Thực hiện chủ trơng của Trung ơng Đảng,của Liên khu IV,Đảng bộ Nghệ An đã phối hợp với Uỷ Ban Kháng Chiến Hành Chính Liên khu IV phát động quần chúng giảm tô, giảm tức.
Tuy vậy,trớc khi bớc vào công cuộc triệt để giảm tô ở Nghệ An đã diễn ra phong trào quần chúng nông dân tiến hành đấu tranh với giai cấp địa chủ nhằm không cho địa chủ dây da thuế nông nghiệp. Phong trào này đợc phát động trong toàn tỉnh, bắt đầu từ ngày 20-12-1952.Đến năm 1953 Đảng bộ
Nghệ An đã phát động phong trào đấu tranh chính trị nhằm hạ uy thế cờng hào,đi đôi với đấu tranh chính trị là đòi giảm tô, giảm tức, thoái tô, xoá nợ.
Từ tháng 6-1953,Nghệ An đã cho thực hiện thí điểm phát động giảm tô ở các xã Tam Thái(Nghi Lộc),Tân Diễn(Diễn Châu),Quang Thành(Yên Thành)để mở đầu cho cuộc phát động quần chúng, đánh đổ thế lực về chính trị của giai cấp địa chủ,phong kiến ở nông thôn;bớc đầu thực hiện ngời cày có ruộng, tạo thêm niềm tin tởng cho ngời chiến sỹ đang chiến đấu ngoài mặt trận.
Qua một thời gian thực hiện, phong trào đã thu đợc những kết quả đáng kể:
Trớc hết phong trào đã hạ đợc uy thế của bọn cờng hào, địa chủ, phú nông, mang lại quyền lợi thiết thực cho nông dân.
Tại Nam Đàn, song song với việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá.Từ cuối 1953, tỉnh cử cán bộ công tác về huyện Nam Đàn tiến hành cuộc vận động phát động quần chúng đấu tranh triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức.Sau khi tổng kết rút kinh nghiệm làm thí điểm đợt I ở hai xã Xuân Yên và Vạn Thọ từ tháng 1 năm 1954, cuộc phát động quần chúng đấu tranh triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức đợt II đợc mở rộng ra khắp các xã trong huyện. Đợc các đội công tác phát động, giai cấp nông dân trong huyện đã vùng dậy vạch tội ác của giai cấp địa chủ phong kiến, đấu tranh buộc chúng phải triệt để giảm tô và giảm tức.Những tên trớc đây ngoan cố không chịu thực hiện hoặc thực hiện cha đúng mức nay buộc phải thoái tô cho tá điền. Ruộng công đợc chia hẳn cho nông dân, các thứ nợ đợc giảm lãi và có thứ bỏ hẳn.Qua công cuộc bình tô ở Nam Đàn thì thấp nhất là giảm 37%, trung bình và đại bộ phận là 60%, cao nhất là 90%.ở Diễn Châu mức tô thấp nhất là 85%,trung bình và đại bộ phận là 40-45%,cao nhất là 90%.Còn ở Quỳnh Lu thấp nhất là 25%,trung bình 45-50%,cao nhất là 95%.
Nếu nh ở Nghi Lộc trong năm 1950 đợc mặt trận Việt Minh- Liên Việt tỉnh và huyện tuyên truyền,vận động 1080 trong số 1151 gia đình có ruộng đất phát canh đã thực hiện giảm tô 25% theo Sắc lệnh ngày 15/2/1950 của Chính
phủ với diện tích là 1846 mẫu trong số 1951 mẫu Trung bộ.Cả huyện chỉ còn 70 địa chủ với 105 mẫu cha giảm đúng.Đến 6/1953,Uỷ ban cải cách ruộng đất Trung ơng cử một đoàn cán bộ về chỉ đạo thí điểm cuộc"Phóng tay phát động
quần chúng triệt để giảm tô" ở Nghệ An đã chọn Tam Thái (Nghi Lộc) là một
trong số 3 xã làm thí điểm. Đến tháng 9/1953 cuộc vận động giảm tô đã đợc mở rộng ra toàn tỉnh.ở Nghi Lộc cũng đợc tiến hành rộng trong các xã. Đợt II bắt đầu từ tháng 9 gồm 5 xã: Phúc Hoà, Thần Lĩnh, Thuận Hoà, Xuân Hải, Ng Hải. Đợt III bắt đầu từ tháng 4/1954 gồm các xã: Thịnh Trờng, Xuân Lộc, Hợp Châu, Xá Lĩnh, Đông Hải, Yên Sơn. Các đợt "Phóng tay phát động quần
chúng triệt để giảm tô "đã phát động đợc đại bộ phận nông dân vùng dậy đấu
tranh hạ uy thế chính trị của bọn địa chủ cờng hào,ác bá,bắt chúng phải thoái tô, thoái tiền công quỵt cho tá điền. Qua đợt phát động này các đơn vị hành chính xã và các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận,đoàn thể ở các cấp đều đ- ợc chấn chỉnh, sắp xếp lại theo yêu cầu mới. Đơn vị hành chính cơ sở từ 13 xã lớn đợc chia thành 38 xã mới và thống nhất lấy chữ đầu tiên huyện làm chữ đầu tiên xã.
