Phương pháp thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29)

4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.4.Phương pháp thí nghiệm

2.4.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 25 công thức và 3 lần nhắc lại.

Quy trình thí nghiệm:

2.4.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng giá thể đến sinh trưởng phát triển cây Cỏ ngọt giai đoạn ươm mầm cây Cỏ ngọt giai đoạn ươm mầm

Được tiến hành trên các khay nhựa đen (mô tả phần vật liệu nghiên cứu) có lỗ, được chia làm nhiều ô. Trên 1 khay ươm 100 mầm tương ứng vào 100 ô, mỗi lần nhắc lại là 1 khay.

Ảnh hưởng giá thể đến sinh trưởng phát triển cây Cỏ ngọt giai đoạn ươm mầm Hỗn hợp giá thể đất sạch và đất rác Cát, đất rác, phân Hỗn hợp giá thể: vs Hỗn hợp giá thể: Xơ dừa, đất rác, phân vs

Giá thể tối ưu

Ảnh hưởng chất kích thích đến sinh trưởng phát triển cây Cỏ Ngọt giai đoạn mầm ươm Chất kích thích ra α-NAA αααααααrễαα α αα Chất kích thích ra rễ β- IAA Chất kích thích ra rễ - nồng độ tối ưu

Ảnh hưởng chế độ tưới nước đến sinh trưởng phát triển cây Cỏ Ngọt giai đoạn mầm ươm

Chế độ tưới nước tối ưu

- Công thức thí nghiệm

* Thí nghiệm với giá thể có thành phần từ đất sạch và đất rác với tỷ lệ phối trộn khác nhau Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Đất Sạch CT2: Đất Sạch: 1 Đất Rác CT3: Đất Sạch: 2 Đất Rác CT4: Đất Sạch: 3 Đất Rác

* Thí nghiệm với giá thể có thành phần từ: Cát, đất rác và phân vi sinh Thí nghiệm gồm 4 công thức:

CT1: 1 Cát: 1/5 Phân vi sinh

CT2: 1 Cát: 1 Đất rác: 1/5 Phân vi sinh CT3: 1 Cát: 2 Đất rác: 1/5 Phân vi sinh CT4: 1 Cát: 3 Đất rác: 1/5 Phân vi sinh

* Thí nghiệm với giá thể có thành phần từ: Xơ dừa, đất rác và phân vi sinh Thí nghiệm gồm 4 công thức:

CT1: 1 Xơ dừa: 1/5 Phân vi sinh

CT2: 1 Xơ dừa: 1 Đất rác: 1/5 Phân vi sinh CT3: 1 Xơ dừa: 2 Đất rác: 1/5 Phân vi sinh CT4: 1 Xơ dừa: 3 Đất rác: 1/5 Phân vi sinh - Kỹ thuật:

B1: Phối trộn giá thể theo đúng tỷ lệ phối trộn ở các công thức nghiên cứu, giãn đều và phơi giá thể qua nắng, nhằm: khử trùng, giảm thiểu các bệnh do bào tử mấm gây ra

B2: Cho giá thể vào khay ươm

Giàn đều giá thể vào đầy các ô trên khay, nhấn nhẹ vào các ô, bổ sung thêm giá thể tạo độ dí vừa phải

B3: Ươm mầm

Mỗi mầm được cấy vào chính giữa mỗi ô, cấy mầm xong dùng 2 ngón tay trỏ dí chặt phần gốc

B4: Chăm sóc

Sau khi ươm xong cần tưới đẫm, các ngày sau dựa vào độ ẩm giá thể để có chế độ tưới phù hợp

2.4.3. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng chất kích thích ra rễ đến sinh trưởng phát triển cây Cỏ ngọt giai đoạn ươm mầm trưởng phát triển cây Cỏ ngọt giai đoạn ươm mầm

Giá thể để ươm mầm cho thí nghiệm này là giá thể tối ưu nhất được kết luận ở thí nghiệm 1 (1 Đất sạch + 3 Đất rác), thuốc kích thích ra rễ được dùng ở các khay thí nghiệm theo các công thức nghiên cứu

