Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhờ việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học chương '' dao động cơ'' vật lý THPT (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Nhận xét về tiến trình dạy học 3.3.1.1. Quan sát giờ học

Ở các lớp Thực nghiệm, phương thức tổ chức hoạt động của GV và HS trong giờ học được quan sát dựa trên các tiêu chí:

- Cách thức đặt câu hỏi của GV đối với HS trong giờ học, định lượng thời gian và nội dung của bài học trong tiết học.

- Tính độc lập, tích cực và sáng tạo của HS trong giờ học được thể hiện qua các tiết học ồn ào trong tranh luận.

- Những khó khăn trong quá trình sử dụng công nghệ trong học tập. - Khả năng vận dụng và phát huy công nghệ hỗ trợ cho quá trình học tập. - Mức độ hiểu bài và vận dụng kiến thức vào các bài kiểm tra.

3.3.1.2. Nhận xét về tiết học

Vận dụng CNTT vào QTDH là góp phần đổi mới PPDH đối với tất cả các môn học ở nhà trường phổ thông, qua thực nghiệm tại trường THPT Mai Anh Tuấn đã cho thấy rõ tác dụng của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh với sự hỗ trợ tích cực của Website hỗ trợ dạy học.

- Trong giờ học, các nội dung bài học được GV định hướng một cách cụ thể, khoa học thông qua BGĐT, thư viện hình ảnh động, thí nghiệm mô phỏng, hệ thống trắc nghiệm cùng với một số tài liệu tham khảo từ Website, HS hứng thú, tích cực, tự lực.

- Quan sát những giờ học trong các phòng bộ môn có nối mạng, với trang thiết bị hiện đại sự xuất hiện của rất nhiều hình ảnh, thí nghiệm minh họa trực quan, sinh động đã tạo hứng thú, sự say mê và tích cực trong giờ học ở HS.

- Cùng một thời lượng như nhau nhưng lượng kiến thức được dạy cho HS nhiều hơn và khả năng nắm bắt ở HS cũng sâu sắc và chắc chắn hơn, số lượng bài tập trắc nghiệm định lượng, định tính cũng được rèn luyện nhiều hơn. GV có nhiều thời gian củng cố kiến thức cho HS.

- Hầu như các giờ học được dạy theo phương pháp này ít có HS nào tỏ ra nhàm chán, lười biếng, không tập trung hoặc mang tâm trạng đối phó, thụ động mà ngược lại HS tỏ ra rất hứng thú, hào hứng và tích cực trong giờ học.

- Các nhiệm vụ mà GV yêu cầu được HS thực hiện một cách tự giác với niềm hăng say và lí thú. Cụ thể như nghiên cứu tài liệu, hoàn thành các phiếu học tập, giải các bài tập thông qua Website hỗ trợ DH hoặc nêu các câu hỏi thắc mắc thông qua diễn đàn hoặc email.

Từ đây có thể khẳng định rằng với sự kết hợp CNTT vào dạy học đã gián tiếp góp phần rèn luyện cho HS kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet, bổ sung và mở rộng kiến thức mà HS đã nắm bắt được.

3.3.2. Kiểm tra kiến thức và đánh giá kết quả học tập của học sinh sau các bài học các bài học

Qua bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Nhóm Số HS Điểm số (Xi)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Thực nghiệm 150 0 0 2 7 13 33 35 25 23 8 4

Đối chứng 148 0 1 5 14 24 31 32 19 15 5 2

Bảng 3.3. Bảng phân loại theo điểm kiểm tra học sinh

Nhóm Số HS Số % học sinh

Điểm 0→2 Điểm 3→4 Điểm 5→6 Điểm 7→8 Điểm 9→10

TN 150 1,33 13,33 45,33 32 8,01 ĐC 148 4,05 25,68 42,57 22,97 4,73

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất

Nhóm Số % học sinh đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 0 0 1,33 4,67 8,67 22,00 23,33 16,67 15,33 5,33 2,67 ĐC 0 0,68 3,38 9,46 16,22 20,95 21,62 12,84 10,14 3,38 1,33

Đồ thị 3.1. Phân phối tần suất

Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất luỹ tích

Nhóm Số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 0 1,33 6 14,67 36,67 60,00 76,67 92,00 97,33 100 ĐC 0,68 4,05 13,51 29,73 50,67 72,29 85,14 95,27 98,65 100

Đồ thị 3.2. Phân phối tần suất lũy tích

Các tham số cụ thể

Để so sánh và đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, cần tính:

- Số trung bình cộng làm tham số đặc trưng cho sự tập trung của số

liệu, được tính theo công thức:

10 1 i i i f X X n = = ∑

Với fi là số HS đạt điểm Xi, Xi là điểm số, n là số HS dự kiểm tra.

Từ kết quả thu được ở bảng 3.2, số trung bình cộng về điểm kiến thức

ĐC

XXTN lần lượt là X ĐC= 5,5 và XTN = 6,15.

=> điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

- Phương sai: 10 ( )2 2 1 1 i i i f X X S n = − = − ∑ - Độ lệch chuẩn: 10 ( )2 1 1 i i i f X X S n = − = − ∑

S cho biết độ phân tán quanh giá trị X , S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. - Hệ số biến thiên: V = X S 100(%), V cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu .

- Sai số tiêu chuẩn: m S n

= .

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số

Nhóm Số HS X S2 S V(%) X = X ± m

Đối chứng 148 5,5 3,24 1,80 32,73 5,5 ± 0,01 Qua tính toán và phân tích kết quả ở trên, chúng tôi thấy rằng điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Kết quả này có phải do ngẫu nhiên không? Hay do áp dụng tiến trình dạy học đem lại?

Để trả lời câu hỏi trên, cần phải tiến hành phép kiểm định các giả thiết thống kê với mức ý nghĩa α (với sai số là α).

- Giả thuyết H0: XTN = X ĐC giả thuyết thống kê (kết quả ở trên là ngẫu nhiên)

- Giả thuyết H1: XTN>X ĐC đối giả thuyết thống kê (kết quả sử dụng BTĐT cho tiến trình dạy học chương "Động lực học chất điểm" hiệu quả hơn sử dụng phương pháp truyền thống là tất yếu).

Để tiến hành kiểm định, chúng tôi tính đại lượng kiểm định t. Giá trị đại lượng kiểm định t được tính theo công thức:

ĐC ĐC TN TN ĐC TN n S n S X X t 2 2 + − = Ta đã biết: 15 , 6 = TN X ; XĐC =5,5; STN = 1,82; SĐC =1,80; nTN =150; nĐC =148;

Thay các giá trị vào hai công thức trên, ta tính được t = 3,01. Chọn mức ý nghĩa α = 0,05, tra bảng giá trị của hàm Laplace φ( ) 1 22α

α = −

t = 0,45

ta có = 1,65.

So sánh với kết quả tính toán qua thực nghiệm ta thấy: t > tα, nên ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết đối với H1. Như vậy điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của nhóm đối chứng là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó cho phép kết luận tiến trình dạy học có sử dụng sự hỗ trợ của website đã mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình dạy học thông thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.3. Những kết quả của việc sử dụng Website dạy học Dao động cơ

Thông qua tiến trình dạy học, kiểm tra đánh giá, khảo sát thực tế và mức độ sử dụng Website có thể rút ra được những kết quả như sau:

3.3.3.1. Tính khả thi của việc sử dụng Website

Thông qua Website này, có thể tổ chức dạy và học ở trên lớp và ở nhà, có thể giao tiếp với GV và HS ở những nơi khác nhau thông qua diễn đàn (Forums). Khả năng thu thập thông tin không hạn chế, HS có thể truy cập vào các thư viện, hệ thống nội dung và bài tập. Mỗi HS sau khi học xong nội dung bài học, tiếp nhận những nhiệm vụ của GV yêu cầu là giải bài tập, học bài và tìm hiểu kiến thức chuẩn bị cho bài học mới, các HS tỏ ra hứng thú và tích cực vì các em được cung cấp thêm những Website vật lý tham khảo và các Website hỗ trợ tìm kiếm hình ảnh, thông tin. Rồi mang đến lớp những sản phẩm do mình tìm ra đồng thời trong quá trình làm bài tập các em cũng được Website thông báo kết quả số câu làm đúng, số câu làm sai, và đưa ra lời cảnh báo “đậu” hay “trượt” để từ đó các em tự điều chỉnh lại kiến thức bị hỏng.

Việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp thông qua Website với thời lượng 45 phút có thể nói là đảm bảo thay vì ghi chép rất nhiều những lời giảng của GV thì giờ đây HS được dành nhiều thời gian hơn để nghe, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận và chỉ dành rất ít thời gian để ghi những ý quan trọng vào các phiếu học tập.

Do đặc điểm là sử dụng máy tính với Website để dạy và học. Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho HS nổ lực, tự lực trang bị thêm kiến thức sử dụng máy tính, học cách truy cập mạng, tìm kiếm thông tin, lao động trí óc một cách tích cực, tự lực và sáng tạo với cường độ rất cao, biết tự đánh giá và biết mình cần học cái gì?

Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số khó khăn hạn chế là: Số HS trong lớp học rất đông và điều này làm cho việc tổ chức hoạt động theo nhóm chưa được cao.

Bước đầu một số HS chưa quen sử dụng máy vi tính, sử dụng Website điều này làm cho các em lúng túng không theo kịp bài học.

