Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ α-NAA (Naphthyl acetic axit)

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 53 - 58)

4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2.1.Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ α-NAA (Naphthyl acetic axit)

khả năng sinh trưởng, phát triển mầm Cỏ Ngọt

Sau 20 ngày chăm sóc theo dõi các mầm Cỏ Ngọt được xử lý α-NAA (ở các nồng độ thí nghiệm là 200,150,100,50 ppm) và đối chứng không nhúng chất kích thích ra rễ, khả năng ra rễ của các mầm Cỏ Ngọt được cấy trên giá thể 1 Đất sạch: 3 Đất rác trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của α- NAA (a-Naphtyl acetic acid) đến tỷ lệ mầm ra rễ, khả năng sinh trưởng, phát triển của mầm Cỏ ngọt

CT độ ppmNồng bắt đầu Ngày ra rễ Tỷ lệ mầm ra rễ (%) CDR (cm) SR Hình thái rễ CT1 200 6 87b 8,10b 8,40a Trắng ngà, mập CT2 150 6 98a 8,60 a 8,70a Trắng ngà, mập, có nhiều lông hút CT3 100 7 74c 7,00c 8,40a Trắng ngà, mập CT4 50 8 62d 5,60e 4,60b Trắng, nhỏ, ngắn ĐC 0 9 20e 6,20d 2,00c Trắng, nhỏ, ngắn LDS 5% 4,52 0,47 0,88 CV % 3,7 3,7 7,6

Ghi chú: Trong phạm vi cột, các chữ cái giống nhau thì không có sự sai

Hình 3.7. So sánh ảnh hưởng chất kích thích α -NAA ở các nồng độ khác nhau đến sức sống, sinh trưởng phát triển của rễ mầm ươm

Từ kết quả bảng 3.7 và hình 3.7 cho thấy:

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các công thức sử dụng chất kích thích ra rễ α- NAA, số mầm ra rễ, số rễ hình thành, chiều dài rễ đều cao hơn so với công thức đối chứng, cụ thể là:

Khi không sử dụng chất kích thích ra rễ tỷ lệ mầm ra rễ ở công thức đối chứng rất thấp chỉ đạt 20%. Tỷ lệ mầm ra rễ có xu hướng tăng khi sử dụng chất kích thích ra rễ α- NAA từ 50-150 ppm đạt cao nhất ở CT2 (nồng độ 150 ppm) 98%, CT4 (nồng độ 50 ppm) 62%, CT3 (nồng độ 100 ppm) 74%. Khi tiếp tục tăng nồng độ α- NAA từ 150 ppm - 200 ppm thì tỷ lệ mầm ra rễ có xu hướng giảm từ 98% xuống 87% (CT 1).

Chiều dài rễ có sự sai khác giữa các công thức nghiên cứu. Công thức đối chứng chiều dài rễ (6,20cm) dài hơn CT4 (nồng độ 50ppm) 5,60 cm, rễ có độ dài

lớn nhất ở CT2 (nồng độ 150 ppm) 8,60 cm, chiều dài rễ có xu hướng giảm dần khi tăng nồng độ α - NAA lên 200 ppm (xuống mức 8,10 cm)

Số rễ không có sự sai khác có ý nghĩa giữa CT1, CT2 và CT3, cùng có sự sai khác với CT4 và công thức đối chứng. Số rễ đạt cao nhất ở CT2 (nồng độ 150ppm) 8,70 rễ, CT1 và CT3 có cùng số lượng rễ là 8,40 (rễ), giảm dần ở CT4 (nồng độ 50ppm) 4,60 rễ, công thức đối chứng có số rễ ít nhất 2,00 rễ

Càng giảm nồng độ chất kích thích ra rễ α-NAA thì số ngày bắt đầu ra rễ càng tăng, CT1 và CT2 với nồng độ 150-200ppm số ngày bắt đầu ra rễ 6 ngày sau ươm, CT3 (7 ngày). CT4 (8 ngày), bắt đầu ra rễ muộn nhất ở công thức đối chứng 9 ngày sau ươm

Kết luận: Trong các công thức sử dụng chất kích thích ra rễ α- NAA, CT2 (nồng độ 150ppm) cho chất lượng rễ, cây giống tốt nhất, thời gian ra rễ nhanh (6 ngày), tỷ lệ sống đạt 98%.tạo tiền đề cho cây sinh trưởng phát triển tốt ở giai đoạn sau

Khi sử dụng α- NAA làm chất kích thích cho quá trình ra rễ của mầm Cỏ ngọt. ta nên pha với nồng độ 150ppm là phù hợp nhất,

3.2.2. Ảnh hưởng của β- IAA (Indol axetic axit) số mầm ra rễ, khả năng ra rễ của mầm Cỏ Ngọt

Sau quá trình nghiên cứu, theo dõi sử dụng chất β-IAA để kích thích quá trình ra rễ của mầm Cỏ Ngọt với các nồng độ khác nhau (ở các nồng độ thí nghiệm là 200,150,100,50 ppm) và đối chứng không nhúng chất kích thích ra rễ, khả năng ra rễ của các mầm Cỏ Ngọt được ươm trên giá thể 1 Đất sạch: 3 Đất rác.với các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống, chiều cao cây, chiều dài rễ, số rễ, số lá. Được trình bày qua bảng 3.9.

