8. Cấu trúc của Luận văn
1.4. Công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện
huyện Nông Cống
1.4.1. Các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục:
Xã hội hóa giáo dục là một thuật ngữ mới phổ biến cách nay vài ba thập niên, nhưng nội dung của công tác xã hội hóa giáo dục thì trên thực tế đã được triển khai từ rất sớm trong tiến trình lịch sử cách mạng cũng như trong lịch sử giáo dục Việt Nam.
Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, để xây dựng một nền giáo dục mới của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc huy động sức mạnh của toàn dân tộc. Chỉ một ngày sau Tuyên ngôn độc lập, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (ngày 3-9-1945), trong những nhiệm vụ cấp bách do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra, có nhiệm vụ “diệt giặc dốt”, với nội dung “mở chiến dịch chống nạn mù chữ” và “mở phong trào giáo dục…”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bởi vậy, Người đã khẩn thiết kêu gọi toàn dân tham gia công cuộc chống mù chữ, xây nền giáo dục cách mạng. Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký 3 Sắc lệnh về “bình dân học vụ”.. Người xác định ba nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước nhà là: “Đại hội hóa, dân
tộc hóa, khoa học hóa và tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ”. Đó
là cơ sở pháp lý để các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân triển khai một phong trào cách mạng trên lĩnh vực giáo dục.
Tháng 7 năm 1950, Hội đồng chính phủ thông qua đề án cải cách giáo dục (lần thứ nhất) và xác định: “Tính chất của nền giáo dục mới của ta là một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, được xây dựng trên nguyên tắc dân
tộc, khoa học và đại chúng”. Tháng 3-1956, Chính phủ thông qua Đề án cải
cách giáo dục (lần thứ hai). Tháng 8-1956, Chính phủ ban hành chính sách giáo dục phổ thông của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mục tiêu của cải cách giáo dục lần này là: “đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành người phát triển về mọi mặt, nhưng công dân tốt, trung thành với
Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà”; phương
châm giáo dục là: lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Nội dung giáo dục có tính chất toàn diện, gồm 4 mặt: đức, trí, thể, mỹ, trong đó lấy “trí dục là cơ sở”, đồng thời tăng cường giáo dục tư tưởng và giáo dục đạo đức.
Sự phát triển của giáo dục phổ thông trong kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc có những chuyển biến lớn. Phong trào thi đua “hai tốt” (dạy thật tốt, học thật tốt) đã được phát động trong ngành giáo dục và được các địa phương, đơn vị giáo dục trong toàn ngành hưởng ứng rộng rãi.
Sau hơn 20 năm thực hiện cải cách giáo dục (lần 2), kể từ sau năm 1975, cả nước thống nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong thời kỳ mới, sự nghiệp giáo dục nước ta đạt được những thành tựu hết sức có ý nghĩa, nhưng nhìn chung, chất lượng giáo dục còn thấp, sự nghiệp giáo dục nói chung chưa theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội.
Trước tình hình đó, ngày 11 - 1 -1979, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 14 - NQ/TƯ về cải cách giáo dục (lần thứ ba), trong đó nhấn mạnh: “Công tác giáo dục thấu suốt hơn nữa nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Nội dung của cải cách tập trung vào 3 mặt: cải cách cơ cấu của hệ thống giáo dục; nội dung giáo dục và cải cách phương pháp giáo dục.
Từ năm 1986, đất nước bắt đầu chuyển sang thời kỳ đổi mới toàn diện, Giáo dục đứng trước thử thách buộc phải phát triển với một trình độ mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Hội nghị Trung ương 4 khóa VII (1992) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam. "Xã hội hóa" là một trong những quan điểm cơ bản để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội. Hội nghị nhấn mạnh: “Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, nhưng vấn đề quan trọng là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt việc xã hội hóa các nguồn đầu tư, mở rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006) trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển giáo dục-đào tạo 2006-2010 và những năm tiếp theo đã xác định:
“Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.,…Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo”
Ngày 21/8/1997, Chính phủ ra Nghị quyết 90/CP về "Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa". Ngày 18/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Tiếp đó ngày 18-5-2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 112/2005/QĐ- TTg Về việc phê duyệt đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”. Điều 1 của Quyết định nêu rõ: “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để cho mọi người ở
mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đề có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập”.
