Dày thịt quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cà chua có triển vọng vụ xuân năm 2008 (Trang 48 - 50)

- Năng suất thực thu:

3.8.7. dày thịt quả

Độ dày thịt quả nói lên giá trị sử dụng của quả. Độ dày quả cao thì giá trị sử dụng càng lớn. Đồng thời thịt quả dày làm tăng độ chắc của quả.

Các giống thí nghiệm đều có độ dày thịt quả khá cao đến cao. Riêng chỉ có giống Small có độ dày thịt quả thấp (4,08mm) giống có độ dày thịt quả cao nhất là VL910(6,5mm), giống đối chứng có độ dày thịt quả (5,08mm), còn lại giống VL2008 có độ dày thịt quả (5,5mm).

3.9.Một số chỉ tiêu về chất lượng quả

Bằng phương pháp cảm quan để đánh giá trực tiếp giá trị ăn tươi cũng như đặc điểm thịt quả của các giống cà chua. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá nhu cầu thị hiếu của người tiêu dung. Kết quả nghiên cứu được trình bày trên bảng 3.9

3.9.1. Khẩu vị

Quả cà chua gồm trung bình 5% - 6% chất khô hoà tan, trong đó chủ yếu là đường. Còn các axit hữu cơ chiếm khoảng 1/10 tổng chất khô. Đường Fructo đóng góp cho độ ngọt nhiều hơn đường Gluco. Trong khi đó axit citric ảnh hưởng tới độ chua nhiều hơn axit khác. Lượng đường cao và lượng axit thấp sẽ làm cho cà chua có vị ngọt. Ngược lại lượng đường ít và axit nhiều làm cho quả cà chua. Còn hàm lượng đường và axit thấp sẽ gây cảm giác chẳng có vị gì cả.

Theo cách đánh giá của chúng tôi khẩu vị cà chua chia theo các mức: Ngọt đậm - ngọt - ngọt dịu - nhạt – chua – chua dịu. Ba giống nghiên cứu có vị ngọt dịu đó là: VL910, VL2008, Đ/C. Còn một giống có vị ngọt đó là Small.

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả

Giống Khẩu vị Hương vị Độ Brix Hàm lượng

vitaminC (mg) VL2008 ngọt dịu Có hương 5,5 246,4 VL910 ngọt dịu Có hương 6 258,1 Small ngọt Có hương 6 287,4 Đ/C ngọt dịu Không rõ 5 281,6 3.9.2. Hương vị

Hương vị cà chua là một hiện tượng phức tạp khó có thể xác định rõ ràng nó phụ thuộc vào thành phần cấu tạo quả. Quả cà chua không có hoặc mất đi hương vị “kiểu cà chua” sẽ dễ bị thị trường từ chối hay loại bỏ. Hương vị của cà chua được tạo nên bởi sự có mặt của các chất thơm bay hơi trong quả. Một số chất thơm được chú ý đến như những yếu tố chính của hương vị cà chua như Cis-3- hexanol, 2-isobutythianol.

Cà chua có hương vị “kiểu cà chua”, chúng tôi coi là có hương còn lại thuộc nhóm không rõ, không có loại nào thuộc dạng hăng (ngái). Loại không rỏ không được thị trường ưa chuộng. Trong thí nghiệm chỉ có giống đối chứng thuộc loại này, còn lại 3 giống VL2008,VL910, Small đều thuộc loại có hương.

3.9.3. Độ Brix

Chỉ số đặc biệt quan trọng trong tạo giống cà chua chế biến là hàm lượng chất khô cao (độ Brix cao ). Hàm lượng chất khô cao , về cơ bản liên quan tới hàm lượng các chất Pectin trong quả. Theo nhiều tác giả, hợp chất Pectin thích hợp dùng làm nguyên liệu chế biến là 1,3% - 2,5%. Chất khô của cà chua bao gồm phần hoà tan và phần không hoà tan. Phần hoà tan gồm có đường tự do và axit hưu cơ. Phần không hoà tan gồm có Protêin, Pectin, Xenlulo, Polysacarit, tập trung ở phần đặc của sản phẩm chế biến. Các giống đều có độ Brix cao vượt giống đối

chứng là 5. Cao nhất là 6 (gồm 2 giống VL910, Small), giống còn lại VL2008 có độ Brix là 5,5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cà chua có triển vọng vụ xuân năm 2008 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w