G MM T RH T ĐQ T BĐC TTST
3.6. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống cà chua
cà chua
Nói đến nông nghiệp, chúng ta không thể không nói đến sâu bệnh bởi đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất cây trồng, nhất là đối với cây cà chua, một loại cây rất mẩn cảm với các loại sâu bệnh. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong công tác phòng trừ sâu bệnh đã có từ rất lâu và đến nay vẩn đang được sử dụng, thế nhưng với những hạn chế và tác hại của chúng thì ngày nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được các nhà nghiên cứu cân nhắc rất kỷ. Có nhiều biện pháp đã được đưa ra, trong đó có công tác giống cây trồng.
Vì vậy khi đánh giá một cây trồng tốt thì ngoài chỉ tiêu về năng suất, phẩm chất giống được đảm bảo, đồng thời giống đó phải có khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt, thì mới giảm được chi phí đầu ra, trong đó có công tác giống cây trồng. Ngoài ra nó còn hạn chế được ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Cây cà chua thường mắc một số loại sâu bệnh như: Bệnh héo xanh, xoắn lá, héo gốc mốc sương, than thư, đốn lá, sâu xanh, sâu xám, sâu khoang,…
Qua thực tế nghiên cứu cho thấy, thí nghiệm được tiến hành trồng cây trong nhà lưới nên các loại sâu bệnh và tỷ lệ sâu bệnh củng hạn chế đi rất nhiều. Sau đây là một số loại sâu bệnh đã gặp trong quá trình thí nghiệm.
Sâu xanh (Helicoverpa armigerra) phát sinh gây hại quanh năm, sâu non phá hoại búp non, nụ hoa, hay đục vào thân Sâu phá hoại đặc biệt nghiêm trọng trong thời kỳ ra hoa, sâu đục lỗ từ giữa trái vào, vết đục gọn, đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân nằm ở bên ngoài, với vết đục đó thì quả sẻ bị thối do nấm. Sâu xanh xuất hiện trong tất cả các giống, trong đó giống gay hại nặng nhất là Small (16,3 con/m2). Tiếp đó là hai giống VL2008 (9,9 con/m2), giống đối chứng (12,7 con/m2), giống bị nhẹ nhất là giống VL910(7,2 con/m2).
Sâu xám (Agrotis ypsilon Rott) gây hại cà chua ở giai đoạn cây con. Sâu non sống trong đất ban đêm chui lên phá hoại. Sâu xuất hiện sau khi trồng được một tuần, sâu cắn lá và cắn ngang cây. Trong đó giống VL2008 là giống bị sâu
xám phá hoại nhiều nhất lần lượt là: 1,22,con/m2, giống VL910 (0,33 con/m2), giống Small (0,3 con/m2), giống Đ/C (0,2 con/m2).
Bảng.3.6. Tình hình sâu hại
Giống Sâu xám (con/m2) Sâu xanh (con/m2)
VL2008 1,22 9,90
VL910 0,33 7,20
Small 0,30 13,30
Đ/C 0,20 12,70
- Bệnh héo vi khuẩn Do pseudomonas solanacearum gây hại. Bệnh xuất hiện vào lúc cây đang tăng trưởng đến lúc ra hoa, đậu quả. Trên cây các lá non ở ngoài héo khi trời nắng, sau đó 1 – 2 ngày cây héo và chết khi lá vẩn còn xanh. Khi cắt ngang than nhúng vào nước thì có dòng dịch trắng đục xuất hiện. Trong các giống tham gia thí nghiệm chỉ có giống hoa sen là bị nhiễm bệnh này đến 68%, còn các giống khác không thấy xuất hiện bệnh này.Bệnh sương mai: Do nấm Phytophthora infestans gây hại. Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở rìa lá tạo thành vết xám xanh nhạt, sau đó lan rộng vào phiến lá. Phần giữa vết bệnh chuyển màu nâu đen và xung quanh vết bệnh thường có lớp cành bào tử màu trắng xốp như sương mai làm cho lá bị chết lụi nhanh chóng. Bệnh làm cho thân cành thối mềm và dễ gãy gục cây. Qua thí nghiệm cho thấy chỉ có giống Đ/C nhiễm bệnh (13,8%), còn các giống khác không thấy xuất hiện bệnh.
- Bệnh than thư hại quả: Do nấm Colletotrichum coccodes gây hại. Bệnh xuất hiện trên lá, quả, than. Trên quả xuất hiện vết bệnh tròn, nhỏ, màu vàng xám, ướt, lõm xuống và lan nhanh trong điều kiện ẩm ướt làm cho quả bị hư và lây lan nhanh chóng. Giống có tỷ lệ quả bị hại nặng nhất là VL2008 (23,29%) và giống bị hại nhẹ nhất là VL910 (7,51%).
Bảng.3.7. Tình hình bệnh hại
số cây) (% số cây) số quả)
VL2008 6,80 0 23,29
VL910 0 0 7,51
Small 0 0 12,51
Đ/C 0 13,80 19,02