Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 96)

8. Cấu trúc của Luâ ̣n văn

3.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và

phòng GD-ĐT trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng 3.2.7.1. Mục đích

- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã yêu cầu : “Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước ” [6].

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước,

trong đó ngành giáo dục giữ vai trò chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện.

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành giáo dục nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ Hiệu trưởng nói riêng được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đảng đề ra đường lối, chính sách cán bộ và quyết định bố trí, quản lý đội ngũ cán bộ - Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua các tổ chức Đảng, thông qua đội ngũ Đảng viên. Đảng kiểm tra, giám sát thực hiện quyết định, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ. Đồng thời theo “Nghị định 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 về Qui định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục”. Đảng, chính quyền và ngành giáo dục cần thực hiện đồng bộ, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng các trường TH.

Đảng bộ thành phố, đặc biệt là Thường trực Thành ủy, UBND, HĐND thành phố luôn tăng cường sự quan tâm đến hoạt động giáo dục, đến đội ngũ Hiệu trưởng đã đưa ra những quyết sách phù hợp, thúc đẩy chất lượng quản lý đội ngũ Hiệu trưởng. Cụ thể là:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng

Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 34CT/TW của Bộ chính trị về củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong trường học và phát triển Đảng viên trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Mỗi trường có một Chi bộ độc lập, chịu

trách nhiệm chỉ đạo đường lối, chủ trương, chính sách phát triển nhà trường. Trong đó coi trọng công tác xây dựng và phát triển Đảng viên mới, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch cán bộ.

Tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng trong việc xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp với chính quyền, đoàn thể, trên cơ sở hoạt động thống nhất, dân chủ, định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi tổ chức trong công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ.

Đảng bộ, chi bộ có trách nhiệm quản lý cán bộ, đảng viên về ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật, phẩm chất đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng trường TH, thể hiện ở chỗ các tổ chức Đảng phải luôn được chỉnh đốn đổi mới; nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình; khắc phục biểu hiện xa rời quần chúng, quan liêu, tính tự cao, tự đại, tư tưởng hẹp hòi.

Hiệu trưởng các trường TH cần tham mưu, đề xuất kịp thời nhằm góp phần kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng; xây dựng, quản lý và bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý. Công tác bảo vệ cán bộ cũng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng.

- Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền, của phòng GD-ĐT đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng.

Triển khai và thực hiện Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

+ Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Uỷ ban nhân dân thành phố.

Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh về phát triển giáo dục MN, TH, THCS trên địa bàn thành phố.

Phòng GD-ĐT thành phố có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục của thành phố, tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với các phòng, Ban chức năng: phòng Nô ̣i vu ̣, phòng Tài chính- Kế hoa ̣ch tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, về tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác của các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố. Xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp hàng năm để Ủy ban nhân dân thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục, dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của thành phố, gửi các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp thành phố theo quy định của pháp luật. Sau khi được giao dự toán ngân sách, phối hợp với cơ quan chuyên môn về tài chính, kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp thành phố trong việc phân bổ ngân sách giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

Chủ trì, phối hợp với các phòng, Ban và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố.

Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm và sáng kiến của địa phương.

Hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua của ngành, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn thành phố.

Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp thành phố các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện xã hội hoá giáo dục.

Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học, việc phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý.

Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục.

Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố uỷ quyền, phân công.

+ Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân xã, phường.

Ủy ban nhân dân xã, phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền về giáo dục trên địa bàn xã, phường và có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương

Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn xây dựng kế hoạch xây dựng, tu sửa trường lớp trên địa bàn xã, phường trình Hội đồng nhân dân xã, phường phê duyệt.

Phối hợp với nhà trường tổ chức đăng ký, huy động trẻ em đến trường, vào lớp 1 đúng độ tuổi và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; phối hơ ̣p, ta ̣o điều kiê ̣n cho các nhà trường tổ chức các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ.

Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non, lớp tiểu học gia đình trên địa bàn xã, phường.

Phối hợp với phòng GD-ĐT quản lý trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đóng trên địa bàn.

Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân phối hợp với nhà trường giáo dục con em và tham gia bảo vệ tôn tạo các công trình dành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh; huy động các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục của xã, phường.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và của phòng Giáo dục – Đào tạo để nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng,

chất lượng giáo dục. Tiêu biểu là các phường Ba Đình, Điện Biên, phường Đông Tho ̣, xã Quảng Thành, Đông Hải... tại đây các trường THCS,Tiểu học, Mầm non, Trung tâm học tập cộng đồng đều đạt chuẩn Quốc gia, mọi người dân ở mọi lứa tuổi đều được học, học suốt đời và bước đầu đã đáp ứng việc xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.

Như vậy, hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng được nâng cao khi có sự phối hợp và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, trong đó phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm chính, làm đầu mối chỉ đạo, phối hợp thực hiện như tham mưu và giúp cho Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; phối hợp với các phòng, ban, đoàn thể, xã, phường của thành phố chỉ đạo Hiệu trưởng các trường thực hiện nhiệm vụ nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục.

