8. Cấu trúc của Luâ ̣n văn
3.2.6. Đổi mới cơ chế quản lý trường học theo hướng thực hiện quyền tự chủ,
chủ, tự chịu trách nhiệm
3.2.6.1. Mục đích
- Nhằm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Hiệu trưởng, cho nhà trường trong việc tổ chức công việc, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đổi mới cơ chế quản lý trường học theo hướng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc huy
động sự đóng góp của cộng đồng xã hội đối với phát triển nhà trường, phát triển giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.
- Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, trong quản lý của Hiệu trưởng các trường TH.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Theo “Nghị định số 43//NĐ-CP ngày 25/4/2006 do Chính phủ ban hành Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Đây là một đổi mới lớn về cơ chế quản lý trường học, tác động lớn đến cách thức làm việc và hiệu quả công tác của hiệu trưởng. Theo Nghị định này người Hiệu trưởng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần tuân thủ :
- Các nguyên tắc
Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật.
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Nội dung
Theo “Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo”. Theo đó, người Hiệu trưởng cần thực hiện các nhiệm vụ sau :
1. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ
+ Hoạt động liên kết, hợp tác
1. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế 2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tuyển dụng
3. Quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức + Về ký hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch.
+ Về sắp xếp, bố trí, phân công công tác, điều động, biệt phái, tiếp nhận, luân chuyển, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
+ Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị.
+ Về nâng bậc lương + Về đào tạo, bồi dưỡng + Về khen thưởng, kỷ luật
- Tổ chức thực hiện
+ Trách nhiệm của Hiệu trưởng :
Hiệu trưởng - người đứng đầu nhà trường là người đại diện theo pháp luật của đơn vị trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân; chịu trách nhiệm về các hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao. Hiệu trưởng có các trách nhiệm cụ thể sau đây:
Phổ biến, quán triệt Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 và các Văn bản hướng dẫn, thực hiện đến toàn bộ cán bộ, viên chức trong nhà trường, thống nhất trong lãnh đạo, cấp uỷ Đảng, tổ chức công đoàn, về chủ trương thời gian thực hiện, định hướng phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài.
Chỉ đạo xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên theo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp về hoạt động của nhà trường.
Ban hành theo thẩm quyền các quy chế làm việc, quy chế dân chủ cơ quan, quy chế khen thưởng, kỷ luật; quy định về tuyển dụng, sử dụng cán bộ, viên chức và người lao động và các quy định khác nhằm đảm bảo thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phù hợp với đề án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và điều lệ tổ chức, hoạt động của nhà trường đã được phê duyệt.
Phối hợp với cấp uỷ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn cung cấp về một số việc sau đây :
Báo cáo và tham khảo ý kiến của cấp ủy Đảng và Hội đồng trường của nhà trường trước khi đề nghị với cấp trên hoặc quyết định những vấn đề: Quy hoạch phát triển; kế hoạch 5 năm, hàng năm và các biện pháp thực hiện; thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức có tên gọi khác trực thuộc nhà trường, đề án sắp xếp lao động.
Tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn nhà trường các vấn đề: Quy chế dân chủ cơ quan, quy chế làm việc, quy chế khen thưởng, kỷ luật; quy định về sử dụng cán bộ, viên chức và người lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cùng cấp tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm theo quy định pháp luật.
Báo cáo và tham khảo ý kiến Hội nghị cán bộ, viên chức hoặc cán bộ chủ chốt của nhà trường trước khi đề nghị hoặc quyết định các vấn đề: Quy hoạch phát triển, kế hoạch 5 năm, hàng năm và các biện pháp thực hiện của đơn vị; đề án sắp xếp lao động; quy chế dân chủ cơ quan.
Báo cáo bằng văn bản xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trong trường hợp cấp uỷ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp có ý kiến chưa thống nhất.
+ Trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền :
Các cơ quan có thẩm quyền giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường (của đơn vị sự nghiệp nói chung). Phê duyệt phương án sau khi nhận được phương án trình của đơn vị sự nghiệp trong thời hạn 15 ngày.
Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm theo qui định Điều 32 của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV. Hàng năm có sơ kết đánh giá tình hình thực hiện.
Thực hiện chủ trương, chính sách về đổi mới quản lý trường học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các năm học vừa qua, Hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn thành phố đã có ý thức tiếp cận và có nhiều chuyển biến trong tư duy quản lý. Một số Hiệu trưởng đã có cách làm mới, sáng tạo trong quản lý, đi đầu là hiệu trưởng các trường TH Ba Đình, TH Điện Biên II, TH Minh Khai I và TH Lê Văn Tám. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, chuyển biến đáng kể cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục.