Những hạn chế cần khắc phục khi sử dụng Website làm phương

Một phần của tài liệu Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhờ việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học chương '' dao động cơ'' vật lý THPT (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.9. Những hạn chế cần khắc phục khi sử dụng Website làm phương

biết cách khắc phục trở ngại do lỗi kỹ thuật của hệ thống thiết bị gây nên. Người biết sử dụng các PTDH hiệu quả phải là người biết sáng tạo vận dụng khả năng mà thiết bị dạy học mang lại.

- Cần biết khai thác hết những khả năng hỗ trợ dạy học của Website. Khi sử dụng các PTDH hiện đại, đặc biệt là sử dụng MVT cần hạn chế phô trương hay lạm dụng sức mạnh của công nghệ ở những chỗ mà quá trình dạy học không nhất thiết phải dùng đến nó.

- Mặc dù, ngày nay Website đã rất gần gũi và quen thuộc với nhiều người, nhưng nếu có một kiến thức nhất định về lĩnh vực CNTT nói chung và Website nói riêng vẫn là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công khi sử dụng nó.

1.9. Những hạn chế cần khắc phục khi sử dụng Website làm phương tiện dạy học dạy học

Để nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện, GV cần chú ý cải tiến đồng bộ các thành tố khác có liên quan, trong đó sử dụng PTDH hiện đại mà cụ thể là Website dạy học là một thành tố quan trọng. Website dạy học có vai trò rất lớn trong việc nâng cao tính tích cực trong dạy- học. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò của nó, GV cần chú ý đến những yêu cầu đối với việc sử dụng nó. Việc sử dụng Website dạy học có thể tốt với người này nhưng chưa hẳn đã tốt cho người khác và mục đích khác. Nó không phải là chiếc chìa khoá vạn năng, mà chỉ là một phương tiện dạy học đa năng để hỗ trợ người học. Và vì đã là PPDH thì chắc chắn cũng còn một số hạn chế cần khắc phục, mỗi chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và tìm ra phương án để khắc phục những hạn chế đó. Sau đây là một số hạn chế và phương án khắc phục:

- Thực tế cho thấy, nếu việc xây dựng Website không đúng cấu trúc của một Website dạy học mang tính sư phạm thì khi sử dụng HS sẽ dễ dàng lâm vào nguy cơ "nhảy cóc" giữa các đoạn hoặc bỏ qua những trang văn bản có tính tư duy lý thuyết. Tránh tính trạng Website là nơi "đổ tài liệu SGK hoặc sách tham khảo, ôn tập lên mạng". Bởi vì, lúc đó HS sẽ không những không phát huy được tính tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức mà ngược lại sẽ tạo thói quen ỷ lại, lười tư duy.

- Trong việc sử dụng Website dạy học, để kiểm tra, đánh giá được hết năng lực của HS, GV cần biết kết hợp nhiều hình thức xen kẽ như dùng kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. Điều này, giúp GV nắm bắt được những sai lầm trong phương pháp giải bài tập của HS từ đó kịp thời khắc phục, hướng dẫn HS đi đúng hướng.

- Với sự bùng nổ CNTT như hiện nay, khả năng tương tác giữa người học và chương trình là rất cao, dẫn đến người học dễ xa rời định hướng của bài giảng mà GV đã xắp đặt. Do đó, GV cần có kiến thức bao quát rộng hơn so với trước, phải theo dõi và làm chủ được công nghệ, nội dung các liên kết có ích cũng như các liên kết làm sai lệch trọng tâm kiến thức.

- Chỉ với một chiếc máy tính và lòng say mê nhiệt tình của GV thì chưa đủ để đưa CNTT vào giảng dạy một cách hiệu quả được. Các yếu tố vật chất, con người, tài chính và chính sách đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của nó trong quá trình triển khai và áp dụng. Trước khi trình bày về PPGD trong môi trường CNTT, chúng ta cần xác định rõ những yếu tố này, bởi chỉ cần thiếu vắng một trong những nhân tố đó cũng có thể hạn chế hiệu quả những nỗ lực của chúng ta. Việc kết hợp các điều kiện cần thiết sẽ tạo ra môi trường học tập thuận lợi, góp phần đổi mới PPGD, phù hợp với xu thế thời đại.