- Công thức thí nghiệm:

* Thí nghiệm với chất kích thích ra rễ: α-NAA (Naphtyl axetic axit) với các nồng độ khác nhau Thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1: α-NAA 200mg/l CT2: α-NAA 150mg/l CT3: α- NAA 100mg/l CT4: α- NAA 50mg/l

CT5: α- NAA 0mg/l (không sử dụng thuốc kích thích ra rễ)

* Thí nghiệm với chất kích thích β- IAA (Indol axetic axit) với các nồng độ khác nhau Thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1: β- IAA 200mg/l CT2: β- IAA 150mg/l CT3: β- IAA 100mg/l CT4: β- IAA 50mg/l (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CT5: β- IAA 0mg/l (không sử dụng thuốc kích thích ra rễ)

- Kĩ thuật ươm mầm, chế độ chăm sóc hoàn toàn giống ở thí nghiệm nghiên cứu về giá thể

2.4.4. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng chế độ tưới nước đến sinh trưởng phát triển cây Cỏ ngọt giai đoạn mầm ươm phát triển cây Cỏ ngọt giai đoạn mầm ươm

Giá thể ươm mầm dùng cho nghiên cứu: 1 Đất sạch: 3 Đất rác

Mầm ươm được nhúng chất kích thích ra rễ: α-NAA nồng độ 150 ppm - Công thức thí nghiệm;

Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1: 2 lần tưới / 1 ngày CT2; 4 lần tưói / 1 ngày CT3: 6 lần tưới / 1 ngày

Kỹ thuật ươm hoàn toàn giống 2 thí nghiệm trên

Chế độ tưới nước: tưới tuân thủ theo đúng các công thức thí nghiệm, số lần tưới bố trí đều ở 2 buổi (sáng - chiều), thời gian mỗi lần tưới tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết từng ngày.

2.4.5. Các chỉ tiêu đo đếm

Thời gian ươm giống các thí nghiệm là 20 ngày. Các chỉ tiêu: chiều cao cây, chiều dài rễ, số rễ/cây, số lá/cây, tỷ lệ sống, đặc điểm hình thái được xác định 20 ngày sau cấy.

+ Ngày bắt đầu ra rễ (ngày): Được xác định: sau ươm 4 ngày, mỗi ngày nhổ 5 cây (có đánh dấu vị trí) tiến hành kiểm tra

+ Chiều cao cây (cm): Được tính từ cổ rễ đến điểm phân nhánh của cặp lá trên cùng.

+ Chiều dài rễ (cm): Được tính từ cổ rễ đến điểm tận cùng của rễ (tính cho rễ dài nhất trong cây)

+ Số rễ/cây (rễ): Được tính là những rễ chính trong cây

+ Tổng số lá trên cây (lá): Được tính là những lá xuất hiện trên cây, trừ những lá của mầm nách

+ Tỷ lệ sống (hay tỷ lệ mầm ra rễ) (%): Là tổng số cây sống trên tổng số cây được ươm trong khay (mỗi khay ươm 100 mầm).

Tổng số mầm sống

Tỷ lệ sống (%) = x 100 Tổng số mầm ươm

+ Đặc điểm hình thái cây, hình thái rễ: Quan sát, nhận định bằng trực quan

2.5. Yêu cầu đối với cây giống

- Tỷ lệ sống ≥ 75 % - Tổng số rễ ≥ 4 rễ - Chiều dài rễ ≥ 2,5 cm

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsof Excel 2003, phần mềm phân tích thống kê IRRISTAT.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng và phát triển cây Cỏ ngọt giai đoạn ươm mầm đoạn ươm mầm

Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các hỗn hợp giá thể với thành phần không giống nhau, tỷ lệ phối trộn khác nhau đến sức sống, khả năng ra rễ của mầm Cỏ ngọt, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giá thể cho tỷ lệ cao, chất lượng rễ cao, cây sinh trưởng phát triển tốt - Giá thể có hiệu quả kinh tế tối ưu nhất

Các mầm Cỏ ngọt được thu vào buổi sáng sớm, chiều mát, ngày không mưa. Mầm phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Mầm thu xong tiến hành cấy ngay. Giá thể được chuẩn bị từ trước (thành phần, tỷ lệ được phối trộn theo các công thức) sau khi trộn giá thể, làm nhỏ, giàn ra phơi để hạn chế nấm bệnh.

