V 1, C 1C 2− C C
2.4.3. Tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề.
PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề.
PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH tích cực có tác dụng kích thích hoạt động tư duy của HS và được vận dụng ở các mức độ khác nhau.
Khi sử dụng PPDH này không những yêu cầu HS không chỉ nắm vững kiến thức, kĩ năng mà còn có kỹ năng vận dụng sáng tạo, kiến thức và kĩ năng để hướng dẫn HS phát hiện và giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
- Trong giờ học lý thuyết GV nên đặt ra những câu hỏi vận dụng kiến thức, kĩ năng để tạo tình huống có vấn đề để HS giải quyết vấn đề hoặc yêu cầu HS phát hiện vấn đề và tự giải quyết vấn đề. Thông qua cách giải quyết vấn đề, HS sẽ thể hiện cái sai lầm, từ đó GV mới có kế hoạch sữa chữa, bổ sung.
Ví dụ 1: Trong bài dạy về axit H3PO4 có thể nêu vấn đề và giải thích vì sao có lời khuyến cáo “ uống nhiều cocacola sẽ bị hại men rắng” làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Ví dụ 2: Khi dạy về muối nitrat yêu cầu HS giải thích cơ sở khoa học của lời khuyên: “ khi ăn lạp xưởng, xúc xích chỉ nên hấp nóng, rán qua, không nên rán ở nhiệt độ quá cao”.
- Trong giờ ôn tập, khi vận dụng BTHH để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức cho HS, GV cần lưu ý các đặc điểm sau:
•GV tổ chức và điều khiển các hoạt động học tập của HS nhằm hệ thống hóa các kiến thức cần nắm vững thì có thể phát hiện được những kiến thức mà HS hiểu chưa đúng hoặc có những khái quát chưa đúng bản chất của hiện tượng, sự việc. GV có nhiệm vụ chỉnh lí, bổ sung thêm kiến thức để HS hiểu đúng đắn và đầy đủ hơn, đồng thời có thể mở rộng thêm kiến thức cho HS tùy thuộc vào điều kiện thời gian, trình độ nhận thức của HS. Từ đó khắc phục được những sai lầm về kiến thức của HS.
•Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học thông qua các bài tập thực nghiệm.
Khi giải BT thực nghiệm HS phải biết vận dụng kiến thức để giải bằng lý thuyết rồi sau đó phải tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của những bước giải bằng lý thuyết và rút ra kết luận về cách giải. Việc giải dạng BT này HS sẽ hạn chế những sai lầm bỏ sót những quá trình biến đổi các chất trong hệ phản ứng.
Ví dụ 1: Khi nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 và ngược lại thì hiện tượng có giống nhau không? Hãy kiểm nghiệm bằng thí nghiệm.
Phân tích: Khi giải bằng lý thuyết HS cần:
- Xác định môi trường của dung dịch Na2CO3 và FeCl3.
- Khi nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 thì các ion nào tương tác với nhau? Hiện tượng nào sẽ quan sát được? Có khí CO2 thoát ra trước rồi mới đến kết tủa phải không?
- Khi nhỏ từ từ dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2CO3 thì hiện tượng có tương tự không? Vì sao?
Từ bước giải lý thuyết này HS tự làm thí nghiệm và kiểm nghiệm phần giải lý thuyết. Chỗ nào chưa đúng và tìm ra nguyên nhân.
Ví dụ 2: Để HS không bỏ qua tính chất tạo phức của NH3 với muối kẽm, muối đồng hoặc muối bạc. Ta có thể dủng BT thực nghiệm:
- Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 và dung dịch AlCl3 thì hiện tượng thu được có giống nhau không? Hãy làm thí nghiệm chứng minh.
- Thông qua việc giải BT thực nghiệm HS được cũng cố kiến thức lý thuyết và trực tiếp làm thực nghiệm để kiểm nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra. HS được tự mình phát
hiện ra nhũng sai lầm của mình về kiến thức, kĩ năng thông qua thí nghiệm kiểm nghiệm.
•Khi tổng hợp các kiến thức yêu cầu HS cần sử dụng thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để hệ thống hóa, nắm vững kiến thức và vận dụng chúng để giải quyết các vấn đề học tập mang tính khái quát cao. Từ đó khắc phục những sai lầm về tư duy, PP nhận thức của HS.
•Nên khuyến khích HS tìm các bài toán có liên quan đến dạng đã giải hoặc tương tự hoặc có thể thay đổi dữ kiện để tạo bài tập mới. HS phải phân tích thật kĩ đề, xét để hiểu hết bản chất của các quá trình hóa học để thấy được mối quan hệ của các bài tập khác nhau.
•GV cần chọn lọc được hệ thống bài tập phù hợp theo mức độ từ dễ đến khó, đòi hỏi HS phải huy động nhiều kiến thức và yêu cầu các em sử dụng nhiều PP giải khác nhau qua đó có nhiều cơ hội bộc lộ được những sai lầm trong quá trình giải BTHH. Từ đó GV đánh giá được kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức của HS mà có biện pháp phù hợp giúp HS khắc phục sai lầm.
•Trong giờ luyện tập, ôn tập thì các bài tập được dùng làm nguồn kiến thức để HS tìm tòi, khám phá những con đường, những PP, cách thức vận dụng sáng tạo các kiến thức để giải quyết các vấn đề học tập.
Như vậy việc rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức cho HS cần được thức hiện trong các giờ học truyền thụ kiến thức mới, luyện tập, ôn tập. GV cần xác định được những sai lầm thường gặp của HS khi giải BTHH phần vô cơ lớp 11 và có kế hoạch cụ thể phù hợp trong từng loại bài dạy.