Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác và phân

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 41 - 46)

4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.2.Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác và phân

vi sinh đến khả năng sinh trưởng phát triển cây Cỏ ngọt

Nhằm tăng phổ sử dụng giá thể, hạ giá thành trong quy trình ươm giống Cỏ Ngọt, thí nghiệm sử dụng 3 loại nguyên liệu là: cát, đất rác và phân vi sinh với các tỷ lệ phối trộn khác nhau tạo giá thể nền cho quá trình nhân giống Cỏ ngọt bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ được tiến hành.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: cát, dất rác và phân vi sinh đến sức sống của mầm giống Cỏ ngọt Chỉ tiêu CT Tỷ lệ phối trộn Cát: Đất rác: Phân vs Số mẫu Tỷ lệ sống (%) CCC (cm) SL Đặc điểm cây giống CT1 1: 0: 1/5 100 71,66b 8,56 a 7,00 a Cây nhỏ, lá mỏng,xanh nhạt,sinh trưởng chậm CT2 1:1:1/5 100 79,00a 8,63 a 6,66 a Cây nhỏ,lá mỏng,xanh nhạt, sinh trưởng chậm CT3 1: 2: 1/5 100 83,66a 8,66 a 6,20 a

Cây to, lá dày, xanh, sinh trưởng nhanh

CT4 1: 3:1/5 100 84,66a 8,00a 6,26 a

Cây to, lá dày, xanh, sinh trưởng nhanh LSD 5% 8,57 0,88 1,02

CV% 5,7 5,5 8,3

Ghi chú: Trong phạm vi cột, các chữ cái giống nhau thì không có sự sai

khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy:

Các công thức có tỷ lệ phối trộn thành phần giá thể khác nhau, cho thấy sự sai khác nhau về các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, đặc điểm hình thái của cây giống. Cụ thể là:

Chỉ tiêu tỷ lệ sống giữa CT2, CT3, CT4 không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa, các kết quả thu được có sự tương đương nhau ở CT4 (84,66%), tiếp theo là CT3 đạt (83,66%), cuối cùng CT2 (79,00%). Ở CT1 khi thành phần giá thể không

bổ sung đất rác, có sự sai khác về tỷ lệ sống với các công thức còn lại, cho tỷ lệ sống thấp nhất 71,66 %.

Hình 3.3. So sánh ảnh hưởng các tỷ lệ phối trộn hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác, phân vi sinh sức sống của mầm ươm

Với tỷ lệ phối trộn khác nhau các công thức nghiên cứu cho thấy đặc điểm hình thái cây giống có sự sai khác nhau giữa CT3, CT4 và CT1, CT2. Ở CT3, CT4 cây giống cho cùng đặc điểm hình thái: Cây to, lá dày, xanh, sinh trưởng nhanh, sai khác hẳn so với CT1, CT2: Cây nhỏ, lá mỏng, xanh nhạt, sinh trưởng chậm.

Dựa vào kết quả phân tích ở trên cho thấy, sức sống của cây mầm có xu hướng tăng khi tỷ lệ phối trộn đất rác trong hỗn hợp giá thể. Điều này có thể được giải thích do khi thay đổi tỷ lệ Đất rác lớn hơn Cát, giá thể Cát đóng vai trò là chất độn, do đặc điểm cấu tạo của các hạt cát lớn hơn nhiều so với các hạt mùn trong thành phần Đất rác sẽ tạo được độ xốp và thoáng khí hơn cho giá thể dẫn tới khả năng hút nước và không khí của hệ rễ cây giống cũng tốt hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của mầm giống Cỏ ngọt.

Các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa giữa các công thức có tỷ lệ phối trộn khác nhau

Như vậy: Trong các công thức nghiên cứu với tỷ lệ phối trộn khác nhau cho thấy, CT3 và CT4 không có sai khác cả về các chỉ tiêu phân tích thống kê và đặc điểm hình thái cây ở hỗn hợp giá thể Cát, Đất rác và phân vi sinh, do đất rác có giá thành cao hơn so với cát phù sa, do vậy trong hỗn hợp giá thể tỷ lệ phối trộn đất rác càng thấp thì chi phí sản xuất cây giống càng hạ nên để đảm bảo hạ giá thành chọn CT3 tỷ lệ phối trộn 1 Cát: 2 Đất rác: 1/5 phân vi sinh cho tỷ lệ sống 83,66%, chiều cao cây ở mức 8,66cm, tổng số lá/cây 6,20 lá, cây to, lá dày, xanh, sinh trưởng nhanh.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác, phân vi sinh đến khă năng sinh trưởng, phát triển rễ của mầm Cỏ ngọt