Kết luận chương 1

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay, việc ứng dụng CNTT vào QTDH là một nhu cầu bức thiết. Cụ thể là sử dụng Website hỗ trợ DH để hỗ trợ quá trình giảng dạy của GV và học tập của HS là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với lí luận và thực tiễn cũng như mục tiêu giáo dục ngày nay đã đặt ra.

Website hỗ trợ DH bước đầu đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của QTDH, tạo ra một môi trường DH khá lí tưởng, các thông tin đa chiều đảm bảo được tính liên thông ở mức độ cao, thích hợp với việc vận dụng các PPDH hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Website hỗ trợ DH cung cấp cho HS nhiều tri thức, hình thành kỹ năng làm việc với máy tính, biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính với hệ thống đa phương tiện đã cơ bản khắc phục những nhược điểm trước đây trong việc ứng dụng CNTT vào DH. Những thành tựu ngày càng khẳng định tính hiện thực và khả thi của việc ứng dụng CNTT vào QTDH.

Xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ DH không đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức sâu rộng về tin học. Với sự hỗ trợ đắc lực của các công nghệ sẽ là tiền đề, điều kiện để mọi người có thể tham gia xây dựng Website. Để xây dựng Website hỗ trợ DH đáp ứng được các yêu cầu về khoa học, sư phạm, thì Website hỗ trợ DH là phải đảm bảo tính cấu trúc, nguyên tắc và những yêu cầu cơ bản xác định. Việc xây dựng và sử dụng chúng trong điều kiện phải tuân được các yêu cầu: đa dạng, sinh động, khả năng tích hợp cao, đảm bảo tính chuẩn mực về mặt sư phạm thì cần có sự kết hợp giữa hai yếu tố khoa học và kỹ thuật. Do đó, yêu cầu đặt ra khi xây dựng phải tuân thủ những nguyên tắc xác định, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.

Website có thể cung cấp những thông tin, tài liệu tham khảo hữu ích, chia sẻ và rút kinh nghiệm cùng với các bạn đồng nghiệp và HS. Với Website hỗ trợ DH nói chung, Website hỗ trợ DH vật lí nói riêng mang đến cho GV và HS những kiến thức sâu rộng hơn, cung cấp những tài liệu hữu ích trong suốt quá trình dạy - học.

Website hỗ trợ DH là phương tiện dạy học hiện đại, ngày nay đã khẳng định được thế mạnh so với phương tiện dạy học truyền thống. Song nó không thể hoàn toàn thay thế các phương tiện dạy học truyền thống và càng không thể thay thế vai trò dạy học của người GV. Chất lượng của QTDH bao giờ cũng bắt nguồn từ người GV với sự hỗ trợ tích cực đúng mức và phù hợp của các phương tiện dạy học nói chung.

Một vấn đề cũng được đặt ra khi sử dụng Website DH cần lưu ý đến mục tiêu và tiêu chí của quá trình học tập. Cùng với việc hình thành ý tưởng xây dựng Website hỗ trợ DH phải lưu ý đến một số hạn chế cần khắc phục và luôn ý thức cập nhật, bổ sung để Website ngày càng hoàn thiện và hữu ích hơn.