Cấy giống vào lúc trời mát, không để ánh nắng chiếu vào gây hiện tượng mất nước ở mầm, sử dụng thuốc khích thích ra rễ thương phẩm: Phân vi lượng bón rễ MĐ- 901 (công ty Stevia Á Châu dùng cho mầm ươm trên luống) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn hỗn hợp giá thể đất sạch và đất rác đến sinh trưởng, phát triển cây Cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển cây Cỏ ngọt

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: Đất sạch và đất rác đến sức sống của mầm Cỏ ngọt Chỉ tiêu CT Tỷ lệ phối trộn Đs: Đr Số mẫu Tỷ lệ sống (%) Chiều cao cây (cm) Tổng số lá (lá) Đặc điểm cây giống CT1 1: 0 100 43,00d 9,30 a 8,60 b Cây nhỏ, lá mỏng, xanh nhạt, sinh trưởng chậm CT2 1: 1 100 62,00c 9,90 a 8,60 b Cây nhỏ,lá mỏng,xanh nhạt, sinh trưởng chậm CT3 1: 2 100 83,33b 9,35 a 8,76 b Cây to, lá dày, xanh, sinh trưởng nhanh CT4 1: 3 100 93,66a 9,76 a 10,20a Cây mập, lá xanh đậm, cứng, sinh trưởng mạnh LSD 5% 9,63 1,01 1,26 CV % 7,3 5,6 7,4

Ghi chú: Trong phạm vi cột, các chữ cái giống nhau thì không có sự sai

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 CT1 CT2 CT3 CT4 Công th?c T ? l? s ?n g (% ) 7,5 8 8,5 9 9,5 10 10,5 TLS CCC SL Hình 3.1. So sánh các tỷ lệ phối trộn Đất sạch và Đất rác đến sức sống của mầm Cỏ ngọt

Qua bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy:

Khi phân tích thống kê chỉ tiêu tỷ lệ sống cho sai khác ở mức ý nghĩa giữa các công thức có tỷ lệ phối trộn khác nhau. Khi tỷ lệ phối trộn thành phần đất rác tăng thì tỷ lệ sống ở các công thức có xu hướng tăng. Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở CT 4 (1 Đất sạch: 3 Đất rác) đạt 93,66%, tiếp đến CT 3 (83,33 %), sau đó CT2 (62,00%) tỷ lệ sống thấp nhất ở CT1 (43,00%) khi không phối trộn Đất rác vào trong thành phần giá thể. Có sự sai khác chỉ tiêu tỷ lệ sống giữa các CT phối trộn có thể là do khi bổ sung thành phần Đất rác vào hỗn hợp giá thể tăng khả năng kết dính, độ xốp vì vậy giá thể có khả năng hút nước nhanh và thoát nước tốt hơn

Chiều cao cây không có sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức nghiên cứu. Kết quả thu được ở các CT tương tự nhau, CT4 (9,76 cm), CT3 (9,35cm), CT2 (9,90cm) và cuối cùng CT1 đạt 9,30 cm. Có thể do, thời gian ươm

Công thức T lệ s ốn g (% )

cây giống trên khay chỉ có 18 - 20 ngày, trong giai đoạn này cây mầm tập trung vào quá trình phát sinh và phát triển hệ rễ, ít có sự tăng trưởng về chiều cao cây. Chiều cao cây lúc này là do chiều dài mầm trước khi cấy quy định, vì vậy thay đổi tỷ lệ phối trộn không ảnh hưởng đến chỉ tiêu chiều cao cây.

