Khái quát thực trạng tình hình tổ chức và phát triển giáo dục ở huyện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 48 - 50)

8. Cấu trúc của Luận văn

2.2.Khái quát thực trạng tình hình tổ chức và phát triển giáo dục ở huyện

2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Nông Cống

Huyện huyện Nông Cống nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Đông Sơn và Triệu Sơn; phía Nam giáp huyện Như Thanh và Tĩnh Gia; phía Tây giáp huyện Như Thanh; phía Tây giáp huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia. Từ Thành phố Thanh Hóa đi theo quốc lộ 45 về phía Tây-Nam dài 28 km là huyện lỵ Nông Cống, trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa của huyện.

Huyện Nông Cống có 32 xã, 1 thị trấn, có diện tích tự nhiên 28.710 ha; dân số toàn huyện là 182.289 người, trong đó chủ yếu là người Kinh., với 162.324 người (Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Nông Cống, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện huyện Nông Cống xuất bản, tháng 1-2009, tr.11).

Nông Cống là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, nhưng lại có địa hình khá đa dạng. Đất đai, sông ngòi, đồi núi, thời tiết, khí hậu, tài nguyên khoáng sản ở Nông Cống đã kết hợp tạo nên một miền quê giàu tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp; công nghiệp, du lịch, dịch vụ.

2.2. Khái quát thực trạng tình hình tổ chức và phát triển giáo dục ở huyện Nông Cống huyện Nông Cống

Nông Cống là vùng đất có truyền thống hiếu học. “Sự học” đã hình thành nên một đội ngũ trí thức và nhân tài, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, qua các thời kỳ lịch sử.

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, để bảo vệ và xây dựng chế độ mới, chính quyền cách mạng ở huyện huyện Nông Cống đã phát động toàn dân diệt giặc dốt, chống nạn thất học do chế độ thực dân phong kiến để lại. Ban Bình dân học vụ từ huyện đến xã được thành lập, đã tích cực vận động nhân dân diệt giặc dốt. Có thể nói, ngay từ những tháng năm đầu tiên

dưới chế dộ dân chủ cộng hoà, ở Nông Cống đã diễn ra một phong trào xã hội hoá sâu rộng về giáo dục, nhằm “diệt giặc dốt”, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo con người mới.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), nhân dân Nông Cống bước vào công cuộc cải tạo kinh tế-văn hoá, bắt tay xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), giáo dục phổ thông ở huyện Nông Cống phát triển mạnh mẽ, mặc dù phải đối mặt với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, trong điều kiện còn nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, ngành giáo dục Nông Cống vẫn phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập. Trong giai đoạn 1975-1986, Nông Cống vẫn giữ vững là một trong những địa phương có nền giáo dục phổ thông phát triển ở mức khá của tỉnh Thanh Hoá.

Giáo dục phổ thông ở huyện Nông Cống phát triển nhanh mạnh hơn trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay). Đặc biệt, thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII và chương trình hành động của Đảng bộ tỉnh và của huyện uỷ Nông Cống về giáo dục-đào tạo, sự nghiệp giáo dục của địa phương có bước phát triển mới.

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới về giáo dục-đào tạo, sự nghiệp giáo dục của huyện Nông Cống đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất. Quy mô giáo dục được mở rộng, loại hình giáo dục đa dạng và phog phú hơn, bên cạnh các trường công lập, đã thành lập trường bán công ở cả trung học phổ thông, mở rộng loại hình ở trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề. Đội ngũ giáo viên các cấp từng bước được chuẩn hoá. Chất lượng giáo dục được nâng lên, đi vào thực chất hơn.

Bình quân trong 5 năm 2001-2006, đã có 72% số học sinh trung học cơ sở được vào các trường trung học phổ thông (tăng hơn giai đoạn 1996-2000 là 8%). tỷ lệ học sinh các cấp đậu tốt nghiệp đạt 98%. Học sinh giỏi cấp huyện,

cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong 5 năm 2001- 1006, đã có 1684 học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng (tăng gấp 2,4 lần giai đoạn 1996-2000).

Đến năm 2006, toàn huyện đã xây dựng được 24 trường chuẩn quốc gia (tăng hơn giai đoạn trước 18 trường), giữ vững phổ cập tiểu học, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Cùng với Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, các Trung tâm giáo dục cộng đồng được thành lập ở 31 xã, thị trấn.

Khái quát lại quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục phổ thông ở huyện Nông Cống cho thấy rõ, địa phương đã có bề dày trong huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục. Giáo dục phổ thông đã phát triển từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ, đến quy mô lớn, ngày càng đa dạng và phong phú về số lượng và loại hình. Đó cũng là kết quả của việc nhận thức ngày càng đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, xã hội hóa giáo dục của địa phương.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 48 - 50)