Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79)

8. Cấu trúc của Luâ ̣n văn

3.2.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng

3.2.2.1. Mục đích

Nhằm giúp cho các cấp quản lý xây dựng kế hoạch, nội dung và phương thức cần thiết để bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng.

Góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý cho đội ngũ Hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Chất lượng cán bộ được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường học tập, đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng thì cần phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tấm đến công tác giáo dục rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Người nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” và Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã nêu “Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội các thành thần kinh tế, đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở” [35].

Công việc đào tạo và bồi dưỡng cần phải được đổi mới thường xuyên cho phù hợp với xu thế, phát triển của thời đại, với tình hình của đất nước khi đã gia nhập WTO. Do đó việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng là một tiến trình liên tục, không ngừng đổi mới.

Trong đào tạo, bồi dưỡng cần chú ý đến các yếu tố: đối tượng, nội dung và tổ chức thực hiện.

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Đối với Hiệu trưởng đương chức; Đối với cán bộ trong quy hoạch.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Nội dung đào tạo bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng nằm trong nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước đã được quy định trong Quyết định 847/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 6 nội dung cơ bản sau:

1. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

4. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng nghề nghiệp.

5. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ.

6. Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học.

Căn cứ vào 6 nội dung cơ bản này Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 3481/GD-ĐT ngày 01/11/1997 ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước của ngành Giáo dục - Đào tạo

- Nội dung

1. Về đường lối chính sách

Cung cấp, trang bị cho học viên những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

2. Về quản lý hành chính Nhà nước

Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước.

3. Về quản lý giáo dục - đào tạo

Cung cấp cho học viên cả về phương pháp luận cả về kỹ năng quản lý giáo dục - đào tạo.

4. Về kiến thức chuyên biệt

Cung cấp cho học viên một số phương pháp luận và kỹ năng có tính chất chuyên biệt đối với các đối tượng cụ thể.

Những nội dung trên đây được xây dựng thành các chương trình để đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống.

Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế nên trong đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng còn cần cập nhật thông tin, tăng cường bồi dưỡng thêm về một số nội dung sau:

Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến thế giới;

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần tự chủ, tự tin trong hội nhập quốc tế;

Đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức chung về hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục;

Đào tạo, bồi dưỡng những nét văn hoá đặc trưng các vùng miền, các dân tộc để đội ngũ Hiệu trưởng có thêm hiểu biết nhằm phát huy tốt công tác xã hội hoá giáo dục và xây dựng xã hội học tập hiện nay.

- Tổ chức thực hiện

Đối với các cấp quản lý giáo dục

Xây dựng kế hoạch; biên soạn nội dung kiến thức bồi dưỡng cho Hiệu trưởng; tổ chức các lớp, các đợt bồi dưỡng.

Đối với phòng Giáo dục - Đào tạo

Đăng ký chỉ tiêu với Sở Giáo dục – Đào tạo mở các lớp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Động viên, khuyến khích, yêu cầu kể cả bắt buộc Hiệu trưởng tham gia các lớp bồi dưỡng theo quy định.

Đề xuất với các cấp, ban ngành liên quan mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành cho Hiệu trưởng: quản lý trường học, quản lý giáo dục, quản lý hành chính.

Tăng cường tổ chức các lớp chuyên đề, các đợt tập huấn về công tác quản lý tạo điều kiện để Hiệu trưởng được giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của nhau.

+ Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo và tự đào tạo; đào tạo một cách có hệ thống và đào tạo mang tính bổ sung, cập nhật.

Đào tạo, bồi dưỡng tập trung và không tập trung; đào tạo, bồi dưỡng theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ.

Đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo; hoặc tại địa bàn công tác; hoặc đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức từ xa.

Thực tế những năm qua cho thấy tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn nơi công tác và tự bồi dưỡng được đông đảo Hiệu trưởng ủng hộ và tham gia đầy đủ.

Đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng trong quy hoạch gồm hai giai đoạn:

+ Trước quy hoạch

Cần tạo điều kiện để nhiều cán bộ được đi đào tạo, bồi dưỡng giúp cho việc cơ cấu quy hoạch sẽ càng phong phú và có chất lượng. Như vậy, khi cần thiết chúng ta sẽ cân nhắc và lựa chọn được người xứng đáng vì nếu không có hoặc ít nguồn cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng sẽ gây khó khăn cho công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng Hiệu trưởng.