Tổng số lá/cây xét về mặt thống kê ở mức ý nghĩa có sự sai khác ở các CT nghiên cứu. CT4 sai khác với các công thức còn lại, có tổng số lá/cây mhiều nhất 10,20 (lá), CT3, CT2, CT1 không có sự sai khác về chỉ tiêu này, CT3 (8,76 lá), CT2 và CT1 có tổng số lá/cây bằng nhau (8,60 lá)

Về đặc điểm hình thái của cây giống, ở CT4 với tỷ lệ phối trộn 1 Đất sạch: 3 Đất rác cho chất lượng cây giống tốt nhất: Cây mập, lá xanh, cứng, sinh trưởng mạnh.

Như vậy: Trong cùng một điều kiện chăm sóc với độ ẩm không khí từ 65 - 90%. Độ ẩm giá thể 65 -90%, nhiệt độ 23 - 300C thì tỷ lệ phối trộn thích hợp nhất trong hỗn hợp giá thể: Đất sạch và Đất rác cho việc ươm mầm Cỏ ngọt giống M2 trên khay là tỷ lệ phối trộn 1Đất sạch:3 Đất rác cho tỷ lệ sống cao (93,66%), chiều cao cây đạt 9,76 cm, tổng số lá/cây 10,20 lá, cây mập, lá xanh, cứng, sinh trưởng mạnh.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: Đất sạch và đất rác đến khả năng sinh trưởng, phát triển rễ của mầm Cỏ ngọt

Chỉ tiêu CT Tỷ lệ phối trộn Đs: Đr Ngày bắt đầu ra rễ (ngày) Tổng số rễ (rễ) Chiều dài rễ (cm) Hình thái rễ CT1 1: 0 9 9,9 c 4,10 c Trắng, nhỏ, ngắn CT2 1:1 9 12,4 b 3,90c Trắng đục, nhỏ, ngắn CT3 1: 2 9 13,2 a 5,60b Trắng ngà, mập CT4 1: 3 9 13,8 a 10,80a Trắng ngà, mập, có nhiều lông hút LSD5% 0,80 0,902 CV % 3,5 7,9

Ghi chú: Trong phạm vi cột, các chữ cái giống nhau thì không có sự sai

khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05

Hình 3.2. So sánh các tỷ lệ phối trộn Đất sạch và Đất rác đến sinh trưởng phát triển rễ của mầm Cỏ ngọt

Kết quả nghiên cứu bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy:

Chỉ tiêu ngày bắt đầu ra rễ, các công thức cùng thành phần giá thể với tỷ lệ phối trộn khác nhau đều ra rễ 9 ngày sau ươm (thí nghiệm giá thể sử dụng chất kích thích ra rễ: Phân vi lượng bón rễ MĐ - 901). Chứng tỏ, hỗn hợp giá thể Đất sạch và Đât rác với các tỷ lệ phối trộn khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian ra rễ của mầm ươm. Điều này được giải thích do giá thể là yếu tố tạo môi trường sống cho cây mầm, không có tác dụng kích thích quá trình ra rễ nhanh hay chậm của mầm ươm.

Giá thể có thành phần: Đất sạch và Đất rác, khi phân tích thống kê chỉ tiêu số rễ có sai khác ý nghĩa giữa các CT nghiên cứu. Số rễ đạt giá trị lớn nhất ở CT4 (13,8 rễ), CT3 (13,2 rễ), CT2 (12,4 rễ) và số rễ ít nhất ở CT1 (9,9 rễ), kết quả trên cho thấy số rễ/cây sẽ tăng dần khi tăng tỷ lệ phối trộn Đất rác

Chỉ tiêu về chiều dài rễ có sai khác ở mức có ý nghĩa giữa các công thức nghiên cứu, cho thấy giá thể nghiên cứu có ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu này, chiều dài rễ dài nhất ở CT4 đạt (10,80cm), chiều dài rễ giảm dần khi giảm tỷ lệ phối trộn đất rác trong thành phần giá thể CT3 (5,60cm), CT1 và CT2 có cùng mức nghĩa, chiều dài rễ thấp nhất ở CT2 (3,90cm). Kết quả trên có thể được giải thích:

