mạng của mình để xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống tự do không có ngời bóc lột ngời Tuy nhiên, cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền, bảo vệ cách mạng và… xây dựng chính quyền nhân dân Nghi Lộc sẽ rất gian khó và cũng đầy hi sinh. Kẻ thù của dân tộc nói chung và của nhân dân nói riêng đang còn rất mạnh. Đây là một thử thách rất lớn đối với nhân dân Nghi Lộc một lần nữa lại đợc khẳng định trong các cuộc đấu tranh tiếp.
2.2.3. Phong trào đấu tranh chống khủng bố trắng của địch, bảo vệ, duy trì cách mạng. cách mạng.
Với sự kiện, nhân dân ở một số địa phơng của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã đập tan bộ máy chính quyền thực dân phong kiến và dựng nên bộ máy chính quyền của công - nông, là một đòn chí mạng đánh vào đế quốc Pháp và tay sai phong kiến. Bởi vậy từ cuối năm 1930 trở đi thực dân Pháp đã tiến hành một cuộc đàn áp, khủng bố khốc liệt phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh nói riêng, cả nớc nói chung. Chúng tìm mọi cách để cố dìm Nghệ Tĩnh trong biển máu và quyết tâm giành lại chính quyền ở các địa phơng, cho nên chúng đối với Nghệ Tĩnh lúc này là huỷ diệt “hửu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần” (có Nghệ Tĩnh không giàu, không có Nghệ Tĩnh cũng chẳng nghèo), có nghĩa là
đốt sạch và quét sạch. Với giả tâm ấy, bọn chúng đã tập trung mọi lực lợng, sử dụng mọi hình thức và không từ một thủ đoạn dã man tàn bạo nào để tiêu diệt cách mạng Nghệ Tĩnh - nơi mà xa nay luôn luôn làm cho bọn chúng phải bận lòng lo lắng tới.
Với âm mu đó, sau khi đợc chuẩn bị chúng đã điều đến Nghệ Tĩnh một lực lợng vũ trang khá lớn gồm đủ các loại lính, trớc hết chúng thay thế tất cả các quan lại mà chúng cho là bất lực và yếu đuối. Đồng thời với việc củng cố và tăng cờng lực lợng chúng còn lập ra các tổ chức phản cách mạng ở các làng xã để khống chế, đàn áp khủng bố cách mạng đến tận cơ sở. Bên cạnh đó lại đợc chính phủ chi viện và hỗ trợ về mọi mặt, kẻ địch bắt đầu tấn công vào cách mạng đi đôi với việc khủng bố đàn áp, xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản, chúng còn dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ nhân dân quy thuận chính phủ. Với khẩu hiệu đầy máu: “Thà giết nhầm hơn bỏ sót” chúng đã tiến hành đàn áp Nghệ Tĩnh khốc liệt hơn, trong đó Nghi Lộc là một địa phơng mà Địch rất chú ý đến.
Tại Nghi Lộc, ngoài đồn Thợng Xá (Cửa Lò) đã đợc lập trớc, vào lúc này thì chúng lập thêm đồn Chính Vị (ở Cửa Hội), đồn Chợ Cọi (ở cạnh Vinh), đồn Chợ Xâm, mỗi đồn có tới 40 đến 50 lính khố xanh canh giữ. Với bốn đồn này, bọn chúng đã chế ngự bốn phía của huyện Nghi Lộc. Ngoài hệ thống đồn khố xanh, bọn chúng còn lập một hệ thống bang tá từ huyện đến xã, thôn dày đặc.
Với hệ thống lính tráng hơn gấp nhiều lần so với thời gian trớc, hơn thế nữa bọn chúng đợc cấp trên phóng tay, nên bọn tay sai tha hồ làm ma, làm gió bất chấp luật lệ và đạo lý. Một số tên tay sai, lính tráng đã trở thành con quỷ khát máu. Không đầy ba tháng, sau ngày Tôn Thất Hoàn bị giết chết, ở đồn Chính Vị đã giết 22 ngời, đồn Chợ Xâm giết 15 ngời và 320 ngôi nhà của… đồng bào ở đây bị chúng tới dầu thiêu huỷ. Tàn bạo hơn, bọn chúng còn tuyên bố: “giết ngầm lớn bé, già trẻ” ở huyện Nghi Lộc. Tại đồn Chính Vị chúng đã xử bắn 19 chiến sỹ cách mạng: Đặng Văn Chính, Trần Đình Trác, Trần Ngọc Trúc, Trần Ngọc Diệu, Đặng Thọ Tích, Ông Bát Em, Đặng Thọ Ngơi, Hoàng Xuân ất chúng tìm mọi cách để đánh đập chèn ép nhân dân trong huyện.…
Từ thực trạng trên đây, đến giữa năm1931, phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh nói chung, Nghi Lộc nói riêng bớc vào thời kỳ khó khăn, tình thế cách mạng đã thay đổi. Điều kiện để duy trì phong trào cách mạng không còn nữa.Theo chỉ thị của Đảng, các chi bộ cộng sản ở Nghi Lộc tìm mọi cách để bảo toàn lực lợng, chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu mới khi có thời cơ và điều kiện thuận lợi.
