Một số nhận xét đánh giá về khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghi Lộc trong cách mạng tháng Tám.

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng của nhân dân nghi lộc từ năm 1930 1945 (Trang 63 - 68)

trong cách mạng tháng Tám.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghi Lộc mà đỉnh cao là ngày 26-8- 1945, đã giành đợc thắng lợi trọn vẹn. Thắng lợi đó mang nhiều đặc điểm riêng, độc đáo:

Cũng nh các huyện trong tỉnh, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghi Lộc diễn ra nhanh gọn, trọn vẹn và không hề có xung đột, mặc dù còn có hàng vạn quân đội Nhật đóng ở các căn cứ trên địa bàn. Có đợc thắng lợi ấy, bên cạnh điều kiện khách quan thuận lợi chung, là nguyên nhân chủ quan hết sức quan trọng của Việt Minh huyện. Nhờ biết vận dụng các hình thức tổ chức và phơng pháp hoạt động, đấu tranh linh hoạt, thích hợp của Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh vào hoàn cảnh cụ thể của địa phơng mình, nên Việt Minh huyện Nghi Lộc đã khắc phục đợc những khó khăn, hạn chế đợc sự chống đối, cản trở của quân thù, tạo nên thuận lợi cho việc tập hợp và đoàn kết nhanh chóng các lực lợng yêu nớc và cách mạng trong mọi tầng lớp nhân dân đón kịp thời cơ cách mạng.

Về hình thức khởi nghĩa là sự kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị một cách mạnh mẽ, nhng trong đó đấu tranh chính trị đóng vai trò chính. Vì thế cuộc khởi nghĩa tháng Tám ở Nghi Lộc trên thực tế là cuộc cách mạng bạo lực nhng diễn ra tơng đối hoà bình và tránh đợc đổ máu.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Nghi Lộc có đợc là còn nhờ vào sự đoàn kết của mọi cán bộ, Đảng viên trong huyện đã biết đặt lợi ích cách mạng, lợi ích dân tộc lên trên hết, lấy lợi ích đó làm mục tiêu chiến đấu. Đó là sự hy sinh lớn lao của bao chiến sỹ, đồng bào, nhân dân ở Nghi Lộc nói riêng và hai

tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nói chung qua các cuộc diễn tập cách mạng 1930- 1931; 1936-1939; do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo.

Vợt qua bao gian nan thử thách, nhân dân Nghi Lộc dới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghi Lộc đã từng bớc đa cách mạng đi lên và để cuối cùng đạt đợc kết quả nh ý muốn. Đồng thời nhân dân Nghi Lộc có sẵn lòng yêu nớc nồng nàn và làm cách mạng đến nơi đến chốn, do đó kết hợp hai yếu tố này đã đa đến kết quả thắng lợi trong cách mạng tháng Tám đáng ghi nhận.

Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nghi Lộc nói riêng và Nghệ Tĩnh nói chung đã góp phần làm thắng lợi trên cả nớc, đập tan chế độ thống trị của thực dân phong kiến trên đất nớc ta hàng ngàn năm. Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã mở ra bớc ngoặt mới trong lịch sử dân tộc, là cuộc đổi đời cha tng có của mỗi ngời dân Việt Nam. Thắng lợi đó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc nh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945: " Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị, dân ta đã đánh đổ… các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nớc Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ quân chủ mấy mơi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà " [1: 169] …

Thắng lợi cuộc khởi nghĩa tháng Tám ở Nghi Lộc cũng để lại nhiều bài học quý báu, đó là: bài học về nắm thời cơ và chớp thời cơ phát động khởi nghĩa giành chính quyền; về phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang từ hình thức thấp đến hình thức cao tiến lên giành chính quyền vào đúng thời cơ thuận lợi nhất.

Phong trào cách mạng giải phóng của nhân dân Nghi Lộc trong giai đoạn 1930-1945 phát triển mạnh mẽ, liên tục, sâu rộng và giành thắng đợc thắng lợi hết sức to lớn, có tác động tích cực đến toàn bộ tiến trình lich sử cách mạng Nghi Lộc và Nghệ An về sau.

