8. Cấu trúc của Luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở
giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống
Năm nhóm biện pháp với 11 biện pháp cụ thể mà chúng tôi đề nghị được xây dựng trong một chỉnh thể có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau và có tính thống nhất đồng bộ trong sự đa dạng. Nếu như nhóm biện pháp (1) Nâng cao nhận thức trách nhiệm về xã hội hóa giáo dục là cơ sở để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác, thì nhóm biện pháp (2) Nâng cao chất lượng Giáo dục ở các trường trung học phổ thông, là yêu cầu hệ quả và cũng là biện pháp thúc đẩy việc Huy động tiềm năng sức mạnh của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình phát triển giáo dục trung học phổ thông (nhóm biện pháp 3).
Nhóm biện pháp (4) Tác động đến cơ chế quản lý, chính sách xã hội hóa giáo dục giúp cho việc vận hành, tổ chức thực hiện các biện pháp trên đạt hiệu quả và qua việc Tăng cường các biện pháp quản lý tài chính, Phát huy dân chủ hóa trường học, nhóm biện pháp (5) cùng với công tác thanh tra, kiểm tra sẽ giúp cho công tác xã hội hóa giáo dục đi đúng hướng, tạo niềm tin của lực lượng xã hội và giúp củng cố, nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục. Sự sắp xếp các nhóm biện pháp không phải theo trình tự nhất định trước sau, tất cả đều tập trung để giải quyết tốt các nhiệm vụ:
- Hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo sự thống nhất cao trong xã hội và nhận thức và tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Nông Cống. Phát triển phù hợp các loại hình giáo dục trung học phổ thông công lập và ngoài công lập.
- Mở rộng quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục; đổi mới chế độ học phí, miễn giảm cho các đối tượng chính sách. Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội; các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp,… tạo điều kiện để xã hội có nhiều cơ hội đóng góp ngày càng nhiều hơn, hiệu quả hơn cho giáo dục trung học phổ thông tại địa bàn, đồng thời giám sát quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục và tạo lập môi trường thuận lợi để giáo dục học sinh trung học phổ thông – một đối tượng đặc biệt trong quá trình xây dựng nguồn nhân lực bậc cao của địa phương.
- Tăng cường sự quản lý xây dựng hệ thống giáo dục trung học phổ thông huyện Nông Cống để giữ vững truyền thống đã có, đưa giáo dục trung học phổ thông của huyện phát triển lành mạnh, toàn diện, vươn lên là lá cờ đầu của các huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa.
- Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền, sự quan tâm của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục trung học phổ thông.