8. Cấu trúc của Luâ ̣n văn
3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá Hiệu trưởng
3.2.5.1. Mục đích
- Làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý; hiệu quả công tác và triển vọng phát triển của Hiệu trưởng.
- Đánh giá chính xác Hiệu trưởng là cơ sở vững chắc tạo ra động lực thúc đẩy Hiệu trưởng cống hiến tâm trí, sức lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phải lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá.
- Đánh giá, phân loại Hiệu trưởng là căn cứ để tuyển chọn; xây dựng quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ.
- Đánh giá Hiệu trưởng, đánh giá cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ - Đây là một trong những thành công trong công tác cán bộ của Đảng, góp phần khẳng định về quan điểm rõ ràng nhất quán về phương pháp sáng tạo, đúng đắn, khoa học.
- Đánh giá phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng trên cơ sở tự phê bình và phê bình, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ,
công khai; phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Quyết định 286/QĐ/TW ngày 08/02/2010 về việc Ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức, vì vậy khi đánh giá Hiệu trưởng cần thực hiện theo các nội dung sau:
- Các căn cứ để đánh giá Hiệu trưởng:
1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức: Theo Điều 8, 9, 10-Luâ ̣t cán bộ công chức, có hiệu lực từ 01/01/2010.
2. Tiêu chí đánh giá đối với Hiệu trưởng
Đối với Hiệu trưởng, được đánh giá theo “Chuẩn Hiệu trưởng trường TH” Ban hành theo Thông tư 14/ 2011 /TT-BGDĐT ngày 08/4/2011: gồm 4 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí ( Phụ lục 2)
3. Chức trách, nhiệm vụ của Hiệu trưởng
Đối với Hiệu trưởng trường TH thực hiện theo Điều 20 - Điều lệ trường TH: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: có 8 nhiệm vụ.
4. Ngoài ra khi đánh giá Hiệu trưởng còn phải căn cứ vào môi trường và điều kiện Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn đánh giá
- Nội dung đánh giá: 3 nội dung chính
+ Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao + Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
+ Chiều hướng và triển vọng phát triển
- Thời hạn đánh giá
Đánh giá Hiệu trưởng theo định kỳ hàng năm vào dịp hết học kỳ, kết thúc năm học, hết nhiệm kỳ, bổ nhiệm lại.
- Quy trình đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng
Hàng năm, tất cả Hiệu trưởng phải tự đánh giá và được nhà trường đánh giá xếp loại một lần chính thức vào cuối năm học.
+ Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp Hiệu trưởng đánh giá
- Phân loại Hiệu trưởng
Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại Hiệu trưởng theo 4 mức sau : + Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ
+ Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ + Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ + Chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ
Thực hiện đổi mới công tác đánh giá Hiệu trưởng, kết hợp với thực hiện theo hai văn bản mới vừa ban hành: Thông tư 14/ 2011 /TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 Ban hành Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường TH; Quyết định 286/QĐ/TW ngày 08/02/2010 Ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức trong các năm gần đây đã có tác dụng lớn, đã làm thay đổi, đổi mới cách đánh giá Hiệu trưởng. Trên địa bàn thành phố cách đánh giá Hiệu trưởng các trường TH từ năm 2009 đến nay đã trở nên rõ ràng hơn; khoa học; có quy trình; có cách thức, có tiêu chuẩn, tiêu chí và đã chuyển từ đánh giá định tính sang định lượng. Từ đó giúp việc đánh giá Hiệu trưởng đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác hơn; góp phần thúc đẩy hiệu quả làm việc của Hiệu trưởng, giúp công tác xét thi đua khen thưởng tốt hơn.