Nh thế, với những thủ đoạn, âm mu tàn bạo của kẻ thù không những không dập tắt đợc phong trào cách mạng trong quần chúng nhân dân cả nớc nói chung và nhân dân Nghi Lộc nói riêng mà còn thổi bùng tinh thần cách mạng trong lòng họ lên cao, làm cho thực dân Pháp và phong kiến, tay sai không còn dùng đến những thủ đoạn xoa dịu quần chúng, mà chúng điên cuồng khủng bố phong trào cách mạng của nhân dân. Bất chấp cả d luận, chúng dùng bàn tay sắt để dìm chính quyền cách mạng trong biển máu, để lập lại chế độ thống trị của chúng ở nông thôn. Toàn bộ chính sách của chúng chỉ nhằm vào ba tiếng: “khủng bố trắng” một cuộc khủng bố mà tên mật thám Đông Dơng Lamacty đã thừa nhận là trong 10 năm thống trị cha bao giờ chúng đàn áp nh thế [18: 12].
Trớc tình hình ấy, xứ uỷ Trung Kỳ đã phân công uỷ viên thờng vụ cùng với tỉnh uỷ Vinh giúp Nghi Lộc đối phó với cuộc khủng bố trắng của địch. Hội phản đế Đông Dơng phát truyền đơn lên án hành động dã man tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều, kêu gọi nhân dân trong xứ đứng lên đấu tranh đòi bọn chúng "không đợc bỏ thuốc độc, không đợc đa lính tàn phá Nghi Lộc" [25: 72].
Với chủ trơng đúng đắn và kịp thời, đợc sự chỉ đạo trực tiếp của xứ uỷ Trung Kỳ và Nghệ An, phong trào đấu tranh của quần chúng tiếp tục phát triển lên mạnh mẽ. Huyện uỷ Nghi Lộc cũng đã kịp thời chỉ đạo các chi bộ Đảng và các Xô Viết nông thôn tiếp tục cuộc đấu tranh chống đàn áp và bảo vệ thành quả cách mạng. Nhiều hình thức đấu tranh đã đợc áp dụng nh: rải truyền đơn, biểu tình, mít tinh phản đối chính sách khủng bố trắng của địch. Để chỉ cho quần chúng cách mạng hiểu rõ và nắm chắc âm mu thủ đoạn của kẻ thù và đề
ra, những tháng đầu năm 1931 lúc cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp bớc vào thời kỳ ác liệt, cũng là thời kỳ nhân dân Nghệ Tĩnh lâm vào nạn đói hết sức nghiêm trọng. Hạn hán kéo dài, ruộng đồng bỏ hoang mấy vụ liền, nghề đánh cá cũng bị thất bát…
ở Nghi Lộc nông nghiệp sa sút, các nghề khác trong nông thôn cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng, công nhân bị sa thải làm cho ngời dân Nghi Lộc phải xiêu c bạt quán để kiếm sống, đời sống nhân dân hết sức bi đát. Chính vì vậy, mà vào thời điểm này cứu đói cho nhân dân đặt ra một cách cấp bách và là việc sống còn của cách mạng. Cho nên song song với việc chống cỡng bức thực hiện chủ trơng chung của tỉnh uỷ, huyện uỷ Nghi Lộc còn phát động nhân dân đấu tranh đòi bọn cầm quyền cấp cơm gạo cho nhân dân làng đói, kiếm việc làm cho ngời thất nghiệp ... Và làng giàu giúp làng nghèo, ngời giàu giúp ngời nghèo, thể hiện tình làng nghĩa xóm “lá lành đùm lá rách” của nhân dân Nghi Lộc trong khi gặp hoạn nạn đói rét. Chủ trơng này rất phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên đã đợc nhân dân nhiệt liệt hởng ứng, trong cuộc đấu tranh vận động vay thóc gạo để cứu đói cho dân đợc tổ chức khắp các làng xã trong huyện. Nhất là trong dịp kỉ niệm “tuân lễ đỏ” từ ngày 15 đến 24 tháng 1 năm 1931, các cuộc đấu tranh vay lúa cứu đói không những sôi nổi lan rộng ở khắp các làng xã phía Đông và phía Nam mà phát triển lên cả vùng phía Tây huyện nh Phơng Tích, Nghi Phơng, Vân Trình, Xuân Mỹ - Nghi Đồng, Nghi Văn, Nghi Lâm, Nghi Kiều các cuộc biểu tình đấu tranh này đã cuốn hút một số… đồng bào theo đạo thiên chúa tham gia rộng khắp, Nông Hội Đỏ còn lãnh đạo nhân dân giơng cao cờ đỏ búa liềm kéo ra đồng đào bới khoai của các gia đình địa chủ để cứu đói, ở 21 làng xã, các chi bộ Đảng đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh buộc hào lý xuất thóc gạo, tiền quỹ công để trợ giúp những gia đình bị đói, bị nạn trong đấu tranh. Đây là những việc làm đúng đắn và kịp thời vừa cứu đói cho dân, vừa tích cực đấu tranh chống khủng bố, đàn áp của thực dân và phong kiến. Tuy nhiên, trong quá trình thc hiện đó không nắm vững đờng lối chủ trơng của Đảng nên Đảng bộ thiếu sách lợc, thiếu hình thức và phơng pháp
mềm dẻo trong việc vay lúa cứu đói, thiếu sót của lãnh đạo cùng với hành động của nông dân một số nơi đã dẫn phong trào tới chỗ vay tràn lan, vay không đúng đối tợng, có địa phơng dùng phơng pháp mềm dẻo, có địa phơng dùng hình thức cỡng bức một số khá đông gia đình trung nông. Do đó đã tạo điều kiện cho kẻ địch tuyên truyền chia rẽ nói xấu cách mạng, lôi kéo tập hợp quần chúng chống cộng sản. Bởi vậy thời kì này một số địa chủ phú nông, trung nông trớc đây vẫn ủng hộ cách mạng thì giờ đây họ nghi ngờ, ngả nghiêng dao động. Một số quan lại đã hợp tác với Pháp. Bọn địa chủ phản động cũng tổ chức lực l- ợng để chống lại các cuộc biểu tình của nhân dân. Nhất là các cha đạo của đạo thiên chúa giáo đợc thc dân che chở, cho nên vào thời kì này hết sức phản động lôi kéo con chiên chống phá cách mạng. Chẳng hạn cha cố đạo cai quản xứ đạo Mậu Lâm đã sang yêu cầu tên đồn trởng, đồn lính khố xanh đóng ở vùng Cự Đại (Đại Sơn - Đô Lơng) dẫn lính đến đàn áp cách mạng ở các xã trong vùng. Còn ở Nghi Lộc, họ đạo ở Mỹ Yên (Nghi Phơng), Xuân Mỹ (Nghi Đồng), La Nham (Nghi Yên) thì tổ chức vào làng kích động con chiên vũ trang “chống… cộng sản đột nhập vào làng”. Tình hình chống phá cách mạng nh thế, nếu không vạch mặt và trấn áp những phần tử này thì không duy trì đợc cách mạng. Vì vậy, đi đôi với việc vay lúa cứu đói, các cấp uỷ Đảng trong huyện đã lãnh đạo Nông Hội Đỏ tổ chức nhân dân biểu tình, thị uy, cảnh cáo những tên phản động và kêu gọi giáo lơng đoàn kết tiếp tục đấu tranh cách mạng.
Nếu nh trớc đây, biểu tình, tuần hành, trấn áp là hình thức đấu tranh chủ yếu, công tác tuyên truyền vận động chỉ mới đợc thực hiện thì giờ đẩy lên một bớc cao hơn, các cấp uỷ Đảng đã rất chú trọng đến công tác này và vận động một cách sáng tạo. Phong trào quần chúng nhân dân thì ngày một mạnh lên, đã vạch rõ bộ mặt phản động của bọn tay sai đế quốc, đồng thời cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia hạn chế và đẩy lùi cuộc khủng bố trắng của địch, cũng từ phong trào đấu tranh phát triển rộng khắp mà đã thúc đẩy sự phát triển của các chi bộ Đảng và các tổ chức quần chúng cách mạng phát triển sâu rộng hơn. "So với số lợng cuối tháng 12 năm 1930 đến cuối tháng 4 năm 1931. Tổ chức Đảng
đã phát triển từ 15 chi bộ với 58 đảng viên lên 23 chi bộ với 162 đảng viên, Nông Hội Đỏ phát triển từ 1574 hội viên hoạt động trong 19 làng xã lên tới 4926 hội viên hoạt động hơn một nửa tổng đơn vị hành chính của huyện Nghi lộc " [25: 79].…
Nổi lên trong giai đoạn này là phong trào tập luyện quân sự theo chỉ thị hớng dẫn “chiến lợc ra trận” của quân uỷ Trung Kỳ chuẩn bị cho cuộc tổng biểu tình vào dịp kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1/5/1931. Qua cuộc tập luyện này thì đội tự vệ đỏ đợc củng cố phát triển cả nâng cao về số lợng và chất lợng.
Tuy đã có hàng chục đồn lính khố xanh, đồn lính bang tá, dày đặc điểm canh, trạm gác của đoàn phu Song Tôn Thất Kiều - tri huyện mới của huyện… Nghi Lộc và tổng lý trong huyện vẫn ngày đêm nơm nớp lo âu trớc xu thế cách mạnh đang ngày đêm phát triển.
Trong quá trình tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống đàn áp khủng bố, bảo vệ thành quả cách mạng cũng là quá trình rút kinh nghiện để đi đến hoàn thiện về việc thực hiện chủ trơng, chính sách của Đảng. Bảo vệ thành quả cách mạng. Bởi vì cách mạng đâu chỉ có trấn áp, biểu tình mà là đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Các chi bộ Đảng ở cơ sở đã biết kết hợp với các Xô Viết nông dân tổ chức cho quần chúng xoá nạn mù chữ, nạn dốt, coi nạn mù chữ là một thứ giặc nguy hiểm không kém. Do đó mà ở Nghi Lộc chỉ trong 21 làng đã có tới 44 lớp bình dân học vụ dạy chữ quốc ngữ. Song song với việc dạy chữ quốc ngữ thì việc bài trừ các tệ nạn xã hội đợc thực hiện một cách triệt để.
Có thể nói những việc làm trên đây của nhân dân Nghi Lộc dới sự lãnh đạo của huyện uỷ đã có những đóng góp lớn lao góp phần bảo vệ đợc thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyễn Xô Viết nông thôn làm chủ trong một thời gian khá dài.
Nhng bớc sang năm 1931 Nghi Lộc nằm trong tình thế chung của cách mạng trong cả nớc. Đây là thời kì mà thực dân và phong kiến tập trung lực lợng để phá cho đợc Xô Viết Nghệ Tĩnh, chúng quyết dìm Nghệ Tĩnh trong biển
máu. Đến tháng 11 năm 1931 cơ sở hoạt động của xứ uỷ Trung Kỳ - Vinh bị phá vỡ.
Quả thật rất khó xác định một mốc dứt khoát cho thời kỳ thoái trào của Xô Viết Nghệ Tĩnh. Vì phong trào ở hai tỉnh và giữa các vùng trong một tỉnh phát triển không đều, nhng nếu nhìn chung trong từng tỉnh có thể thấy một cách khái quát rằng tình hình thoái trào trở thành phổ biến ở Nghệ An là vào khoảng tháng 4, tháng 5 năm 1931 và ở Hà Tĩnh là vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 1931. Tình hình căn bản ở các vùng thoái trào là Địch hoàn toàn nắm lại đợc thế chủ động, chính quyền địch lập lại đã dần dần đợc củng cố, lực lợng của ta đã bị tổn thất nặng nề, phải chuyển dần vào hoạt động bí mật. Các vùng đó gặp muôn vàn khó khăn phức tạp, xô viết không còn nữa.
Tuy nhiên, một đặc điểm nổi bật của thoái trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là phong trào không bị dập tắt một lúc mà chỉ lắng xuống dần, đây là một đặc điểm rất quan trọng của phong trào đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo. Nó khác hẳn với cuộc khởi nghĩa Yên Bái, khi bị kẻ thù khủng bố là tắt ngay.