Nhìn chung trong việc giảm tô vụ chiêm năm 1953 ở Nghệ An thì nông dân , nhất là bần cố nông đã hăng hái thực hiện chủ trơng giảm tô của Đảng, gây thành một phong trào sôi nổi rộng khắp. Kết quả đã mang laị một phần về kinh tế và nâng cao một phần ý thức giác ngộ chính trị cho nông dân và tổ chức nông hội đợc đề cao hơn, khí thế đấu tranh của nông dân bắt đầu lên, uy thế của địa chủ đang bị sụt xuống nhanh chóng.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giảm tô vụ chiêm năm 1953,Đảng bộ Nghệ An cũng đã mắc một số sai lầm, đó là chính sách không đợc phổ cập rộng rãi trong Đảng và trong nhân dân, nông dân học tập còn sơ sài, không nghiên cứu kỹ nội dung của chính sách, do đó khi thực hiện nhiều nơi đẩy mức tô lên 80-90%, thậm chí có nơi còn đẩy lên tới 100%, 120%, có nơi định mức tô cho từng thành phần nh địa chủ hơn phú nông 5%, phú nông hơn trung nông 5%, có nơi định mức tô theo sản lợng thuế nông nghiệp.... Ngoài ra còn có những sai lầm về nguyên tắc tổ chức,về sách lợc.Trong đó sai lầm lớn nhất
là không tăng cờng đợc sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện mà lập các đội công tác độc lập.Tuy nhiên, những sai lầm này đã dần đợc khắc phục trong những đợt sau.
Tính chung qua các đợt giảm tô đợc thực hiện ở các địa phơng trong toàn tỉnh Nghệ An đã có hàng vạn mẫu ruộng, hàng vạn tạ thóc thu đợc từ đấu tranh đã đợc nông dân đa vào sử dụng sản xuất, mua sắm trâu bò, nông cụ. Sau các đợt đấu tranh này đã dấy lên một phong trào thi đua sản xuất phục vụ kháng chiến, đóng thuế và đi dân công.
Với hai đợt phát động quần chúng giảm tô, ruộng đất của địa chủ và nông dân đã có những chuyển biến rõ rệt.
Theo báo cáo công tác năm 1953 của Tỉnh uỷ Nghệ An, thì cuối năm 1953 trên toàn tỉnh tăng diện tích đợc 1000 mẫu(5 huyện miền nam tăng 7000 mẫu,3 huyện miền bắc sụt 3000 mẫu),năng suất trung bình tăng 12%, các thứ hoa màu khác nh ngô, khoai thì đều bị sụt giảm cả diện tích và sản lợng.
Nh vậy, từ năm 1945 - 1953 dới tác động của các chính sách ruộng đất,số ruộng đất trong tay địa chủ ngày càng giảm.Không chỉ có địa chủ mà phú nông tầng lớp có nhiều ruộng đất sau địa chủ dới tác động của những chính sách ruộng đất từ sau cách mạng tháng Tám đến 1953 cũng có sự chuyển biến cả về số hộ và số ruộng đất theo hớng có lợi cho nông dân.
Nông dân, đối tợng chính của quá trình thực hiện chính sách ruộng đất đã có sự chuyển biến tích cực rõ rệt cả về hộ và ruộng đất. Số ruộng đất của nông dân ngày càng tăng lên, đó là do nông dân đã có thêm ruộng địa chủ phân tán, ruộng công và ruộng bán công, so với trớc Cách mạng tháng Tám và năm 1949 thì chiếm hữu ruộng đất cũng nh bình quân ruộng đất của nông dân có sự chuyển biến lớn. Nhìn chung đối tợng chủ yếu có đợc ruộng vẫn là trung bần nông,cố nông đợc rất ít.Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là trong khi chia ruộng cho nông dân chúng ta không thực hiện đúng nguyên tắc"thiếu ít chia ít, thiếu nhiều chia nhiều", mặt khác trung bần nông có điều kiện chuộc lại ruộng, còn cố nông thì không. Tuy nhiên, bộ mặt nông thôn Nghệ An về cơ bản đã có sự chuyển biến tích cực, chính quyền cấp xã đợc sơ
bộ chấn chỉnh, trong tạm thu, trong đấu tranh chính trị và trong phong trào giảm tô nhằm gạt bỏ khỏi bộ máy chính quyền những phần tử phản động, đề bạt một số bần cố nông tham gia vào bộ máy chính quyền .
