Giá trị Phản ứng xảy ra Sản phẩm sau cùng T < 1 Phản ứng (1) HCO3-, CO2 dư T = 1 Phản ứng (1) vừa đủ HCO3-
1 < T < 2 Cả hai phản ứng (1) và (2) HCO3- và CO32-
T = 2 Phản ứng (2) vừa đủ CO32-
T > 2 Phản ứng (2) CO32- , OH- dư
+ Khi dung dịch kiềm tác dụng với axit H3PO4, các phản ứng có thể xảy ra:
OH- + H3PO4 → H2PO4- + H2O (1) 2OH- + H3PO4 → HPO42- + 2H2O (2) 3OH- + H3PO4 → PO43- + 3H2O (3)
Để biết được phản ứng nào xảy ra và cho sản phẩm là gì ta phải lập tỉ lệ:
3 4H PO H PO OH n T n −
= rồi dựa vào bảng:
Giá trị Phản ứng xảy ra Sản phẩm sau cùng T < 1 Phản ứng (1) H2PO4-, H3PO4 dư T = 1 Phản ứng (1) vừa đủ H2PO4- 1 < T < 2 Cả hai phản ứng (1) và (2) H2PO4- và HPO42- T = 2 Phản ứng (2) vừa đủ HPO42- 2 < T < 3 Phản ứng (2) HPO42- và PO43- T = 3 Phản ứng (3) vừa đủ PO43- T > 3 Chỉ có (3) xảy ra PO43- , OH- dư
Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,05 mol Ca(OH)2 và 0,1 mol KOH. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là bao nhiêu?
Ví dụ 2: Trộn 150ml dung dịch KOH 1M với 50 ml dung dịch H3PO4 1M thì nồng độ mol của muối trong dung dịch thu được là bao nhiêu?
Ví dụ 3:
1/ Lập PTHH của các phản ứng khi:
a. 1 mol H3PO4 tác dụng với 1 mol K2HPO4
b. 1 mol H3PO4 tác dụng với 1 mol Ca(OH)2
c. 2 mol H3PO4 tác dụng với 1 mol Ca(OH)2
d. 2 mol H3PO4 tác dụng với 3 mol Ba(OH)2
2/ Khi cho a mol P2O5 tác dụng với dung dịch chứa b mol NaOH có thể tạo ra những chất nào? Với giá trị nào của b (so với a) thì tạo ra những chất đó.
3/ Chia dung dịch NaOH thành hai phần bằng nhau. Sục CO2 tới dư vào phần 1 rồi trộn với phần 2. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Dung dịch thu được sau khi trộn 2 phần gồm những chất nào?
4/ Cho từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na2CO3. Sau khi cho hết A vào B ta được dung dịch C. Trong dung dịch C có những chất gì? Bao nhiêu mol (tính theo x và y)?
2.4.2. Rèn kĩ năng chọn PP giải BTHH phù hợp
- Để tránh những sai lầm của HS về kĩ năng giải bài toán hóa học, GV cần chú ý: rèn luyện kĩ năng giải BTHH chú trọng đến kĩ năng phân tích đề bài. HS đọc kĩ và phân tích đề bài xác định các dữ kiện đưa ra và yêu cầu trong bài toán cũng như ý nghĩa của các từ ngữ diễn đạt trong đề bài để tìm ra mối quan hệ định tính, định lượng biểu thị trong quá trình biến đổi hóa học của các chất. Đây là khâu quan trọng của kĩ năng giải BTHH.
- Phân dạng các BTHH phần hóa vô cơ lớp 11 THPT và hướng dẫn HS nhận dạng BT, phương pháp giải với từng dạng BT cơ bản cũng như các biến dạng của nó.
- Trang bị cho HS một số PP giải nhanh bài toán hóa học. Với mỗi phương pháp GV nên trang bị cho HS những nội dung chính về cơ sở của PP, phạm vi áp dụng và các ví dụ để vận dụng. Từ đó HS hiểu được bản chất của PP và khả năng vận dụng vào loại bài toán nào là tối ưu. Với phần hóa vô cơ lớp 11, GV có thể hướng dẫn HS vận dụng một số PP giải nhanh sau: PP bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, PP sử dụng sơ đồ đường chéo, PP sử dụng đồ thị và PP sử dụng phương trình ion thu gọn. Các PP giải nhanh này được sử dụng nhiều với bài toán HH lớp 11 vì giúp HS nắm vững và vận dụng các kiến thức về quá trình điện li, phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng trao đổi xày ra trong dung dịch các chất điện li trong nghiên cứu tương tác của các chất oxi hóa – khử mạnh như HNO3, muối nitrat trong môi trường axit và các phản ứng axit – bazơ của các axit đa chức (hoặc anhidric của nó) với bazơ kiềm đa chức.
- Các PP giải nhanh giúp HS phát triển tư duy logic, suy luận nhanh để rút bớt các bước tính toán học dài dòng trên cơ sở vận dụng các qui luật trong quá trình biến đổi. Đồng thời PP tư duy này giúp HS tìm ra đáp số bài toán nhanh nhất khi giải bài tập TNKQ. Phương pháp rèn kĩ năng vận dụng một số PP giải nhanh bài toán hóa học sau: