Mối quan hệ giữa hiện thực và h cấu trong truyện kể về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của thi pháp truyền thuyết qua truyện kể dân gian về lê lợi và khởi nghĩa lam sơn (Trang 44 - 48)

mới đợc tồn tại với t cách là một tác phẩm văn chơng . Nhờ có h cấu tởng t- ợng mà các câu chuyện lịch sử, các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử trở nên sinh động, thơ mộng và dễ nhớ. Quan trọng hơn là nhờ h cấu tởng tợng mà tác giả dân gian đã biểu hiện đợc những quan niệm của mình về cuộc sống, về lịch sử, về con ngời …

3. Mối quan hệ giữa hiện thực và h cấu trong truyện kể về Lê Lợivà khởi nghĩa Lam Sơn và khởi nghĩa Lam Sơn

Chúng ta đã biết rằng hiện thực trong truyện kể về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn là cái cốt lõi lịch sử. Bất cứ một truyện kể nào cũng phải

xuất phát từ cái căn cốt hiện thực lịch sử đó thì mới tồn tại đợc . Còn h cấu ở hệ thống truyện kể này là h cấu thần kỳ và h cấu hiện thực chứ không đơn thuần chỉ là h cấu thần kỳ. Sự h cấu làm nên bản chất văn học của truyện còn cốt lõi lịch sử làm nên giá trị nhận thức của truyện ( giá trị lịch sử) . Nh vậy quan hệ giữa hiện thực và h cấu ở đây thực chất là gì ? Nó có quan hệ với nhau nh thế nào ?

Trớc hết cần phải thấy rằng giữa hiện thực và h cấu có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau. Hiện thực làm nên đề tài, chủ đề , cảm hứng sáng tác của truyện. H cấu làm nên chỉnh thể nghệ thuật của truyện . Từ hiện thực đến tác phẩm đó chính là con đờng của tởng tợng h cấu. Nh vậy nếu không có xuất phát điểm là hiện thực thì sẽ không có tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên không phải hiện thực nào cũng là xuất phát điểm nghệ thuật. Quan niệm của nhân dân về lịch sử không bị bó buộc bởi một quy chế nào do vậy cách ghi nhớ, phản ánh lịch sử của nhân dân cũng rất tự do . Họ chỉ phản ánh để biểu hiện quan niệm , thái độ tình cảm của mình. Vậy nên hiện thực thôi cũng cha đủ làm nên tác phẩm. Tác phẩm phải là sự ý thức của chủ quan về hiện thực và biểu hiện nó ra bằng một hình thức riêng .

Nhân vật Lê Lợi là một nhân vật lịch sử có thật gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhng khi đi vào các truyện kể thì ông đã ít nhiều bị thần thành hoá " Gơm thần Lê Lợi "," Tìm minh chủ", " Ngọn gơm thần của ông Lê Lợi". Đây là kiểu h cấu thần kỳ. Tác giả dân gian đã viền một vành hào quang thần thoại lên nhân vật mà họ biết ơn, yêu quý. Bằng cách đó nhân dân bày tỏ tình cảm và cũng là một sự ghi nhớ về ngời anh hùng dân tộc. Hay ở các nhân vật khác cũng vậy chẳng hạn nh Nguyễn Xí (dạy chó diệt thù dạy chim đánh trận) Phan Đà " sự tích đền Bạch Mã " …

Những nhân vật phiếm chỉ nh bà hàng nớc, bác thợ săn, bà hàng dầu … cùng có một cái lõi lịch sử là ngời lao động đã có công giúp đỡ, cu mang Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn . ở những nhân vật này tác giả dân gian đã dùng h cấu hiện thực để bộc lộ những quan niệm của mình. Nh chúng tôi đã trình bày ở ch- ơng II, những nhân vật này sở dĩ tàng ẩn dới dạng phiếm chỉ là để cho cái nền nhân dân nổi bật lên một cách rõ nét. Nhân vật bà hàng nớc trong truyện " Làng Quỳ Chử" là một bà hàng nớc cụ thể nhng cũng là chung cho những ngời dân làng Quỳ Chử, chung cho những ngời dân cả nớc trong công cuộc kháng chiến chống Minh.

Có khá nhiều trờng hợp tác giả dân gian sử dụng đan xen yếu tố thần kỳ này với yếu tố duy lý hiện thực để chi phối và khống chế yếu tố thần kỳ đó. Gơm thần của Lê Lợi là do trời ban cho để dựng nghiệp lớn. Có công dụng siêu phàm, có ánh sáng kỳ lạ … Nhng cây gơm thần đó lại cũng có cán bằng gỗ, có lỡi bằng sắt , cũng phải mài mới sắc nh gơm thờng. Hay nh ở truyện" Bạch Y Thần Nữ, Bạch Hổ thần nữ và Dung Thụ đại vơng" Lê Lợi đ- ợc cứu thoát nhờ ngời con gái áo trắng chết trôi hoá thành con cáo trắng từ bụi cây chạy ra. Nh vậy yếu tố hoang đờng rất đậm . Nhng tác giả dân gian đã h cấu dựa trên thực tế chứ không dám thoát ly hẳn. Bởi vì trong thực tế ở những gốc cây mục thờng có cáo có chồn ẩn náu . Do vậy giáo chọc vào thì nó sẽ chạy ra, đó là cái lý hiện thực của truyện .

