Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 113 - 127)

8. Cấu trúc của Luận văn

3.4.Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp

3.4.1. Các nhóm đối tượng được khảo nghiệm:

Trong quá trình triển khai thực hiện các biện pháp xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp. Mỗi biện pháp đều có giá trị riêng và tính hữu dụng của nó. Cần căn cứ vào tính đặc thù của mỗi trường, của từng thời điểm và phần việc mà áp dụng triển khai, phối hợp các biện pháp đó như thế nào cho có hiệu quả. Điều đó là cả một khoa học và nghệ thuật của chủ thể làm công tác giáo dục, trực tiếp ở đây là các trường trung học phổ thông, bên cạnh sự trăn trở, tâm huyết và tham gia tích cực của toàn xã hội.

Để khẳng định mức độ quan trọng, tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng các phiếu điều tra 150 đối tượng có liên quan như sau:

- Nhóm 1: gồm 60 người, là Phụ huynh học sinh, Ban chấp hành Hội Cha Mẹ học sinh của các Trường trung học phổ thông ở Nông Cống.

- Nhóm 2 : gồm 50 người, là Cán bộ quản lý các trường (Hiệu trưởng -

Phó hiệu trưởng), Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên, giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Nông Cống

- Nhóm 3: gồm 20 người, là cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa

phương, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên Sở giáo dục-đào tạo, phòng giáo dục-đào tạo: 20 người.

- Nhóm 4: gồm 10 người, là Giám đốc, Phó Giám đốc các công ty, doanh

nghiệp, doanh nhân trên địa bàn huyện Nông Cống.

3.4.2. Nội dung và kết quả khảo nghiệm:

Nhằm đánh giá mức độ khả thi (quan trọng, cấp thiết, tính khả thi) của 5 nhóm biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống, qua khảo nghiệm 150 người thuộc các nhóm đối tượng về nội dung các nhóm biện pháp, đã cho kết quả cụ thể sau (xem bảng).

Bảng 3.1. Khảo nghiệm mức độ quan trọng của các nhóm biện pháp thực hiện XHH giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Nông Cống

Biện pháp Mức độ quan trọng

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về XHHGD 144 96 6 4 2 1,33 0 0

Nâng cao chất lượng GD&ĐT - phát huy vai trò nòng cốt của Nhà trường - Xã hội hóa Nhà trường.

141 94 7 4,66 3 2 0 0

Huy động tiềm năng sức mạnh tổng hợp của cộng đồng 138 92 7 4,66 3 2 0 0 Tác động đến cơ chế quản lý - thể chế - chính sách 129 86 13 8,66 7 4,66 0 0

Tăng cường công tác quản lý tài chính XHHGD - Phát huy dân chủ hóa

trường học

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các nhóm biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống

Biện pháp Tính cấp thiết

Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về XHHGD 138 92 9 6 7 4,66 0 0 2. Nâng cao chất lượng GD&ĐT - phát huy vai trò nòng cốt của Nhà trường - Xã hội hóa Nhà trường.

136 90,66 13 8,66 1 0,66 0 0 3. Huy động tiềm năng sức mạnh tổng hợp của cộng đồng 96 64 51 34 9 6 0 0 4. Tác động đến cơ chế quản lý - thể chế - chính sách 93 62 79 52,66 5 3,33 0 0

5. Tăng cường công tác quản lý tài chính XHHGD - Phát huy dân chủ hóa trường học

Bảng 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các nhóm biện pháp thực hiện XHH giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống

Biện pháp Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về XHHGD 124 82,66 37 24,66 2 1,33 0 0

Nâng cao chất lượng GD&ĐT - phát huy vai trò nòng cốt của Nhà trường - Xã hội hóa Nhà trường.

133 88,66 24 16 5 3,33 0 0

Huy động tiềm năng sức mạnh tổng hợp của cộng đồng 117 78 30 20 9 6 0 0 Tác động đến cơ chế quản lý - thể chế - chính sách 95 63,33 37 24,66 11 7,33 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường công tác quản lý tài chính XHHGD - Phát huy dân chủ hóa trường học

119 79,33 31 20,66 7 4,66 0 0

3.4.3. Nhận xét kết quả khảo nghiệm:

* Nhận xét về tầm quan trong (hay không quan trọng của các nhóm biện pháp), kết quả điều tra cho thấy đại đa số các nhóm đối tượng được hỏi đều khẳng định các nhóm biện pháp trên rất quan trọng. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức (1), nhóm biện pháp dân chủ hóa trường học, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính (5), được đánh giá cao (95,33% cho rằng rất quan

trọng). Tầm quan trọng của biện pháp Nâng cao chất lượng giáo dục được

“Không quan trọng”. Điều đó cho thấy đó là những biện pháp phù hợp, có thể triển khai sâu rộng trong các trường trung học phổ thông.

* Về biện pháp “Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về vai trò của giáo dục và tầm quan trọng của việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông”, hầu hết đối tượng được hỏi đánh giá cao

(92% cho là rất cấp thiết). Biện pháp này có tính khả thi cao (82,66 % cho

rằng rất khả thi); các đối tượng được điều tra cho rằng nếu những biện pháp

tuyên truyền đa dạng, sinh động sẽ làm chuyển biến tích cực nhận thức của các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục.

* Biện pháp “Nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông” được đánh giá rất cao về tính cấp thiết, tính khả thi (Rất cấp thiết 90,66 %; Rất khả thi 88,66 %). Hầu hết các đối tượng được hỏi về nội dung này đều dồng thuận ở điểm các trường trung học phổ thông và ngành giáo dục địa phương phải chủ động thực hiện, chủ động thể hiện. Muốn xã hội hiểu về xã hội hóa giáo dục hệ trung học phổ thông thì trước hết ngành Giáo dục, các trường trung học phổ thông phải có hình thức tuyên truyền, vận động làm cho xã hội hiểu thực chất của vấn đề xã hội hóa giáo dục; các trường trung học phổ thông phải tự khẳng định mình bằng cách nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện. Có như vậy mới tạo được “lực hút” đối với toàn xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục. Biện pháp này đỏi hỏi đội ngũ quản lý, giáo viên và tất cả thành viên của nhà trường phải nỗ lực, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, nhất là phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

* Về tính cấp thiết của biện pháp “Huy động tiềm năng sức mạnh tổng hợp của cộng đồng đòi hỏi vận dụng nhiều hình thức vận động sáng tạo, kết quả đánh giá như sau: 64 % cho là rất cấp thiết, 51 % cho là cấp thiết.

* Về biện pháp “Tác động đến cơ chế quản lý” kết quả điều tra như sau: 62 % rất cấp thiết; 52,66 % cấp thiết và 63,33% rất khả thi.

Nhóm biện pháp này được cán bộ quản lý giáo dục đánh giá cao, trong đó nhấn mạnh cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để phân định cụ thể chức năng nhiệm vụ từng ngành, từng cấp, từng lực lượng xã hội… trong thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông.

* Nhóm biện pháp “Tăng cường công tác quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục-Phát huy dân chủ hóa trường học” cũng thu được những đánh giá tích cực, với 84,66 % cho là rất cấp thiết; 79,33 % cho là rất khả thi.

Những kết quả điều tra xã hội học nêu trên tạo thêm cơ sở để khẳng định công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống cần tập trung vào năm nhóm biện pháp đã nêu; và sự tồn tại, phát triển của các trường sẽ tùy thuộc vào mức độ thực hiện thành công hay không các nhóm biện pháp xã hội hóa giáo dục nêu trên.

Việc chỉ đạo tổ chức năm nhóm biện pháp đã nêu trên một cách khoa học, với quyết tâm cao sẽ tạo chuyển biến về chất trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Nông Cống và tỉnh Thanh Hóa một cách toàn diện, hài hòa, bền vũng trong quá trình đẩy mạnh sâu rộng sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển và hội nhập.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xã hội hoá giáo dục là một trong những quan điểm phát triển giáo dục đúng đắn nhất và hiệu quả nhất nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục quốc gia. Vấn đề này không đơn thuần chỉ là việc huy động nhân dân đóng góp tiền của, vật chất mà nó là một chủ trương mang tính toàn diện và đồng bộ. Từ những kết quả nghiên cứu, Luận văn rút ra một số kết luận:

1. Xã hội hoá giáo dục là một truyền thống tốt đẹp vốn có từ ngàn xưa của dân tộc ta, của quê hương xứ Thanh và huyện Nông Cống. Trải qua đấu tranh và phát triển, truyền thống đó luôn luôn được bảo tồn và nhân rộng. Xuất phát từ quan điểm cơ bản cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội, sự nghiệp ấy đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Nhà nước phải chăm lo tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục, muốn vậy bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất mở mang trường lớp, xác định mục tiêu phát triển, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa. Nhà nước còn phải huy động moi lực lượng, mọi tiềm năng của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Toàn dân và toàn xã hôi tự nguyện tham gia xây dựng trường lớp, tham gia chăm sóc và giáo dục tuổi trẻ với mọi khả năng của mình và trước nhất là luôn luôn nêu gương tốt cho tuổi trẻ làm theo, tất cả mọi việc làm của mọi công dân trong xã hội, đều hướng tới xây dựng một môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh để thế hệ trẻ học tập và trưởng thành.