Bảng 3.9.Ảnh hưởng của β-IAA (Indol axetic axit) đến tỷ lệ mầm ra rễ, khả năng sinh trưởng, phát triển rễ của mầm Cỏ ngọt.

CT Nồng độ ppm Ngày bắt đầu ra rễ Tỷ lệ mầm ra rễ (%) CDR (cm) SR Hình thái rễ CT1 200 7 75,33a 6,06a 7,60 a Trắng ngà, mập CT2 150 7 74,66 a 5,83 a 6,33 a Trắng ngà, mập CT3 100 7 66,66a 5,76 a 5,13 a Trắng ngà, mập CT4 50 8 38,00b 4,23 a 4,20 a Trắng, nhỏ, ngắn ĐC 0 9 16,66c 4,93 a 1,60b Trắng, nhỏ, ngắn LDS 5% 13,32 1,61 1,57 CV % 13,5 14,6 10,4

Ghi chú: Trong phạm vi cột, các chữ cái giống nhau thì không có sự sai

khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05

Hình 3.8. So sánh ảnh hưởng chất kích thích ra rễ β - IAA ở các nồng độ khác nhau đến sức sống, sinh trưởng phát triển rễ của mầm ươm

Công thức T ỷ lệ m ầm r a rễ ( % ) Số r ễ

Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.8 và hình 3.8 cho thấy:

Tỷ lệ mầm ra rễ khi phân tích thống kê không sai khác giữa các công thức CT1, CT2, CT3, có sự sai khác với CT4 và công thức đối chứng. Tỷ lệ mầm ra rễ ở CT1 (75,33%) kết quả tương đương CT2 (74,66%), CT3 (66,66%), CT đối chứng (16,66%)

Chỉ tiêu về số rễ, công thức đối chứng (không sử dụng chất kích thích ra rễ) có số rễ ít nhất,.các công thúc còn lại sử dụng chất kích thích ra rễ nhưng khác nhau về nồng độ dùng không có sai khác về chỉ tiêu này. Số rễ ở công thức đối chứng không sử dụng chất kích thích ra rễ là 1,60 rễ, công thức sử dụng IAA với nồng độ 200 ppm có số rễ/cây lớn nhất 7,60 rễ

Ngày bắt đầu ra rễ ở các công thức khác nhau thì khác nhau, công thức đối chứng ra rễ muộn nhất 9 ngày sau ươm, công thức sử dụng nồng độ β-IAA đều cho thời gian ra rễ là 7 ngày sau gieo, công thức sử dụng nồng độ β-IAA thấp 50ppm ra rễ 8 ngày sau khi gieo.

Chất lượng rễ cũng như hình thái rễ cho thấy, nồng độ β-IAA từ 100-200 ppm đều cho rễ trắng ngà, mập, chất lượng rễ tốt.

Từ kết quả trên cho thấy, các chỉ tiêu về tỷ lệ mầm ra rễ, chiều dài rễ, số rễ tương đương với nhau về mặt thống kê. Chất kích thích ở nồng độ càng thấp càng giảm chi phí trong quy trình ươm mầm. Sử dụng chất kich thích ra rễ β - IAA cho thấy nồng độ 100 - 200 pmm cho hiệu quả hơn hẳn so với CT4 và công thức đối chứng. Kết quả này là do, chất β-IAA là loại auxin có tác dụng kích thích ra rễ ở cây trồng, với các nồng độ khác nhau thì hiệu quả việc ươm giống sẽ khác nhau. Chất kích thích ra rễ β-IAA sử dụng cho việc ươm mầm Cỏ ngọt tốt nhất ở nồng độ 100-200 ppm cho cây giống to, lá dày, xanh, sinh trưởng nhanh.

Qua kết quả thí nghiệm có thể kết luận được khi sử dụng chất kích thích ra rễ β- IAA để kích thích ra rễ trong quá trình ươm mầm pha với nồng độ 100ppm có hiệu quả tối ưu nhất cả về chất lượng cây giống lẫn hiệu quả kinh tế

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 53 - 58)