152

Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Hương Sơn

Hình 2.1. Biểu đồ khí hậu

3.1.1.4. Địa hình

Là một huyện vùng cao của tỉnh, địa hình của Hương Sơn tương đối ít phức tạp hơn so với địa hình của Hà Tĩnh nói chung. Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi

(chiếm hơn 3/4 diện tích tự nhiên của huyện). Địa hình của huyện được xác định là miền núi thấp, hẹp ngang, sườn dốc, với độ cao trung bình khoảng 600 – 700 m, cấu trúc kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam bao gồm nhiều dãy núi so le nhau. Đồi núi tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam với các vùng đất phù sa nằm dọc theo con sông Ngàn Phố, chia cắt địa hình thành 2 phần. Sự khác biệt về địa hình đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu các loại vật nuôi cây trồng của các xã ở khu vực miền núi và vùng đồng bằng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kinh tế hộ nông dân ở huyện hương sơn hà tĩnh sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất nông lâm nghiệp (Trang 25 - 31)