3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Để có cơ sở khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề ra, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia, bằng cách trưng cầu ý kiến của các đồng chí có thâm niên, có kinh nghiệm, có thành tích, có cương vị trong ngành giáo dục được mọi người tín nhiệm và tôn trọng. Chúng tôi đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục 3 ; 4) để trưng cầu ý kiến của:

05 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD-ĐT Thanh Hoá

16 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên phòng GD-ĐT thành phố Thanh Hoá

26 đồng chí là Hiệu trưởng các trường TH thành phố Thanh Hoá

38 đồng chí là Phó Hiệu trưởng, giáo viên cốt cán các trường TH thành phố Thanh Hoá.

Thông qua “Phiếu trưng cầu ý kiến về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường TH thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá”.

Tỷ lệ % là tổng số phiếu đồng ý chia cho tổng số phiếu thu vào.

Kết quả trả lời đã được thống kê, tổng hợp ở bảng 3.1 và bảng 3.2 sau đây

Bảng 3.1

Kết quả khảo sát sự cần thiết về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng trường TH thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá

TT Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (Số lượng/tỉ lệ %) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời 1

Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển Hiệu trưởng.

35 41.2

50 58,8 2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ Hiệu trưởng.

30 35,3

55 64,7 3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm

tra Hiệu trưởng của các cấp quản lý.

34 40,0

51 60,0 4 Hoàn thiện chế độ chính sách đối với

Hiệu trưởng. 40 47.0 38 44.7 7 8.3 5 Đổi mới công tác đánh giá Hiệu

trưởng 35 41.3 45 52.9 5 5.8 6

Đổi mới cơ chế quản lý trường học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm 45 52,9 35 41.3 5 5.8 7

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và phòng GD-ĐT trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng.

40 47.0 45 52.9 Trung bình chung 259 43.6 319 53.6 17 2.8 Bảng 3.2

Kết quả khảo sát tính khả thi về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng trường TH thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá

TT Các giải pháp

Mức độ khả thi của các giải pháp (Số lượng/tỉ lệ %) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời 1

Đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển Hiệu trưởng.

20 23.6 50 58.8 15 17.6 2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ Hiệu trưởng.

15 17.6

70 82.4 3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm

tra Hiệu trưởng của các cấp quản lý.

15 17.6

70 82.4 4 Hoàn thiện chế độ chính đối với Hiệu

trưởng 5 5.9 45 52.9 30 35.3 5 5.9 5 Đổi mới công tác đánh giá Hiệu trưởng 5

5.9

70 82.4

10 11.7 6 Đổi mới cơ chế quản lý trường học theo

hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm

20 23,6 40 47.0 25 29.4 7

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và phòng GD-ĐT trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng

25 29.4 60 70.6 Trung bình chung 105 17.6 405 68,2 80 13.4 5 0,8

Qua trưng cầu ý kiến đóng góp của các chuyên gia chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Về sự cần thiết của các giải pháp

Có 7/7 giải pháp, đạt tỉ lệ 100% qua trưng cầu ý kiến, khảo sát đã nhận được sự đồng ý và nhất trí cao về sự cần thiết. Không có ý kiến nào đánh giá

không cần thiết. Tuy nhiên về mức độ đồng ý của từng giải pháp như rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết là khác nhau. Qua bảng 3.1 số liệu trên cho thấy có 4/7 giải pháp là các giải pháp 1; 2; 3; 7, đặc biệt là giải pháp 7 được các ý kiến đánh giá cao, 100% ý kiến cho rằng rất cần thiếtcần thiết.

2. Về tính khả thi của các giải pháp

Có 6/7 giải pháp nhận được 100% các ý kiến qua trưng cầu, khảo sát đồng ý và nhất trí về tính khả thi. Chỉ có 1/7 giải pháp nhận được 94.1% sự đồng ý và nhất trí về tính khả thi.

Về mức độ đồng ý tính khả thi của từng giải pháp như rất khả thi,khả thi,

ít khả thi là khác nhau. Qua bảng 3.2, số liệu trên cho thấy có 3/7 giải pháp là các giải pháp 2; 3; 7, đặc biệt là giải pháp 7 được các ý kiến đánh giá cao, 100% ý kiến cho rằng rất khả thikhả thi.

3. Từ hai kết luận trên rút ra cả 7 giải pháp đề ra được sự đồng ý nhất trí cao về sự cần thiếttính khả thi. Như vậy nội dung của các giải pháp đạt giá trị thiết thực để đưa vào thực hiện, trong đó: có ba giải pháp 2 ; 3 ; 7 được đánh giá cao hơn cả về sự cần thiếttính khả thi nên cần được ưu tiên hàng đầu và thực hiện sớm nhất. Đó là Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và phòng GD-ĐT trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hiệu trưởng của các cấp quản lý; Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng.

4. Khi thực hiện 7 giải pháp nêu trên cần cụ thể hoá sao cho phù hợp với mỗi đơn vị trường học; mỗi địa phương; với đặc điểm tình hình để tính hiện thực và tính khả thi của các giải pháp đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w