Kỹ thuật trồng cây mẹ

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 61 - 65)

4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4.1.Kỹ thuật trồng cây mẹ

* Thời vụ trồng

Cỏ ngọt ở Việt Nam cho thu hoạch quanh năm. Thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng đối với giống M2 là từ tháng 2 đến tháng hết tháng 4. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy ngay cả trong mùa hè tháng 6, 7 nắng nóng và gió Lào, nếu cấy vào lúc trời đã râm mát và có chế độ chăm sóc hợp lý cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt.

* Mật độ trồng và khoảng cách trồng

Mật độ trồng thích hợp là 140.000 cây/ha, khoảng cách trồng là 20cm x 25cm (cây cách cây 20cm và hàng cách hàng 25cm).

* Chuẩn bị đất trồng

- Ruộng trồng được dọn sạch tàn dư thực vật mang bệnh và cỏ dại, (đối với chân ruộng nhiều cỏ dại ta cần phun diệt cỏ bằng glyfosan trước khi làm đất 15-20 ngày). Đất cày sâu 25-30cm (nhưng chú ý không cày mất tầng đế cày), bừa kỹ để làm nhỏ đất. Trong khi bừa làm nhỏ đất vãi vôi bột với lượng 30-35kg/sào và bón lót phân hữu cơ (phân chuồng đã hoai mục) với lượng 30 tấn /1ha (1,5 tấn/1sào).

- Lên luống: Sau khi bón lót phân chuồng xong ta tiến hành lên luống: luống có bề mặt rộng 1,2m; Chiều cao luống tùy thuộc vào chân đất, chân đất càng cao, càng ít ngập úng thì chiều cao luống càng thấp. Chiều cao luống thường thay đổi trong khoảng 10-40cm, rãnh giữa 2 luống rộng 20-25 cm, bề mặt luống được san thật bằng phẳng.

- Bón lót: Sau khi vét luống xong ta bón lót thêm đạm ure và NPK (15:15:15) với lượng 2kg ure/sào + 25kg NPK /sào rồi dùng cào đảo đều và làm thật nhỏ đất mặt luống

- Phủ nilon: Sau khi lên luống xong tiến hành phủ nilon. Sử dụng loại nilon màu đen (nhằm diệt cỏ dại), kích thước rộng 1,6m.

Trồng và chăm sóc cây mẹ và chăm sóc cây mẹ Giá thể 1 Đất sạch + 3 Đất rác Xử lý mầm bằng chất kích thích ra rễ α- NAA nồng độ 150mg/ lít Chăm sóc

chế độ tưới nước 4 lần/ngày

* Phương pháp trồng

- Dùng dụng cụ đục lỗ nilon đục lỗ theo khoảng cách đã định. Dùng khui đảo tơi đất trong lỗ rồi tạo lỗ đặt cây vào và lấp đất vào lỗ ngang bề mặt nilon. Khi cấy cần chú ý một số điểm sau: (1) Không được làm tổn thương rễ của cây con, trồng cây ở độ sâu bằng 1/3 chiều cao của cây con; (2) Không nén chặt ở phần trung tâm, không làm tổn thương các lá phía dưới, không làm rễ bối lại; (3) Có thể lựa chọn ngày râm mát hoặc ngày nắng vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn để tiến hành cấy cây con, cũng có thể chọn ngày có mưa nhỏ để cấy.

- Đối với ruộng không phủ nilon trước khi trồng nên tưới ẩm qua bề mặt luống để đất được ẩm. Dùng khui để trồng. Cách trồng như trên

* Chăm sóc ngay sau khi trồng

- Ngay sau khi trồng cần tưới nước đẫm cho cây, trong bảy ngày đầu sau cấy cần duy trì cho đất luôn ở trạng thái ẩm ướt (độ ẩm từ 80 - 85%). Dùng thùng doa tưới cho cây một ngày một đến hai lần hoặc có thể lấy nước vào 1/2 rãnh đối với ruộng không phủ nilon.

- Sau trồng 2 ngày phun phân bón lá và thuốc trừ nấm cho cây để kích thích rễ cây phát triển và kháng nấm bệnh cho cây, nên phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát và phun ướt mặt lá. Phân bón lá thường sử dụng cho cây cỏ ngọt là ĐT 502 (sản phẩm phân bón lá của Bình Điền).

