PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 11 THPT
2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình phần hóa vô cơ lớp 11 THPT
Phần hóa học vô cơ lớp 11 – THPT được sắp xếp thành 3 chương: - Chương 1: Sự điện li
- Chương 3: Cacbon – Silic
Với chương “ Sự điện li” đề cập 3 vấn đề lớn, đó là: - Sự điện li, chất điện li.
- Axit – Bazơ – Muối. Giá trị pH và chất chỉ thị axit – bazơ. - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
Các nội dung này được cấu trúc thành 6 bài học (4 bài lí thuyết + 1 bài luyện tập + 1 bài thực hành). Nội dung của chương nhằm trang bị cho HS những cơ sở lí thuyết để đi sâu vào bản chất của các quá trình hóa học. Nghiên cứu sự điện li cho phép mở rộng khái niệm về chất (chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu), xem xét bản chất tương tác của các chất trong dung dịch chất điện li (tương tác giữa các ion) theo các cân bằng tạo chất không tan, chất khí bay ra, chất điện li yếu (như nước hoặc ion phức) và làm cơ sở để mở rộng, xem xét đến cân bằng oxi hóa – khử xảy ra trong dung dịch với sự tham gia của môi trường. Sự nghiên cứu sự điện li còn cho phép xem xét, đánh giá quá trình điện li thông qua các giá trị độ điện li, hằng số điện li và nghiên cứu phản ứng của nước (dung môi) với các ion trong dung dịch hình thành khái niệm phản ứng thủy phân và phương pháp đánh giá nồng độ ion H+ trong dung dịch bằng giá trị pH, các chất chỉ thị. Nội dung kiến thức trong chương giúp cho HS có cơ sở để nghiên cứu, giải thích hiện tượng hóa học xảy ra trong dung dịch và vận dụng các PP giải: bảo toàn e, bảo toàn điện tích, dùng phương trình ion thu gọn ... trong quá trình giải BTHH vô cơ.
Với chương 2 và 3: HS nghiên cứu 4 nguyên tố cơ bản, mang tính điển hình và đặc trưng của nhóm VA và IVA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Đó là nguyên tố Nitơ – Photpho, Cacbon và Silic. Các nguyên tố này được nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết của thuyết electron và cấu tạo chất lí thuyết về phản ứng hóa học (phản ứng oxi hóa – khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học) và lí thuyết sự điện li. Các lí thuyết này giúp HS nghiên cứu tính chất của các nguyên tố này cùng các hợp chất của nó một cách đầy đủ, sâu sắc hơn trên cơ sở mối quan hệ: Thành phần cấu tạo chất ƒ Tính chất của chất ƒ Ứng dụng và điều chế chất. Quá trình biến đổi của các nguyên tố N, P, C, Si và hợp chất của nó được nghiên cứu sâu sắc, đi sâu vào bản chất của sự tương tác
giữa các ion trong dung dịch với các cân bằng oxi hóa – khử, tạo kết tủa, tạo chất khí và chất điện li yếu, đồng thời còn xét đến vai trò của dung môi (H2O), môi trường đến các quá trình này thông qua phương trình ion đầy đủ và phương trình ion thu gọn. Sự vận dụng các kiến thức này trong quá trình giải BTHH đòi hỏi HS phải xem xét một cách toàn diện các kiến thức có liên quan đến các cân bằng, bản chất của quá trình thông qua sự tương tác các ion trong dung dịch ... Do đó HS dễ mắc các sai lầm về kiến thức, kĩ năng và tư duy trong quá trình giải BTHH phần hóa vô cơ lớp 11 – THPT. Vì vậy việc nghiên cứu phát hiện những sai lầm trong quá trình giải BTHH và đề xuất các biện pháp khắc phục sai lầm đó là một trong các nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của người GV hóa học.