Tuy nhiên cái quan hệ giữa hiện thực và h cấu trong truyện kể về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đợc quan tâm đó là quan hệ giữa cái cốt lõi lịch sử với cái đợc biểu hiện là tác phẩm . Giữa chân lý lịch sử với chân lý nghệ thuật.

Khác với các sử gia phong kiến chỉ ghi dấu sự kiện và đề cao nhân vật Bình Định Vơng Lê Lợi, các tác giả dân gian chỉ tập trung thể hiện quan niệm, gửi gắm tình cảm qua các nhân vật và sự kiện lịch sử. Lịch sử coi trọng giá trị nhận thức có tính khoa học, truyền thuyết dân gian coi trọng giá trị t tởng, giá trị thẩm mỹ có tính nghệ thuật. Do vậy trong các truyện kể tác giả dân gian một mặt lý tởng hoá Lê Lợi một mặt bình thờng hoá thông qua các cốt truyện thể hiện sự đùm bọc , cu mang của nhân dân. Có những chi tiết làm trần tục hoá, nhân dân hoá hình tợng Lê Lợi nh chi tiết đi cày " Gơm thần Lê Lợi" ngồi dạng thẻ xé thịt ăn ngồm ngoàm " tìm minh chủ" … Nh vậy tác giả dân gian muốn kéo nhân vật Lê Lợi về với nhân dân , thể hiện mối quan hệ gần gũi gắn bó giữa Lê Lợi với nhân dân . Rõ ràng những truyện này không nhằm phản ánh lịch sử mà nhằm thể hiện quan niệm, cách đánh giá của nhân dân về lịch sử. Tuy nhiên sự thể hiện đó cũng không thể thoát ly khỏi cái cốt lõi lịch sử. Trong mời năm kháng chiến trờng kỳ Lê Lợi và nghĩa quân đã gắn bó với nhân dân, dựa vào sự cu mang đùm bọc của dân rất nhiều, và đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi. Nh vậy là nhân dân lại quay trở lại khẳng định chân lý lịch sử thông qua chân lý nghệ thuật.

Tóm lại, mối quan hệ giữa hiện thực và h cấu là mối quan hệ chỉnh thể. Không thể thiếu bất cứ một yếu tố nào trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Hiện thực lịch sử là cơ sở, nghệ thuật là đôi cánh. Hai yếu tố đó kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Mặt khác, trong t duy trung đại, văn sử bất phân do vậy tính chất kết hợp văn sử trong truyện là một điều dễ hiểu. Song đối với thể loại truyền thuyết thì tính chất vừa văn vừa sử trở thành một đặc trng nghệ thuật cơ bản .

Thần thoại và cổ tích cũng phản ánh hiện thực khách quan nhng không dựa vào những sự kiện, những nhân vật lịch sử có thật để h cấu mà là sáng tạo những sự kiện những nhân vật mới . Thần thoại sáng tác trên cơ sở của quan niệm vạn vật hữu linh tức là mọi vật đều có linh hồn và do vậy họ thổi hồn vào những sự vật vô tri, vô giác nh ma, gió, sấm, chớp ….. Nh vậy thần thoại phản ánh hiện thực khách quan bằng một thế giới siêu hình.

Cổ tích phản ánh hiện thực khách quan bằng một thế giới khác hẳn với thế giới thực tại. Đó là thế giới của ớc mơ, của khát vọng, của chân lý thiện thắng ác… Thế giới ấy có nhiều yếu tố hoang đờng kỳ ảo, phi lý. Tuy nhiên tác giả dân gian đã xuất phát từ hiện thực khách quan để sáng tạo nên.

Còn với truyền thuyết, đã gọi là truyền thuyết thì hiện thực phải là một sự thật đã xảy ra trong thực tế và từ đó tác giả dân gian h cấu nên truyện bằng thơ, bằng mộng, bằng trí tởng tởng để một mặt phản ánh hiện thực, một mặt nhận thức về hiện thực và đặc biệt là để biểu hiện ớc mơ, khát vọng, t t- ởng, tình cảm, quan niệm về cuộc sống . Yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn luôn đan cài vào nhau trong một truyền thuyết . Sự kết hợp chặt chẽ hiện thực và h cấu làm nên thể loại truyền thuyết nói chung và truyện kể về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn nói riêng.

Phần III

Truyện kể về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn tồn tại trên thực tế nh một hiện tợng văn học sinh động, phong phú và độc đáo. Nếu nh các truyện kể lịch sử thời Văn Lang- Âu Lạc còn gần với các thể loại truyện kể dân gian khác nh thần thoại, cổ tích thì đến thời kỳ này các truyện kể đã mang những nét khác biệt rõ rệt.

Sự ra đời của các truyện kể về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đã góp phần khẳng định sự tồn tại độc lập của thể loại truyền thuyết trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam . Từ thực tế khảo sát, phân tích hệ thống truyện kể hấp dẫn này, chúng tôi đi đến một số kết luận nh sau:

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của thi pháp truyền thuyết qua truyện kể dân gian về lê lợi và khởi nghĩa lam sơn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w