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18-4-2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, ngày 24-6-2005, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra Quyết định số 20/2005/QĐ-BGDĐT Về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2005-2010”.
Ngày 14-6-2005, Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật giáo dục. Tại Điều 12, Chương I của Luật Giáo dục năm 2005, đã quy định rõ về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục:
“Phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.
Những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục về xã hội hoá giáo dục là cơ sở quan trọng để cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể quần chúng và các trường Trung học phổ thông huyện Nông Cống xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, văn hoá của địa phương, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.
Thực hiện chủ trương quan trọng này, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hoá và các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã hết sức quan tâm chăm lo đến sự nghiệp xã hội hoá giáo dục.
Quan điểm về phát triển giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII (2001) và lần thứ XVIII (2006) về giáo dục-đào tạo: “Thực hiện đa dạng hoá, xã hội hoá các loại hình trường lớp, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học”; “xây dựng một xã hội học tập”; “đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục,…”. Tạo bước chuyển căn bản về nâng cao chất lượng toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Hoàn thiện quy hoạch phát triển theo hướng đa dạng hóa hệ thống các loại hình giáo dục, cân đối phù hợp giữa trường công, trường tư; Đẩy mạnh xã hội hóa gắn chặt với chuẩn hóa, hiện đại hóa,
thu hút mọi nguồn lực để phát triển giáo dục.
Chủ trương xã hội hóa giáo dục được quán triệt sâu rộng trong cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về những vấn đề trọng tâm như sau:
- Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh phong trào rộng khắp trong xã hội, cộng
đồng tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục đào tạo ở bậc phổ thông
- Huy động các nguồn lực trong và ngoài huyện để đầu tư phát triển giáo
dục. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư xây dựng trường học ở bậc học phổ thông.
- Xây dựng công khai các mức học phí (công lập, bán công, dân lập) phù
hợp khả năng, điều kiện kinh tế của nhân dân trong vùng, có chính sách miễn giảm, ưu đãi đối tượng nghèo, người dân tộc, thuộc diện chính sách…
- Từng bước xây dựng, củng cố, cụ thể hóanhững văn bản pháp quy về xã hội hóa giáo dục.
Thực hiện các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân Tỉnh và các huyện trong đó có huyện Nông Cống đã tăng cường tỷ lệ đầu tư từ ngân sách cho công tác giáo dục; đồng thời bổ sung những khoản thu từ ngoài ngân sách thông qua sự đóng góp của
cộng đồng; tổ chức, quản lý các trường Trung học phổ thông bán công và dân lập; xây dựng một số chế độ chính sách khuyến khích trong ưu đãi về thuế, thuê đất cho các cơ sở ngoài công lập. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng có chỉ thị chỉ đạo các sở, ban ngành, các huyện, cơ sở giáo dục đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá theo tinh thần xã hội hóa giáo dục của Chính phủ.
Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, bên cạnh sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, phát triển đa dạng các loại hình ở các trường, mở rộng các khâu tự hạch toán, thành lập cơ sở giáo dục bậc trung học phổ thông ngoài công lập; huy động mọi nguồn lực tham gia xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và đổi mới sự nghiệp giáo dục, chăm lo thế hệ trẻ; hỗ trợ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, tăng dần tỷ trọng đầu tư cho giáo dục,…
Nhờ đó, công tác xã hội hoá giáo dục ở Thanh Hóa, trong đó có hệ thống các trường Trung học phổ thông (cả công lập và bán công) phát triển khá đa dạng và lên một tầm mức mới. Đến năm học 2007-2008, về giáo dục trung học phổ thông, toàn tỉnh Thanh Hóa có tổng số 150.634 học sinh; trong đó có 78.326 học sinh nữ (52,0%); 17.745 học sinh dân tộc (11,8%), theo học ở 102 trường, trong đó có 70 trường công lập, 1 trường chuyên, 31 trường ngoài công lập (bán công 24, dân lập 6, tư thục 1).