2. Xã hội hoá giáo dục đối với các trường Trung học phổ thông ở Nông Cống là hoạt động nằm trong hệ thống chung các hoạt động của nền giáo dục quốc gia và có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với tất cả các hoạt động giáo dục khác và rộng hơn, xã hội hoá giáo dục còn có mối quan hệ khăng khít với các nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Nó bao gồm nhiều việc làm, mang tính toàn diện và đồng bộ.

Xã hội hoá giáo dục bậc Trung học phổ thông ở Nông Cống là phải huy động toàn dân tham gia vào sự nghiệp giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đang theo học trong các nhà trường. Việc dạy và học trong nhà trường không đơn thuần là việc của các thầy cô giáo, mà đó còn là việc của cha mẹ và các tổ chức đoàn thể ngoài xã hội mà ở đây vai trò của các tổ chức đoàn thể rất quan trọng. Cha mẹ, người lớn sống gương mẫu, tôn trọng pháp luật, giữ gìn kỷ cương phép nước, có đời sống lành mạnh chính là sự đóng góp tốt nhất cho việc xây dựng lý tưởng và giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi vậy điều đáng quan tâm số một trong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục ở các trường Trung học phổ thông huyện Nông Cống cũng chính là việc phải xây dựng bằng được môi trường sống lành mạnh, có văn hoá. Không làm được việc này dù có xây trường học đẹp, dù có cố gắng vận động học sinh đến trường, dù có cải thiện đời sống giáo viên bao nhiêu chăng nữa việc giáo dục con em trong các trường học vẫn chỉ dừng ở kết quả phiến diện, bề ngoài mà thôi.

3. Đến nay, đối với huyện Nông Cống xã hội hoá giáo dục đã được triển khai rộng khắp, trong đó có khu vực các trường Trung học phổ thông; xã hội hoá giáo dục đã góp phần dựng xây nên một xã hội học tập, một xã hội toàn dân tham gia vào các hoạt động giáo dục. Các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hăng hái đầu tư cho giáo dục. Rõ ràng xã hội hoá giáo dục đã và đang là sự hợp tác có hiệu quả giữa nhà nước và nhân dân và các tổ chức xã hội để thực hiện một nền giáo dục dân chủ rộng mở cho tất cả mọi người trong xã hội, một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và giàu bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên do quán triệt chưa đầy đủ và sâu sắc quan điểm và chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nên việc thực hiện xã hội hoá giáo dục bậc trung học phổ thông ở Nông Cống cũng như nhiều địa phương khác ở Thanh Hoá đã và đang có những biểu hiện phiến diện, không đồng bộ. Bằng chứng rõ nét nhất của những khiếm khuyết này là nhiều nơi, nhiều lúc thiên về vận động nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường

lớp, thiên về mở thêm trường mới hoặc đóng góp tiền của để thực hiện những hoạt động ngoại khoá, các đợt thi cử trong trường học. Những việc làm này, hết sức cần thiết trong hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, tuy nhiên nếu chỉ chú trọng vào các việc làm đó thì ý nghĩa tốt đẹp của việc thực hiện xã hội hoá giáo dục sẽ mất đi rất nhiều.

4. Xã hội hoá giáo dục còn được thể hiện ở phong trào toàn dân đi học, toàn dân tự học, tự nâng cao trình độ văn hoá của mình, tất cả nhằm góp phần nâng cao trình độ dân trí của toàn xã hội. Đây là nền tảng rất tốt, là bệ đỡ cho các trường Trung học phổ thông đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Những năm qua huyện Nông Cống, nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhiều dòng họ đã khởi xướng, duy trì và mở rộng phong trào xã hội học tập. Hội khuyến học huyện đi đầu trong việc tổ chức các trung tâm giáo dục cộng đồng, phổ biến, nâng cao kiến thức cho mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương. Phải khẳng định đây là một trong những thành công nổi trội của hoạt động xã hội hoá giáo dục ở Nông Cống trong thời gian qua.

2. Kiến nghị

Từ quá trình nghiên cứu tình hình thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống, để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện của các trường trung học phổ thông, bên cạnh việc tổ chức thực hiện thật hiệu quả 5 nhóm biện pháp như Luận văn đã đề xuất, cần phải thực hiện một số công việc quan trọng, cần thiết sau:

1. Trong hoàn cảnh hiện nay của huyện Nông Cống, việc huy động tiền của, vật chất, đất đai, sức lực của toàn dân, của toàn xã hội vào phát triển giáo dục Trung học phổ thông nói riêng, giáo dục nói chung là hết sức cần thiết. Trên thực tế những năm qua nhiệm vụ này đã được triển khai rất hiệu quả ở Nông Cống, góp phần xây thêm nhiều trường học, bảo đảm có chỗ học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 113 - 127)