Nói tóm lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học cho HS nói chung và sử dụng Website hỗ trợ dạy học nói riêng chính là một trong những hoạt động để đổi mới phương pháp dạy - học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ hội nhập, tạo thuận lợi cho người học có thể tích luỹ dần kiến thức theo khả năng và điều kiện của mình. Dưới tác động của công nghệ thông tin, quá trình kỹ thuật hoá hoạt động giảng dạy trong nhà trường đã diễn ra và có những kết quả đáng chú ý. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn, đòi hỏi nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực của đội ngũ GV.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC

CHƯƠNG “DAO ĐỘNG CƠ” VẬT LÝ 12 THPT NHẰM TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH

2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc chương “Dao động cơ”

Chương “Dao động cơ” theo phân phối chương trình gồm 13 tiết. Trong đó có 8 tiết lý thuyết, 3 tiết bài tập và 2 thực hành. Kiến thức trong chương là rất quan trọng cho HS, những kiến thức trong trương nó giúp HS nắm vững kiến thức các chương sau của Vật lý 12. Chính vì vậy việc HS nắm vững những quy luật, nội dung và phương pháp làm bài tập ở chương “Dao động cơ” là hết sức cần thiết để học được các chương tiếp theo liên quan đến dao động.

Nội dung chính và mức độ cần đạt về mặt kiến thức của chương “Dao động cơ” như sau:

STT Nội dung Mức độ cần đạt

1

Dao động điều hoà. Các đại lượng đặc trưng

- Nêu được định nghĩa của dao động cơ, dao động tuần hoàn và dao động điều hoà.

- Viết được phương trình chuyển động, vận tốc và gia tốc của dao động điều hoà.

- Nêu được các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà.

2 Con lắc lò xo

- Nêu được cấu tạo và phương trình động lực học của CLLX

- Viết được biểu thức tần số góc, tần số và chu kì của con lắc

- Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động của con lắc lò xo.

- Biểu thức của lực đàn hồi và lực hồi phục 3 Con lắc đơn - con lắc - Nêu được cấu tạo và phương trình động lực

vật lý

học của con lắc lò xo và con lắc đơn.

- Viết được biểu thức tần số góc, tần số và chu kì của con lắc đơn và con lắc vật lý

- Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động của con lắc đơn.

4 Dao động tắt dần và dao động duy trì

- Nêu được định nghĩa, đặc điểm của dao động tắt dần và dao động duy trì

- Nêu được nguyên nhân của dao động tắt dần. 5 Dao động cưỡng bức

Cộng hưởng

- Nêu được định nghĩa của dao động cưỡng bức - Đặc điểm của dao động cưỡng bức

- Điều kiện để có hiện tượng cộng hưởng

6 Tổng hợp dao động

- Biết cách tổng hợp dao động bằng phương pháp giản đồ Fre-nen.

- Nêu được biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp.

- Nêu được các trường hợp đặc biệt của hai dao động tổng hợp.

Sơ đồ 2.2. Grap tiến trình nội dung dạy học chương “Dao động cơ” Vật lý 12 chương trình nâng cao

Con lắc lò xo

(1) DAO ĐỘNG CƠ

Dao động tuần hoàn

Dao động điều hoà: Đồ thị: hình sin Dao động tắt dần Dao động duy trì Dao động cưỡng bức Cộng hưởng Tổng hợp dao động Con lắc đơn

Phương pháp véctơ quayO M x (2) (3) (4) (6) (7) (8) (10 ) (9) Con lắc đơn vật lí ; T =

Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu cho thấy các kiến thức trong phần này vừa mang tính cụ thể vừa mang tính trừu tượng cao đòi hỏi phải cung cấp cho HS các hình ảnh chọn lọc, sử dụng các phương tiện dạy học để mô phỏng

các loại dao động “ Dao động điều hoà, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức”, khi quá trình này không thể quan sát được trên thí nghiệm thật, tạo cơ sở cho tư duy trừu tượng phát triển. Các kiến thức cũng có mối quan hệ lôgic chặt chẽ với nhau trong từng bài, từng chương, từng loại đối tượng, đòi hỏi GV phải xây dựng các sơ đồ bảng biểu để HS có thể tư duy theo một cấu trúc lôgic có hệ thống và chặt chẽ. Phương tiện (Website) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện được ý tưởng này.