Quá trình ươm mầm Cỏ ngọt cần hút nhiều nước và không khí, lượng nước này chủ yếu được cung cấp qua lượng nước tưới hàng ngày. Đặc tính của Đất sạch kết cấu có độ tơi xốp lớn vì vậy trong quá trình tưới nước, tưới đậm dễ gây hiện tượng ứa nước, bên cạnh đó quá trình thoát nước xảy ra nhanh vì vậy giá thể không đủ ẩm để cây ra và phát triển rễ. Mặt khác, do đặc tính của Đất sạch khi được cung cấp nước liên tục sẽ tạo nên sự dí chặt trong kết cấu làm giảm độ thông thoáng của giá thể, điều này làm cho lượng nước bị giữ lại trong giá thể cao, làm giảm mạnh lượng ôxi trong giá thể để cung cấp cho cây nên ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây giống, cây sinh trưởng dài kéo theo đó là các chỉ tiêu: số rễ, chiều dài rễ, chất lượng rễ thấp

Đất rác là loại giá thể được tạo nên từ hỗn hợp rác, đã thông qua xử lý và được khử trùng, nó có tính chất hoàn toàn giống với đất mùn, giữ ẩm giá thể tốt, khi kết hợp với một lượng ít Đất sạch sẽ tạo cho giá thể có độ kết dính giữa các thành phần giá thể, tạo điều kiện thuận lợi cho cây ra và phát triển rễ.

Như vậy: Trong cùng một điều kiện chăm sóc với độ ẩm không khí từ 65 - 90%. Độ ẩm giá thể 65 -90%, nhiệt độ 23 - 300C.thì giá thể có tỷ lệ phối trộn 1 Đất sạch: 3 Đất rác tạo điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng, phát triển rễ cây giống Cỏ ngọt

Kết luận: Qua các kết quả phân tích ở trên cho thấy trong các tỷ lệ phối trộn của hỗn hợp giá thể Đất sạch và Đất rác nghiên cứu thì tỷ lệ phối trộn 1: 3 cho cây giống có sức sống cao, khả năng sinh trưởng phát triển của rễ tốt nhất.

3.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn hỗn hợp giá thể: Cát, Đất rác và phân vi sinh đến khả năng sinh trưởng phát triển cây Cỏ ngọt vi sinh đến khả năng sinh trưởng phát triển cây Cỏ ngọt

Nhằm tăng phổ sử dụng giá thể, hạ giá thành trong quy trình ươm giống Cỏ Ngọt, thí nghiệm sử dụng 3 loại nguyên liệu là: cát, đất rác và phân vi sinh với các tỷ lệ phối trộn khác nhau tạo giá thể nền cho quá trình nhân giống Cỏ ngọt bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ được tiến hành.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể: cát, dất rác và phân vi sinh đến sức sống của mầm giống Cỏ ngọt Chỉ tiêu CT Tỷ lệ phối trộn Cát: Đất rác: Phân vs Số mẫu Tỷ lệ sống (%) CCC (cm) SL Đặc điểm cây giống CT1 1: 0: 1/5 100 71,66b 8,56 a 7,00 a Cây nhỏ, lá mỏng,xanh nhạt,sinh trưởng chậm CT2 1:1:1/5 100 79,00a 8,63 a 6,66 a Cây nhỏ,lá mỏng,xanh nhạt, sinh trưởng chậm CT3 1: 2: 1/5 100 83,66a 8,66 a 6,20 a

Cây to, lá dày, xanh, sinh trưởng nhanh

CT4 1: 3:1/5 100 84,66a 8,00a 6,26 a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây to, lá dày, xanh, sinh trưởng nhanh LSD 5% 8,57 0,88 1,02

CV% 5,7 5,5 8,3

Ghi chú: Trong phạm vi cột, các chữ cái giống nhau thì không có sự sai

khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Kết quả nghiên cứu bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy:

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nhân giống cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bẻtoni) bằng phương pháp giâm cành trên khay có lỗ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29)