Một số đề xuất về biện pháp thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục ở

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 82 - 112)

8. Cấu trúc của Luận văn

3.2. Một số đề xuất về biện pháp thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục ở

giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống

Bám sát phương hướng, mục tiêu xã hội hóa giáo dục của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và huyện Nông Cống, của ngành giáo dục; tình hình thực tiễn của địa phương, thực tiễn công tác xã hội hóa giáo dục hệ trung học phổ thông, xây dựng mô hình nhà trường phù hợp trong bối cảnh ngành giáo dục đang tích cực đổi mới và hội nhập.

Căn cứ vào thực tiễn, kết quả điều tra việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục hệ trung học phổ thông, tình hình kinh tế - xã hội, đặc tính văn hóa và dân cư… tại địa bàn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục hệ trung học phổ thông ở Nông Cống như sau:

3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xã hội hóa giáo dục

Nhận thức giữ vai trò hết sức quan trọng trong môi trường hoạt động thực tiễn của mỗi con người. Để có được những hành động đúng, hiệu quả trong công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông thì trước hết phải có nhận thức đúng về xã hội hóa giáo dục và những vấn đề có liên quan tới công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông.

Thực tế công tác xã hội hóa giáo dục hệ trung học phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa cũng như ở huyện Nông Cống đã chứng tỏ, một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn tới thành công hoặc chưa thành công trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục chính là vấn đề nhận thức. Nhóm biện pháp (1) gồm những biện pháp như sau:

* Biện pháp 1: Nâng cao năng lực nhận thức về xã hội hóa giáo dục trong nội bộ ngành giáo dục, trong các nhà trường hệ trung học phổ thông

Đối tượng giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về giáo dục và xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống chính là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.

Do nhận thức chưa đầy đủ về bản chất xã hội hóa giáo dục nên một bộ phận cán bộ, giáo viên trong các nhà trường chưa tích cực tham gia vào việc huy động cộng đồng đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa giáo dục.

Đối với các trường trung học phổ thông ở huyện Nông Cống, cần phải xác định gắn liền nghĩa vụ với trách nhiệm và quyền lợi trong công tác xã hội hóa giáo dục.

Đối với đối tượng này, việc nâng cao nhận thức về chủ trương xã hội hóa giáo dục được tổ chức khá tập trung với những hình thức sau:

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo; các lớp tập huấn, học tập… trong toàn bộ hệ thống giáo dục trung học phổ thông của tỉnh, trực tiếp nhất là ngành giáo dục huyện và các trường trung học phổ thông tại huyện Nông Cống.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về xã hội hóa giáo dục ở địa phương (huyện, xã) và các trường học của hệ giáo dục phổ thông.

- Tăng cường tuyên truyền các điển hình tích cực tham gia đóng góp xây dựng nhà trường, thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục hệ trung học phổ thông.

* Biện pháp 2: Tác động đến nhận thức về xã hội hóa giáo dục của lãnh đạo cấp ủy, Chính quyền địa phương.

Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương là đối tượng đặc biệt quan trọng cần tác động. Thực tế đã cho thấy, nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có nhận thức đầy đủ đúng đắn về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục, chủ động trong việc chỉ đạo vận động toàn xã hội tham gia xây dựng giáo dục, thì nơi đó giáo dục phát triển mạnh và đúng hướng. Ngược lại, nơi nào cấp ủy Đảng, Chính quyền nhận thức còn phiến diện về vai trò, vị trí của giáo dục và xã hội hóa giáo dục, thì tất dẫn tới trong chỉ đạo thực hiện sẽ lúng túng, bị động, hiệu quả đạt được thấp và có khi dẫn tới những lệch lạc trong phát triển giáo dục.

Để tác động đến nhận thức của cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương, ngành giáo dục và các trường học trung học phổ thông phải thiết lập được “sợi dây liên lạc” thường xuyên và bền chặt giữa cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương-ngành giáo dục- các trường học trung học phổ thông. Trực tiếp nhất và thường xuyên nhất, ngành giáo dục, các trường trung học phổ thông báo cáo tình hình thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của đơn vị mình, của các trường để cấp ủy, chính quyền địa phương có đủ những thông tin, dữ liệu cần thiết, chính xác, trước khi đưa ra những quyết sách nhằm tổ chức thực hiện thật sát đúng công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông.

Nâng cao chất lược của công tác tham mưu về giáo dục; kịp thời nắm bắt chủ trương của cấp trên trực tiếp, linh hoạt vận dụng sáng tạo, đúng đắn chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước, của tỉnh Thanh Hóa, của huyện Nông Cống và của ngành Giáo dục.