Từ những phong trào đấu tranh dới ảnh hởng của Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930) về chỉ đạo chiến lợc cách mạng Việt Nam. Phong trào đã nhận đợc sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ Nghệ An, các chi bộ Đảng ở Nghi Lộc nhanh chóng đợc thành lập (4-1930), rồi tiếp đến thành lập Mặt trận dân chủ Thống Nhất toàn Đông Dơng (5-1938) và ban vân động Việt Minh Nghi Lộc cũng đợc ra đời vào (6-1945) để cứu nớc, cứu nhà. Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của mặt trận Việt Minh Nghi Lộc, các chi bộ Đảng cũng phát triển vững chắc, lãnh đạo kịp thời cách mạng Nghi Lộc diễn ra bắt nhịp theo phong trào đấu tranh chung của dân tộc; đa cách mạng Nghi Lộc tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn vào tháng Tám 1945.

Trải qua quá trình lịch sử cụ thể, phong trào chống chế độ thực dân, phong kiến của Nghi Lộc đã thể hiện những đặc điểm sau:

1. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Nghi Lộc trong giai đoạn 1939-1945 là sự kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của ông cha, để bảo vệ quyền lợi dân tộc.

2. Trong phong trào đấu tranh cách mạng những năm 1930-1945, nhân dân Nghi Lộc luôn đề cao tinh thần tự lực tự cờng chống áp bức bóc lột, chủ động sáng tạo thực hiện các chủ trơng, đờng lối cách mạng của Trung ơng Đảng, của Tỉnh uỷ Nghệ An một cách linh hoạt vào điều kiện lịch sử cụ thể của Nghi Lộc. Nhờ đó, phong trào đấu tranh cách mạng ở Nghi Lộc vẫn liên tục đợc phát triển, mở rộng hoà nhịp đợc với phong trào cách mạng của toàn dân tộc.

3. Thắng lợi của phong trào cách mạng 1930 - 1945 ở Nghi Lộc chính là nhờ sự lãnh đạo tài tình, hoạt động tích cực của tầng lớp cán bộ Đảng viên đã biết đặt lợi ích cách mạng, lợi ích dân tộc lên trên hết. Trớc hết cùng nhau khắc

phục mọi khó khăn chung và khó khăn bản thân, gia đình để dồn tâm huyết chung lo việc nớc. Sự đoàn kết nhất trí xả thân vì sự nghiệp cứu nớc đã cuốn hút nhân dân noi theo, tạo niềm tin và tạo đà cho cách mạng tiến lên. Nhân dân trong huyện một lòng đi theo Đảng, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh mỗi khi có Đảng lãnh đạo. Đảng hiểu lòng dân, lòng dân theo ý Đảng để tạo nên thắng lợi hoàn toàn của cách mạng.

4. Thắng lợi của cách mạng Nghi Lộc thời kỳ 1930 - 1945 còn nhờ vào tinh thần đoàn kết của tập thể nhân dân trong huyện. Sức mạnh toàn dân Nghi Lộc đợc tập hợp lại trong các Hội Phụ nữ, Hội thanh niên, Hội cứu quốc Rồi… trong Mặt Trận Dân Chủ Thống Nhất toàn Đông Dơng từ huyện đến cơ sở và sau đó lại tập hợp trong Mặt Trận Việt Minh để chống lại kẻ thù. Nhờ sự đoàn kết toàn dân đã làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận giai cấp thống trị ở địa phơng dần ngã về với cách mạng, làm cho nội bộ của kẻ thù bị phân hoá, giảm bớt sự phá hoại của kẻ thù. Đoàn kết chính là sức mạnh, là nguyên nhân dẫn đến những thắng lợi của cách mạng từ thấp đến cao ở Nghi Lộc mà đỉnh cao là sự thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lực lợng vũ trang trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, Xô Viết ra đời và trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi trong toàn huyện.

5. Trong phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1945 chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai, của nhân dân Nghi Lộc đã có một vị trí vô cùng quan trọng góp phần xứng đáng vào thắng lợi của phong trào đấu tranh chung trong toàn tỉnh Nghệ An và cả nớc.

Những bài học lịch sử rút ra từ phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghi Lộc trong giai đoạn 1930 - 1945 không chỉ làm phong phú thêm kho tàng kinh nghiệm lịch sử của dân tộc mà còn có ý nghĩa thiết thực trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và cả công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Phong trào cách mạng của nhân dân Nghi Lộc từ 1930-1945 đã thể hiện rõ truyền thống yêu nớc và cách mạng cũng nh vai trò, khả năng cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng của nhân dân nghi lộc từ năm 1930 1945 (Trang 63 - 68)