Ở huyện Nông Cống, đến năm học 2008-2009, đã có 4 trường Trung học phổ thông công lập (trong đó có cả các lớp bán công); 1 trường trung học phổ thông Bán công; 1 Trường trung học phổ thông tư thục.
Có thể thấy, Nông Cống đã phát huy được thế mạnh của địa phương có nền kinh tế thuần nông, người dân cần cù, chất phác, chịu thương chịu khó; siêng năng, cần cù, chăm chỉ học hành, ý chí và khát vọng vươn lên thông qua con đường học vấn, lấy “sự học” làm đầu,...
Bởi vậy, việc mở rộng, đa dạng hoá loại hình trường lớp bậc trung học phổ thông được nhân dân đồng tình hưởng ứng, nhận được sự ủng hộ về nhiều mặt của cộng đồng. Đã dấy lên một phong trào học tập ở địa phương, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tỷ lệ con em nhân dân học
bậc trung học phổ thông tăng mạnh, mặc dù huyện Nông Cống còn là địa phương nghèo, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Sự phát triển của trường ngoài công lập (hệ bán công, tư thục giáo dục thường xuyên), tạo điều kiện thu hút ở mức cao nhất những học sinh không có điều kiện học trong hệ công lập. Số lượng lớp và học sinh theo học ở hệ trung học phổ thông bán công và giáo dục thường xuyên tăng lên đã chứng tỏ uy tín và chất lượng của các cơ sở này ngày càng được khẳng định trên địa bàn và trong cộng đồng.
Thông qua hoạt động xã hội hoá, các trường trung học phổ thông và ngành giáo dục huyện Nông Cống đã huy động được sự tham gia của xã hội dưới nhiều hình thức: nhân lực, vật lực, tài lực để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của ngành giáo dục trong thời kỳ mới của cách mạng.
Xã hội hoá giáo dục đã góp phần tạo nên sự đa dạng hoá nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục. Kinh phí đầu tư cho giáo dục tăng nhanh thông qua xã hội hoá ngày một tăng. Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách, các cấp, các ngành, các đơn vị giáo dục huy động từ các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế-xã hội và cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho sự phát triển giáo dục của huyện dưới hình thức qũy khuyến học, quỹ hỗ trợ giáo dục.
Bằng nguồn đầu tư từ xã hội hoá, các cơ sở giáo dục bậc trung học phổ thông và giáo dục-dạy nghề đã nhanh chóng cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các trường theo hướng kiên cố hoá, khang trang, xoá bỏ tình trạng trường lớp tạm bợ; bổ sung nâng cấp trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại để cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập.
Các hoạt động khen thưởng, động viên giáo viên và học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, học sinh trong diện chế độ chính sách,… được quan tâm, đẩy mạnh, trở thành nguồn động viên, khích lệ lớn về nhiều mặt đối với giáo viên và học sinh các cơ sở giáo dục trung học phổ thông, góp phần đáng kể nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Bên cạnh những thành tựu cơ bản, công tác xã hội hóa giáo dục tại Nông
- Về mặt nhận thức: Việc tuyên truyền về bản chất, nội dung xã hội hóa giáo dục còn chưa được chú ý, còn phiến diện, nặng về huy động đóng góp của dân. Hạn chế này thể hiện qua việc tổ chức Đại hội Giáo dục các cấp chưa có nội dung thiết thực, chưa có giải pháp cam kết hợp đồng trách nhiệm giữa Nhà trường và lực lượng xã hội, vì thế chưa đạt hiệu quả cao.
- Quản lý nhà nước trong công tác xã hội hóa giáo dục thông qua việc phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập vẫn còn bất cập: chưa chủ động quy hoạch, định hướng, điều khiển để các loại hình này phát triển theo đúng quỹ đạo, nền nếp chung của ngành Giáo dục và Đào tạo toàn tỉnh.
- Về thể chế - chính sách- tài chính: Việc thể chế hóa chính sách xã hội