* Biện pháp 3: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông trong cộng đồng dân cư và các lực lượng xã hội.

Xã hội hóa giáo dục chính là kênh thực hiện có hiệu quả cao đối với các mục tiêu của giáo dục-đào tạo. Bởi vậy, để có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề thuận lợi góp phần phát triển kinh tế-xã hội và yêu cầu đào tạo lớp người mới có đủ kiến thức và năng lực cho tương lai, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển như hiện nay, rất cần nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục hệ trung học phổ thông cho các tầng lớp nhân dân, các lực lượng xã hội. Các nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức tập trung vào công tác phát triển giáo dục theo các văn bản định hướng và pháp quy của Nhà nước, như:

- Nghị quyết số 90/CP, ngày 21/8/1997 của Chính phủvề "Phương hướng

và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa"; Nghị quyết

05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 của Chính phủ “Về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”.

- Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg, ngày 18-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-

2010”; Quyết định số 20/2005/QĐ-BGDĐT, ngày 24-6-2005 của Bộ trưởng

Bộ giáo dục và đào tạo Về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2005-2010”.

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và một số nghị quyết hội nghị trung ương về giáo dục; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII và huyện Nông Cống lần thứ XXI.

- Các văn bản (quyết định, chỉ thị, hướng dẫn, thông báo,…) về việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và kế hoạch thực hiện xã hội hóa giáo dục bậc trung học phổ thông của Ủy ban nhân dân tỉnh và huyện, trên địa bàn huyện Nông Cống.

Việc tuyên truyền để quán triệt những nội dung trên sẽ tạo được nhận thức đúng đắn cho mọi người: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho

giáo dục và đầu tư cho phát triển. Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục (Gia đình - Nhà trường - Xã hội), tạo môi trường giáo dục lành mạnh trong từng gia đình, tập thể và cộng đồng. Phát triển giáo dục phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Để tác động có kết quả đến nhận thức của mọi người, có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp, phương tiện. Trong nhóm biện pháp nâng cao nhận thức, chúng tôi xin đề cập một số hình thức sau:

* Tổ chức diễn đàn như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lớp tập huấn,…

Hình thức tổ chức này mang tính truyền thống, chuyển tải được nhiều nội dung cơ bản, hệ thống; đối tượng tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các lớp tập huấn,…là thành phần chọn lọc (thường là cán bộ quản lý chủ chốt, những người có trình độ, năng lực, uy tín, kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư), có trách nhiệm liên quan trực tiếp đến công tác xã hội hóa giáo dục.

Việc xây dựng chủ đề của các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm là rất quan trọng. Có thể lựa chọn những vấn đề nảy sinh trong công tác xã hội hóa, như về huy động vốn đầu tư; về quản lý nguồn tài chính từ xã hội hóa; về kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua hoạt động xã hội hóa,…làm chủ đề của các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm. Trong các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các đại biểu không những có diễn đàn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, mà còn là nơi để dân chủ thảo luận thẳng thắn trao đổi ý kiến trên tinh thần nghiêm túc, chân tình, có trách nhiệm, qua đó khẳng định những cái đúng, góp phần củng cố, phát huy những biện pháp tốt, nhìn nhận chân xác những hạn chế, yếu kém để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh.

Đối với các lớp tập huấn, việc tổ chức tập trung để học tập cần chuẩn bị kỹ về nội dung, lựa chọn những vấn đề thật phù hợp đối tượng và có tính cập nhật. Căn cứ vào đối tượng lớp tập tuấn, lựa chọn báo cáo viên có đủ trình độ, khả năng thuyết trình, truyền đạt sâu về những nội dung cơ bản của giáo dục- đào tạo, cũng như chủ trương xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục hệ trung học phổ thông.

Các hình thức nâng cao nhận thức thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn cũng cần tổ chức rất linh hoạt trong những thời điểm khác nhau. Tùy điều kiện của mỗi địa phương, cơ sở và khả năng về nhân lực, tài chính mà xác định thời điểm, thời gian tổ chức tuyên truyền qua các diễn đàn này, có thể tuyên truyền trước mỗi kỳ Đại hội (Đại hội Đảng bộ, Đại hội các Đoàn thể, Đại hội giáo dục, Hội nghị phụ huynh học sinh …); trong các dịp ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của địa phương và đất nước; lồng ghép trong các hoạt động văn hóa-thể thao; trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, họp dân cư địa phương; trong dịp khai giảng, bế giảng năm học; trong sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua có liên quan tới công tác giáo dục-đào tạo,…

* Sử dụng hệ thống thông tin đại chúng:

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin tuyên truyền hiện nay đã có rất nhiều phương tiện để truyền tải thông tin đến tất cả các đối tượng thuộc địa bàn như: hệ thống đài phát thanh-truyền hình, báo chí, tập san, bảng tin, pa-nô, áp-phích,….