+ Sau quy hoạch

Ở giai đoạn này đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quyết định đến kết quả thực hiện qui hoạch. Xây dựng xong qui hoạch mới chỉ là bước đầu; quá trình đào tạo, bồ dưỡng, rèn luyện, thử thách đối với cán bộ trong qui hoạch mới là quan trọng, là khâu then chốt để đánh giá kết quả kế hoạch đã được thông qua. Ở giai đoạn này công tác đào tạo, bồi dưỡng xác định rõ:

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, 5 năm.

Lựa chọn nội dung, chương trình, hình thức đào tạo phù hợp với tiểu chuẩn về chức danh Hiệu trưởng - chuẩn Hiệu trưởng.

Có biện pháp thích hợp để liên hệ, phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kịp thời nắm bắt, cập nhật thông tin về chất lượng hiệu quả học tập của đội ngũ Hiệu trưởng.

Tri thức từ lâu đã được xem như chiếc chìa khoá vạn năng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao hiểu biết vốn tri thức cho mọi Hiệu

trưởng, giúp cho Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ của mình có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục giai đoạn hiện tại.

Cũng nhờ làm tốt công tác này mà 5 năm trở lại đây một số Hiệu trưởng đã đi học thạc sỹ, cao cấp lý luận chính trị, tiếp thu chuyên đề, nâng cao trình đô ̣. Hàng năm, đội ngũ Hiệu trưởng thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý, cập nhật thông tin như: “Chuẩn hiệu trưởng”, “Chuẩn giáo viên”, kết quả đã có 100% Hiệu trưởng được cấp chứng chỉ theo học chương trình: Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore; chương trình dự án SREM hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục.

3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Hiệu trưởng của các cấp quản lý

3.2.3.1. Mục đích

- Thanh tra, kiểm tra Hiệu trưởng là một chức năng cơ bản của quản lý, là một công việc quan trọng phải thực hiện nhằm phát hiện lệch lạc và điều chỉnh kịp thời, giúp Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình quản lý đưa toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục đạt hiệu quả tốt.

- Thanh tra, kiểm tra giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; cũng như giúp Hiệu trưởng tự đánh giá và được đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan.

- Thanh tra, kiểm tra nhằm thực hiện tốt qui chế tổ chức, chấp hành văn bản ban hành và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị

- Nâng cao nhận thức, mục đích, ý nghĩa và hiệu quả của thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động giáo dục của nhà trường, đối với đội ngũ Hiệu trưởng, tập thể cán bộ, giáo viên.

Thanh tra, kiểm tra là cách thức thu nhận thông tin về thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng như tổ chức, cách quản lý, chất lượng. Đó là hệ thống thao tác quan sát, so sánh và đánh giá xem thực tế lao động sư phạm có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn, quy tắc hay không.

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động quản lý nhà nước do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xem xét nhằm phát huy những nhân tố tích cực; đồng thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý các vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, ngành, các quyền và lợi ích của tập thể, cá nhân.

Công tác thanh tra, kiểm tra chỉ ra ưu điểm, khắc phục nhược điểm, sai lầm trong công tác quản lý điều này sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác tổ chức quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn. Đánh giá, khen thưởng đề bạt những cán bộ có phẩm chất, năng lực và điều hành nhà trường tốt; Xử lý, điều chỉnh thay thế, kỷ luật những cán bộ vi phạm nguyên tắc quản lý làm lành mạnh các cơ sở giáo dục, nâng cao trình độ sát với thực tế với yêu cầu công việc.

- Xây dựng lực lượng cộng tác viên thanh tra

Ngoài cán bộ thanh tra của Thanh tra thành phố, Thanh tra ngành, cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên thanh tra để đảm nhận công việc. Đội ngũ này được lựa chọn từ các cán bộ, chuyên viên của phòng Nội vụ, phòng Giáo dục- Đào tạo, từ cán bộ quản lý và giáo viên các trường TH, là những người phải có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, có thâm niên công tác, có nhiều thành tích được ghi nhận và có uy tín cao trước đồng nghiệp.

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra. Cung cấp đầy đủ văn bản, trang thiết bị làm việc để thực hiện nhiệm vụ. - Xây dựng nội dung, phương pháp thanh tra, kiểm tra

Nội dung: Thanh tra, kiểm tra toàn diện; chuyên đề; từng mặt; vụ việc; tham mưu giải quyết khiếu nại tố cáo.

Phương pháp: Người thanh tra, kiểm tra phải lựa chọn và kết hợp hài hoà các phương pháp như: quan sát, kiểm tra, điều tra, phỏng vấn, phân tích, tổng hợp.

Các thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra và đánh giá phải nắm được mục đích và nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra là phát hiện kịp thời những sai phạm để uốn nắn, điều chỉnh, động viên phát huy những mặt tích cực và hơn thế nữa là trao đổi góp ý, rút ra bài học kinh nghiệm để Hiệu trưởng làm tốt hơn sau thanh tra, kiểm tra.

Xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Xây dựng một cách cụ thể, chi tiết kế hoạch thanh tra, kiểm tra: thời gian, địa điểm, đối tượng, nội dung, thường xuyên, định kỳ, đột xuất trong suốt cả năm học.

Thực hiện đúng lịch thanh tra, kiểm tra đã quy định.

Kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải phù hợp với kế hoạch năm học mà Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT đã ban hành.

Trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần họp đoàn thanh tra nêu rõ mục đích, nội dung và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Bước 2: Tiến hành thanh tra, kiểm tra

Căn cứ vào kế hoạch, nội dung thanh tra, kiểm tra, ra quyết định thành lập đoàn thanh tra và thông báo đến đối tượng thanh tra.

Tiến hành các công việc thanh tra theo trình tự quy định tại:

Quyết định số 2151/2006/QĐ-CP về Quy chế hoạt động thanh tra Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 về Thanh tra giáo dục Thông tư số 43/2006/TT-BGD-ĐT ngày 20/10/2006 về Hướng dẫn thanh tra giáo dục.

Đọc quyết định; Tiến hành thanh tra; Trao đổi với đối tượng thanh tra; So sánh với chuẩn; Đánh giá kết quả; Lập biên bản thanh tra.

Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, đoàn thanh tra kết luận và gửi kết luận này đến Hiệu trưởng nhà trường.

Trên cơ sở kết luận của đoàn thanh tra, Hiệu trưởng khắc phục hạn chế, yếu kém, xác định mặt mạnh để phát huy. Từ đó, giúp Hiệu trưởng xây dựng nội dung tự bồi dưỡng, bồi dưỡng và rút kinh nghiệm hoàn thiện dần để nâng cao hiệu quả làm việc.

Chính nhờ làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý mà chủ yếu là của phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường TH trên địa bàn thành phố nên trong 3 năm qua việc thực hiện nề nếp dạy - học, các hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục trong nhà trường được củng cố, được đổi mới và có kết quả tốt hơn. Vì thế được Sở Giáo dục - Đào tạo đánh giá là đơn vị dẫn đầu Tỉnh về chất lượng giáo dục, nổi bật là các trường TH Điện Biên I, Điện Biên II, TH Ba Đình.

Như vậy, thanh tra, kiểm tra không những để cho người Hiệu trưởng tiên đoán được kết quả xảy ra, nắm bắt được những nguyên nhân và đề ra những biện pháp quản lý có hiệu quả. Thanh tra, kiểm tra là công cụ sắc bén góp phần tăng cường công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ Hiệu trưởng trường TH; Mặt khác còn nhằm động viên khuyến khích tính tích cực, sự sáng tạo của đội ngũ Hiệu trưởng; Chỉ ra khiếm khuyết, sai sót giúp họ có định hướng, điều chỉnh mọi mặt và nâng cao tinh thần trách nhiệm.Thanh tra, kiểm tra giúp Hiệu trưởng không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, đúng như Bác Hồ nói tại Hội nghị thanh tra miền Bắc năm 1957: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” và như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định vai trò thanh tra là “Không coi trọng công tác thanh tra là tước mất một vũ khí cần thiết của người lãnh đạo”.

3.2.4. Hoàn thiện chế độ chính sách đối với Hiệu trưởng.3.2.4.1. Mục đích 3.2.4.1. Mục đích

- Thực hiện chế độ chính sách ưu đãi phù hợp đối với Hiệu trưởng nhằm giúp Hiệu trưởng toàn tâm, toàn ý dốc lòng vì công việc là nguồn động viên khích lệ họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện chế độ chính sách ưu đãi phù hợp đối với Hiệu trưởng cũng là sự thừa nhận của xã hội đối với một loại lao động vừa mang tính hành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w