Tình hình nghiên cứu Cỏ ngọt tại Nghệ An

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 27)

4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4.Tình hình nghiên cứu Cỏ ngọt tại Nghệ An

Đầu tháng 11/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Stevia Á Châu triển khai dự án "Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trồng cây Cỏ ngọt làm dược liệu xuất khẩu tại xã Nghi Đồng huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An" Qua trồng khảo nghiệm cây Cỏ ngọt rất thích hợp với chất đất, khí hậu cũng như địa hình vùng đồi núi Nghi Đồng.

Sau gần 2 năm kể từ khi tiến hành dự án thì hiện nay diện tích trồng cây Cỏ ngọt đã không chỉ dừng lại ở xã Nghi Đồng mà mở rộng vùng nguyên liệu ở các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, các xã khác thuộc huyện Nghi Lộc. Trong đó, huyện Nam Đàn được trồng ở các xã như Nam Anh (20 sào), Nam Thanh (14 sào) và thử nghiệm trồng 2 sào trên đất phù sa ven sông Lam ở xã Hồng Long. Tại Hưng Nguyên, có xã Hưng Yên Nam và Hưng Yên Bắc. Sau khi tiến hành dự án ở xã Nghi Đồng với diện tích 6 ha thử nghiệm thì đến nay, các xã thuộc huyện Nghi Lộc cũng đã bắt đầu đưa vào trồng sản xuất như: Nghi Lâm (4 sào), Nghi Phương (2 sào) và Nghi Hưng (9 sào). Tính đến tháng 6/2011 thì diện tích ở một số xã thuộc các huyện như sau:

Bảng 1.4. Diện tích trồng Cỏ ngọt tại các vùng nguyên liệu

Huyện Nghi Lộc Nam Đàn Hưng Nguyên Viện KHKT

Diện tích

(Sào) 135 36 64 80

(Nguồn: Phòng nguyên liệu - Công ty CP đầu tư, phát triển Stevia Á Châu) [2] [1]

Không chỉ dừng lại ở đó, khi mô hình được nhân rộng đến các vùng nguyên liệu và thấy rõ hiệu quả của việc trồng cây Cỏ ngọt thì nhiều xã thuộc các huyện như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, cũng đang và sẽ đưa cây Cỏ ngọt vào sản xuất thay thế các loại cây trồng khác.

Có thể nói Cỏ ngọt là một loại cây có rất nhiều tiềm năng và cũng là loại cây triển vọng thay thế đường hóa học trong tương lai. Việc cây Cỏ ngọt đã có mặt

tại Nghệ An sẽ hứa hẹn cho chúng ta thêm một loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân. (Theo Lê Hữu Tiệp, Báo Nghệ An, 25/6/2010)[15]

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 27)