Ngành giáo dục, trực tiếp nhất là các trường trung học phổ thông ở huyện Nông Cống cần phối hợp với ngành Văn hóa - Thông tin (của tỉnh, của huyện và các xã, thị trấn nơi trường đặt cơ sở), các đoàn thể, tổ chức xã hội, báo chí… để xây dựng nội dung cho các chương trình phát thanh - truyền hình, các bảng tin, pa-nô, áp-phích,… về giáo dục và xt xã hội hóa giáo dục một cách đồng bộ và xuyên suốt, thường xuyên từ tỉnh đến huyện, xã, thị trấn, cơ sở trường học và đến cộng đồng dân cư.

Ưu điểm của biện pháp này là người dân có thể tìm hiểu trực tiếp nhiều thông tin cơ bản, thiết thực, do nội dung thông tin đã được bộ phận chức năng biên soạn kỹ càng, súc tích. Biện pháp này rất hữu hiệu với điều kiện và hoàn cảnh mới của huyện đang trên đà phát triển nhanh về kinh tế-xã hội, khi các kênh thông tin hiện đại, như truyền thanh, truyền hình, mạng điện thoại, Internet,….đang phát triển mạnh tại địa bàn.

3.2.2. Nhóm biện pháp Nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông

Bản chất xã hội hóa giáo dục là mọi người cùng tham gia giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Trách nhiệm của ngành Giáo dục, của các trường trung học phổ thông là phải làm sao cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục trong hệ thống nhà trường đối với cộng đồng, trước khi đòi hỏi xã hội thể hiện trách nhiệm tham gia đóng góp xây dựng nhà trường.

Với tình hình tổ chức giáo dục hiện nay, để thực hiện chủ trương xã hội hóa, các trường trung học phổ thông (trước mắt là công lập, bán công và tư

thục; và về sau là các trường công lập và tư thục) cần thể hiện vai trò, tác

dụng của mình là nòng cốt trong công cuộc xã hội hóa giáo dục, trong nâng

cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài tại địa bàn huyện.

Có thể chia nhóm biện pháp này ra thành các biện pháp cụ thể sau đây:

* Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông (cả công lập và ngoài công lập).

Chuẩn bị tốt các điều kiện để dần từng bước thực hiện chuyển các trường bán công hiện có tại địa bàn huyện sang trường công lập; chuyển các lớp bán công trong các trường công lập sang thống nhất loại hình lớp công lập. Phát triển vững chắc và sớm ổn định quy mô trường lớp tư thục.

Cùng với quá trình đó là xây dựng cơ chế hoạt động mới theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trên cơ sở tiếp tục nhận phần đầu tư của Nhà nước và đồng thời xác định mức học phí phù hợp, với sự thỏa thuận của phụ huynh để nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu xã hội.

Để tồn tại và phát triển, các trường trung học phổ thông ở huyện Nông Cống phải tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhà trường mà trong đó điều kiện tiên quyết là phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng toàn diện.

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông, tiếp cận với chuẩn đào tạo của quốc gia và quốc tế thì cuộc vận động nâng cao chất lượng giáo dục của các trường cần phải hướng vào giải quyết tốt các nội dung sau:

* Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên (người thầy).

Muốn thực hiện được mô hình hệ trung học phổ thông chất lượng cao tại một địa bàn nông thôn như huyện Nông Cống, rất cần hội tụ đầy đủ các yếu tố, nhưng quan trọng trước hết đó là vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các nhà trường hệ trung học phổ thông.

Người cán bộ quản lý nhà trường phải có trình độ, năng động, sáng tạo, nhạy bén để tổ chức quản lý một đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình, có trách nhiệm, chiếm được lòng tin của các cấp lãnh đạo, phụ huynh học sinh và các tầng lớp nhân dân.

Phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp đồng bộ, vững mạnh, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của địa phương. Đảm bảo 100% cán bộ chủ chốt đạt chuẩn công chức và các qui định của ngành giáo dục - đào tạo và một bộ phận có trình độ cao. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về loại hình, bằng cách tích cực bồi dưỡng thường xuyên liên tục thông qua các chương trình bồi dưỡng, đào tạo tại chỗ hoặc liên kết với các cơ quan sở giáo dục tiên tiến trong và ngoài tỉnh. Bồi dưỡng về tinh thần, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên đối với học sinh. Chú ý xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên. Phải coi vấn đề tự học, tự bồi dưỡng chính

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 82 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w