Ảnh hưởng chế độ tưới nước đến sinh trưởng phát triển cây Cỏ ngọt

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 59 - 61)

4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.3.Ảnh hưởng chế độ tưới nước đến sinh trưởng phát triển cây Cỏ ngọt

đoạn mầm ươm

Độ tưới nước có ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng, phát triển của cây. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra rễ và phát triển rễ của cây mầm. Nó có 2 tác động đến quá trình ra rễ của mầm, tác động thứ nhất làm kích thích quá trình tạo nốt sần và phun rễ của mầm cỏ ngot trong điều kiện đủ độ ẩm, tác động thứ 2 là làm giảm quá trình ra rễ của mầm nếu giá thể quá khô, hoặc quá ẩm. Ảnh hưởng xấu đến việc ươm mầm. vì vậy chế độ tưới là một trong những vẫn đề cốt lõi của việc ươm giống.

Việc tưới nước quan hệ mật thiết với độ ẩm giá thể, yêu cầu về độ ẩm giá thể trong các giai đoạn của ươm mầm như sau:

Giai đoạn đầu: (3 ngày đầu sau ươm) phải duy trì dược độ ẩm giá thể ở mức 80-85%

Giai đoạn sinh nốt sần: (sau ươm giống 4-6 ngày) duy trì độ ẩm giá thể mưcs 70-75 %

Giai đoạn phát triển rễ (sau ươm 7 ngày - ngày xuất) duy trì độ ẩm 75- 80% Mầm ươm trên giá thể 1 Đất sạch + 3 Đất rác, mầm được xử lý bằng thuốc kích thích ra rễ α- NAA nồng độ 150mg/ lít. Trong điều kiện nhiệt độ từ 22-39oC.

Thí nghiệm được bố trí với 3 mức: tưới 2 lần mỗi ngày, tưới 4 lần mỗi ngày, tưới 6 lần mỗi ngày, các lần tưới được bố trí đều cho các buổi trong ngày.

Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.11..

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tỷ lệ sống và sinh trưởng phát triển của mầm Cỏ ngọt

Chỉ tiêu CT Số mẫu Tỷ lệ sống (%) CCC (cm) CDR (cm) SR SL Đặc điểm của cây giống CT1 100 52,33c 10,40 a 8,60 a 10,00 b 8,40 Cây nhỏ, lá mỏng, xanh nhạt, sinh trưởng chậm CT2 100 93,33a 11,13a 9,70 a 15,60 a 9,20 Cây mập, lá xanh đậm, cứng, sinh trưởng mạnh CT3 100 63,33b 11,10 a 9,00 a 10,8 b 9,00

Cây to, lá dày, sinh trưởng

nhânh LSD 5% 3,05 1,20 1,60 1,44 1,69

CV % 2,2 5,5 8,8 5,9 9,6

Ghi chú: Trong phạm vi cột, các chữ cái giống nhau thì không có sự sai

khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05 Kết quả nghiên cứu bảng 3.1.1. cho thấy:

Về chỉ tiêu tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm dao động từ 63,33% - 93,33%. Ở công thức tưới 4 lần/ ngày cho thấy đạt tỷ lệ sống cao nhất 93,33%, công thức tưới 2 lần / ngày cho thấy có tỷ lệ sống thấp nhất (52,33%)

Về chỉ tiêu số rễ/cây. Công thức 2, tưới 4 lần/ ngày có số rễ lớn nhất 15,6 rễ, công thức tưới 2 lần/ ngày và tưới 6 lần/ ngày không có sự sai khác có ý nghĩa

ở chỉ tiêu này. CT tưới 2 lân/ ngày cho thấy số rễ trung bình/ cây là 10,00 rễ, CT3 tưới 6 lần/ ngày có số rễ / cây là 10,8 rễ

Khi phân tích thống kê về chiều dài rễ, không xảy ra sai khác giữa 3 công thức tưới 2 lần/ ngày, tưới 4 lần/ ngày và tưới 6 lần / ngày, chiều dài cây ở các công thức thu được kết quả tương đương nhau. Cụ thể là, CT 2 lần tưới/ ngày (8,60 cm), CT 4 lần tưới/ ngày (9,70 cm), và CT 6 lần tưới/ ngày (9,00 cm)

Chỉ tiêu về chiều cao cây và số lá/ cây không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm

Kết luận: Trong quá trình ươm mầm cỏ ngọt trên khay, điều kiện nhiệt độ từ 22 -29oC thì chế độ tưới nước thích hợp nhất là 4 lần/ ngày. Sáng tưới 2 lần và chiều tưới 2 lần

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 59 - 61)