CT trộn Cát: Đất Tỷ lệ phối rác: phân vs Ngày bắt đầu ra rễ SR (rễ)Tổng CDR (cm) Hình thái rễ CT1 1: 0:1/5 9 5,06 b 2,30 b Trắng, nhỏ, ngắn CT2 1: 1:1/5 9 4,86b 2,50 a Trắng đục,nhỏ, ngắn CT3 1: 2:1/5 9 6,20a 2,60 a Trắng ngà, mập CT4 1: 3:1/5 9 8,73 a 3,23 a Trắng ngà, mập LSD5% 3,57 0,90 CV% 12,4 14,2

Ghi chú: Trong phạm vi cột, các chữ cái giống nhau thì không có sự sai

Hình 3.4. So sánh tỷ lệ phối trộn của hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác và phân vi sinh đến khă năng sinh trưởng phát triển rễ của mầm ươm

Kết quả nghiên cứu bảng 3.4 và hình 3.4 cho thấy:

Khi sử dụng thành phần giá thể: Cát, đất rác và phân vi sinh với các tỷ lệ phối trộn khác nhau cho thấy sự sai khác ở mức có ý nghĩa về các chỉ tiêu nghiên cứu: Số rễ, chiều dài rễ, cụ thể là:

Chỉ tiêu số rễ xét về mặt thống kê có sai khác giữa CT1 và CT2 so với CT3 và CT4, CT4 cho số rễ/cây nhiều nhất (8,73 rễ). tiếp đến CT3 (6,20 rễ), CT1 (5,06 rễ), CT2 cho số rễ/ cây ít nhất (4,86 rễ).

Chất lượng giá thể ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của rễ cây giống, có tác dụng kích thích rễ phát triển nhanh hoặc làm cho rễ phát triển chậm lại, dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu chiều dài có sự sai khác ở mức có ý nghĩa giữa các CT nghiên cứu, chiều dài rễ thấp nhất ở CT1 đạt (2,30cm). CT2, CT3 và CT4 không có sai khác ở mức có ý nghĩa về chỉ tiêu nghiên cứu này, ở CT4 (3,32cm), CT3 cho chiều dài rễ (2,60cm), CT2 (2,50cm). Kết quả này có thể được giải thích là do kết cấu của cát rời rạc, thấm nước và thoát nước nhanh, giá thể

trong các ngày đầu sau khi gieo không giữ được độ ẩm 80-85%. Cây mầm trong 4- 5 ngày đầu chưa ra rễ, mầm hút nước từ giá thể chủ yếu thẩm thấu qua các mô tế bào ở thân mầm vì vậy giá thể phải luôn giữ được độ ẩm cần thiết để kích thích quá trình ra nốt sần tạo rễ. mặt khác do giá thể có thành phần chủ yếu là cát, thoát nước mạnh có thể diễn ra quá trình hút nước ngược từ mầm cỏ ngọt sang giá thể gây héo và khô mầm.

Số ngày bắt đầu ra rễ không có sự sai khác giữa các công thức nghiên cứu, cây giống đều ra rễ sau 9 ngày ươm, vậy thành phần và tỷ lệ phối trộn giá thể không ảnh hưởng lớn đến thời gian ra rễ.

Như vậy, chất lượng cây giống, tính hiệu quả của quá trình ươm sẽ tăng khi tăng thành phần đất rác trong giá thể. Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy, trong hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác và phân vi sinh tỷ lệ phối trộn thành phần gíá thể theo CT3 và CT4 cho cây giống có chất lượng rễ cao nhất, để hạ chi phí sản xuất cây giống chọn tỷ lệ phối trộn CT3: 1 Cát: 2 Đất rác: 1/5 phân vi sinh

Kết luận: Kết quả nghiên cứu về sức sống, cũng như khă năng sinh trưởng, phát triển của rễ cho thấy CT 1Cát: 2Đất rác: 1/5 phân vi sinh là tỷ lệ phối trộn thích hợp nhất trong việc sử dụng hỗn hợp giá thể cát, Đất rác, phân vi sinh để ươm giống M2 trên khay, Cây giống đạt tỷ lệ sống 83,66 %, tổng số rễ/cây 6,26 rễ, chiều dài rễ 2,5cm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 41 - 46)