- Kiểm tra cây con và cấy bổ sung: Trong 10 ngày sau cấy cần tiến hành kiểm tra cây con và cấy bổ sung để đảm bảo số lượng và mật độ cây trồng

* Chăm sóc trong giai đoạn cây con

Giai đoạn cây con được tính từ sau khi trồng đến khi thu hoạch sản phẩm lần đầu, thường khoảng 2-2,5 tháng

a. Bấm tỉa

- Lần 1: Sau trồng 7-15 ngày (tùy loại giống và tình hình sinh trưởng của cây)

+ Kỹ thuật: Đối với cây có mầm mới mọc lên từ các bộ phận dưới mặt đất, tiến hành bấm bỏ thân chính sát mặt đất

Đối với cây ko có mầm mới mọc lên từ các bộ phận dưới mặt đất: bấm thân chính, để lại 2 cặp lá dưới cùng sát mặt đất

- Lần 2: Khi chiều cao cây đạt mức >15cm

+ Mục đích: Tăng hiệu suất đẻ nhánh của cây

+ Kỹ thuật: bấm đỉnh sinh trưởng của thân chính (2 cặp lá trên cùng  4- 5cm) với những cây có chiều cao > 15cm.

Đối với những cây, cành có hoa: tiến hành bấm tại điểm phía dưới cành mang búp, đảm bảo trên cây không còn cành mang hoa và búp.

Tiếp tục bấm bỏ thân chính đối với những cây mà thân chính già, yếu, sâu bệnh và đã có mầm mới xuất hiện từ dưới mặt đất

*. Bón thúc

+ Lần 1: Sau khi bấm ngọn lần 1, thường sau trồng 10 - 15 ngày Lượng bón: 2kg đạm/sào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách bón: Hòa đạm vào nước dùng ca tưới vào gốc (mỗi thùng zoa 15l hòa vào 2 nắm tay đạm; tưới 60 - 70 thùng zoa/sào)

+ Lần 2: khi cây bắt đầu đẻ nhánh thứ sinh (thường sau lần thúc đạm 15 ngày)

Lượng bón: 5kg NPK (15:15:15)/sào

Cách bón: rải phân quanh mép lỗ nilon, tuyệt đối không được bón phân sát gốc hay cho phân vương vào lá

+ Lần 3: Sau lần hai 10 ngày, bổ sung thêm phân bón lá cho cây. Khuyến cáo nên dùng loại phân mà thành phần có lân và kali chiếm tỷ lệ cao (Vd: MPK, Komix…)

+ Lần 4: Thường sau lần ba 10 ngày; phun phân bón lá như lần 3. * Thu mầm

- Thời điểm thu mầm: Thu mầm lần đầu thường sau trồng 2,5-3 tháng, lúc chiều cao cây đạt cao hơn 50cm; các lần tiếp theo thường cách nhau 1-1,5 tháng;

- Chọn mầm:

+ Mần được thu trên ruộng cây bố mẹ có tuổi đời dưới 1 năm + Mầm được thu trên các cây thuần chủng không bị nhiễm bệnh + Không chọn các mầm đã quá già, thân đã có màu nâu do hoá gỗ + Không chọn mầm có mầm nách dài quá 1cm.

+ Khoảng cách giữa các đốt lá không dài quá 3cm (tương đương lóng ngoài ngón tay cái người bình thường)

+ Không thu các mầm đã chẻ ngọn

+ Không thu các mầm bắt đầu có nụ hoặc hoa - Cắt mầm:

+ Chỉ được sử dụng nhíp chuyên dụng để cắt mầm

+ Chiều dài mầm thu đạt 4-6cm (2-3 cặp lá không kể ngọn) + Vết cắt phải sát cặp lá dưới cùng.

+ Cắt bỏ 1 cặp lá dưới cùng, chỉ để lại trên cây 1-2 cặp lá trên cùng (không kề ngọn)

+ Mầm được bó lại thành từng bó nhỏ (40 - 45 mầm/bó). Khi bó mầm phải cột ở vị trí giữa các mầm, tránh buộc mạnh tay gây ảnh hưởng đến các cặp lá và các mầm nách của mầm.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 61 - 65)