Bớc sang năm 1954, Nghệ An cùng các tỉnh ở miền Bắc thực hiện hai nhiệm vụ trung tâm mà TW Đảng và Hồ Chủ Tịch xác định là "Ra sức đánh giặc và thực hiện cải cách ruộng đất".
Hội nghị hành chính toàn Liên khu họp từ ngày 13 đến 18/3/1954, đã ra nghị quyết "Nhiệm vụ cụ thể của Thanh Nghệ Tĩnh là ra sức phục vụ tiền
tuyến, tích cực xây dựng lực lợng bảo vệ hậu phơng đồng thời phải tiến hành phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, có kế hoạch từng bớc lãnh đạo chặt chẽ và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp để đảm bảo cung cấp và cải thiện dân sinh...." [31,136].
Trong chơng trình công tác năm 1954, Liên khu uỷ Liên khu IV đã đề ra nhiệm vụ "Tiếp tục sơ bộ chỉnh đốn làm cho chính quyền thực sự trong tay
nông dân chuẩn bị cải cách ruộng đất, cụ thể là đề cao cảnh giác của nông dân với phản ứng của giai cấp địa chủ, tăng cờng đoàn kết nông thôn chủ yếu là giữa bần cố nông..."[ 32,148]
Dới sự chỉ đạo của TW Đảng và Liên khu uỷ, Đảng bộ Nghệ An đã lãnh đạo quần chúng tiếp tục thực hiện các đợt giảm tô trong điều kiện cả nớc dồn sức cho chiến cuộc Đông Xuân và chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ phát động quần chúng giảm tô nhằm đẩy mạnh hơn nữa bồi dỡng sức dân tập trung cho nhiệm vụ đánh giặc.Đặc biệt là các cán bộ chiến sĩ quân đội,thanh niên xung phong,dân công hoả tuyến trên các chiến trờng đợc tin vui gia đình mình đã có ruộng,đời sống ngày một tốt hơn nên càng phấn khởi,yên tâm,hăng hái thi đua giết giặc lập công.
Nh vậy, từ tháng 9/1953 đến tháng 7/1954 Nghệ An đã tiến hành 5 đợt phát động quần chúng đấu tranh triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức tại 120 xã trong số 155 xã thuộc các huyện đồng bằng, trung du. Qua các đợt phát động quần chúng, các địa phơng đã đa ra khỏi tổ chức Đảng, chính quyền cấp
huyện và cơ sở những địa chủ, quan lại cờng hào trớc Cách mạng tháng Tám 1945 làm tay sai cho đế quốc phong kiến. Những cán bộ, đảng viên thuộc thành phần công nhân, bần cố nông đợc tăng cờng vào các cấp uỷ Đảng và chính quyền cấp huyện, xã; quyền làm chủ của nông dân lao động đợc đề cao.
Cuộc phát động quần chúng đấu tranh triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức đợc tiến hành trong thời điểm của chiến cuộc Đông Xuân đang thắng lợi dồn dập đã tạo nên sức bật mới cho cả hậu phơng và tiền tuyến. Những thắng lợi to lớn ở tiền tuyến và hậu phơng cổ vũ lẫn nhau,động viên tinh thần hăng hái chiến đấu của bộ đội, thanh niên xung phong và dân công trên các chiến trờng.Từ thành quả của giảm tô,giảm tức đa ruộng đất về cho dân cày,Nghệ An đã tích cực đóng góp sức ngời và sức của cho kháng chiến chống Pháp. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ,Nghệ An đã đóng góp 32000 dân công, trong đó có 200 dân công xe đạp thồ cùng hàng ngàn tân binh, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến đã nô nức lên đờng ra tiền tuyến với tinh thần "Tất cả cho cuộc tấn công chiến lợc Đông Xuân 1953- 1954", "Tất cả cho Điện Biên Phủ",toàn dân đã ra sức tăng gia sản xuất, tiết kiệm,đáp ứng nhu cầu tiền tuyến.Chỉ trong một thời gian rất ngắn, nông dân cả tỉnh đã nhập kho 1496 tấn thóc thuế đã phơi khô,quạt sạch(bằng 50% chỉ tiêu giao nộp năm 1953 và bằng 82% mức thuế mà Liên khu IV giao cho Nghệ An trong một vụ).
Kết quả đó, chứng tỏ đây là một chủ trơng đúng đắn,sáng suốt kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc,mâu thuẫn trong xã hội làm cho quần chúng nhân dân rất phấn khởi tin tởng ,hởng ứng đờng lối chính sách của Đảng.
Nh vậy, phát động quần chúng giảm tô trong năm 1953- 1954 ở Nghệ An đã đánh ngả địch về mặt chính trị, đem lại một phần quyền lợi kinh tế cho nông dân, thiết thực bồi dỡng sức dân, góp phần vào thắng lợi trên mặt trận quân sự. Kết quả to lớn của các đợt phát động quần chúng triệt để giảm tô là bớc chuẩn bị trực tiếp cho công cuộc cải cách ruộng đất.