2.2. Khó khăn và thực trạng dạy học chương “Dao động cơ”

2.2.1. Một số khó khăn khi dạy học chương “Dao động cơ”

Nội dung của chương có ảnh hưởng rất lớn đến các chương sau, vì nó là cơ sở để nghiên cứu cho các chương liên quan đến những đại lượng biến thiên điều hoà theo thời gian, ví dụ: sóng cơ, sóng điện từ, dòng điện xoay chiều. chính vì vậy mà khi giảng dạy chương dao động cơ giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu và vận dụng được như thế nào là dao động điều hoà, mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều, khắc phục những kiến thức liên quan đến lượng giác, đạo hàm, vec tơ. Một số khái niệm về dao động cưỡng bức và sự cộng hưởng cũng là những nội dung trừu tượng, làm học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng.

Một số khó khăn trên đây mà theo tôi là GV và HS thường gặp, tuy nhiên trong giảng dạy GV có thể gặp những khó khăn khác nhau tuỳ vào năng lực bản thân và môi trường dạy học. Việc tìm ra các khó khăn để có giải pháp khắc phục, hạn chế khó khăn là điều cần thiết trong dạy học.

2.2.2. Thực trạng dạy học chương “Dao động cơ”

Để tìm hiểu thực tế việc dạy học chương “Dao động cơ” Vật lý 12, trong năm học 2009 - 2010 và năm học 2010 - 2011, tôi đã tiến hành tìm hiểu thông qua một số giáo viên đang trực tiếp giảng dạy khối 12 và ôn thi Đại học ở một số trường THPT tỉnh Thanh Hoá, nghệ an và rút ra nhận xét như sau:

- Về phương pháp giảng dạy: Vì đây là phần kiến thức mới đối với HS lớp 12 nên phương pháp chủ yếu được GV sử dụng là diễn giảng kết hợp với đàm thoại. Do đó hạn chế kích thích học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức, hơn nữa đối với phương pháp trên không thể hiện được hình ảnh nổi bật được qua các thí nghiệm ảo để từ đó học sinh có thể hiểu rõ bản chất của bài học hơn.

- Về hình thức tổ chức và các phương tiện hỗ trợ: vẫn là bảng đen, phấn trắng, thầy trên bục giảng và tất cả HS hướng về phía GV đang diễn giảng hoặc thực hiện thí nghiệm biểu diễn, một số GV có thêm hình vẽ các đồ thị mang tính chất mô hình và trừu tượng vì không thấy được quá trình diễn biến xảy ra của sự vật, hiện tượng. Nếu khắc phục điều này bằng cách giáo viên làm thí nghiệm thực trên lớp thì mất rất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị và cũng có thể không thành công do yếu tố khách quan và chủ quan.

- Về hoạt động học của HS: HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, các câu phát biểu trong giờ học phần lớn là những câu có nội dung nặng về tái tạo, có trong SGK, việc vận dụng kinh nghiệm, kiến thức đã có hay những suy luận logic để xây dựng hầu như rất hiếm. Đặc biệt trong chương này việc hình thành một số hiện tượng và khái niệm mới đòi hỏi một số kiến thức toán học nhất định, do đó sự tiếp thu kiến thức của HS chỉ ở mức hình thức, HS có thể giải được bài tập, tìm ra kết quả nhưng lại không hiểu bản chất vật lý nên vận dụng lý thuyết một cách khó khăn trong những trường hợp có sự sáng tạo.

- Về việc ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn: Việc sử dụng CNTT trong giảng dạy hiện nay được triển khai mạnh ở hầu khắp các trường học với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, riêng đối với các trường THPT thì hình thức soạn giảng trên Microsoft PowerPoint là phổ biến nhất, nhưng chỉ ở mức độ mượn nền PowerPoint thay cho nền bảng và chữ phấn. Các slide của PowerPoint chủ yếu chứa nội dung bài học, nội dung kiến thức còn thể hiện chủ yếu dưới

dạng văn bản hoặc quá nhiều hình ảnh gây nhiễu cho nội dung bài học cần truyền tải. Quá trình multimedia hoá nội dung còn yếu do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là nguồn tư liệu còn nghèo, việc khai thác và sử

Một phần của tài liệu Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhờ việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học chương '' dao động cơ'' vật lý THPT (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w