3.3.3.2. Tạo ra một môi trường hoạt động học tập tốt cho HS

Trước những trang Web, HS có thể tự lực tác động lên các đối tượng, thay đổi điều kiện, lựa chọn các kết quả cần tìm kiếm, tự phát hiện, tự phán đoán, đề xuất... Lúc này HS là chủ thể của quá trình học tập, tự làm việc, tự học, tự phát hiện, tự kiểm tra, đánh giá. Về mặt tâm lý, HS không e ngại khi học tập với Website. Vì vậy, các em dễ dàng bộc lộ hết những gì mình nắm được và chưa nắm được. HS tự tin, tích cực, tự lực hơn trong quá trình học tập, cụ thể sau mỗi tiết học HS vẫn còn bàn luận, trao đổi và tỏ ra rất thích thú.

3.3.3.3. Tạo khả năng phân hóa cao trong dạy học

Để HS phát triển tốt, mỗi HS cần vươn lên tối đa trong các giai đoạn học tập, được giúp đỡ, khuyến khích trong quá trình học tập, học trên lớp, học ở nhà. Qua Website này, HS có thể nhận được lượng kiến thức phù hợp với trình độ từng em, được khuyến khích và phát triển đúng lúc. Từ hệ thống bài tập trắc nghiệm, tự luận mỗi HS nhận được một số bài tập phù hợp với khả năng của mình, tiến hành học tập không ảnh hưởng đến việc học tập của người khác. Lúc đó, mỗi HS như có một người GV tại chỗ có thể nắm bắt kiến thức còn hổng, có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

3.3.3.4. Nhờ Website mà hiệu quả kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS được nâng cao

HS có thể hiểu, nhớ thông qua các giờ học tập trên lớp và thông qua các bài kiểm tra. Ngoài ra Website này đã đáp ứng khả năng trao đổi giữa người dạy và người học, cho phép sử dụng các diễn đàn để trao đổi, thảo luận, cho phép theo dõi việc tham gia giảng dạy và học tập.

Kết luận chương 3

Qua một số giờ thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy việc đổi mới PPDH với sự hỗ trợ tích cực của CNTT là phù hợp với nguyện vọng của đa số GV và HS.

- Đối với GV: Website DH đã hỗ trợ nhiều mặt trong QTDH của GV, giúp cho GV có thêm nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho hoạt động DH của mình. GV có thể sử dụng những thí nghiệm trực quan sinh động được thiết kế từ phần mềm, Website DH có thể làm thay một số thao tác như viết, vẽ, trình bày tranh ảnh.

- Đối với HS: Đã có tác dụng tích cực là tạo sự hứng thú, niềm say mê, khả năng sáng tạo và phát huy tính tích cực, tự lực của HS; kích thích sự tò mò và khơi dậy sự ham hiểu biết ở HS. Website DH hỗ trợ đắc lực cho HS trong quá trình tìm kiếm thông tin, giúp HS hiểu bài tốt hơn và có thể ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách sâu sắc, vận dụng tri thức vào việc giải quyết các tình huống cụ thể. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm với cách đánh giá khách quan giúp cho HS nhận biết khả năng hiểu bài của mình và từ đây có thể tự trau dồi nhiều hơn.

- Đối với việc cập nhật cơ sở dữ liệu môn học: Website DH có khả năng cập nhật cơ sở dữ liệu của môn học. Cập nhật lại, bổ sung thêm thư viện hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, bài kiểm tra, bài tập, thông tin sao cho phù hợp với nhu cầu dạy và học của GV và nhu cầu nghiên cứu, học tập của HS để cho Website ngày càng đa dạng và phong phú.

Thực tế cũng cho thấy một số hạn chế nhất định như các trang thiết bị hiện đại không phải đều được các trường trang bị một cách đầy đủ và đồng bộ. Do đó để Website DH hỗ trợ hiệu quả, mang lại sự hứng thú, tích cực hoạt động và sáng tạo của HS, GV cần phải có trình độ tin học căn bản với niềm say mê đầu tư tiến trình DH một cách khoa học.

KẾT LUẬN

Khoa học công nghệ ngày nay đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội. Và cùng với việc nghiên cứu, tìm kiếm những con đường, những cách thức để cải tiến các PTDH nhằm nâng cao chất lượng của QTDH, là việc làm thiết thực để hình thành một XH học tập. Với đề tài “Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhờ việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học chương Dao động cơ - Vật lý lớp 12 THPT”, trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi thu được một số kết quả như sau:

- Qua nghiên cứu chương trình, SGK, chúng tôi đã phân tích cấu trúc, tìm hiểu thực trạng DH chương “Dao động cơ” ở trường THPT hiện nay, phát hiện những khó khăn của GV và HS trong quá trình dạy học để từ đó xây dựng Website hỗ trợ dạy học nhằm khắc phục những khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT

- Website hỗ trợ DH với nguồn thông tin phong phú, đa dạng được thực hiện trên các PTDH hiện đại, Website bước đầu hình thành ý thức khai thác và sử dụng thông tin để GV và HS được tiếp cận với PTDH nhằm nâng cao chất lượng DHVL ở phổ thông, giúp HS mở rộng kiến thức ra khỏi phạm vi SGK, nâng cao năng lực tự học.

Với đề tài luận văn “Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhờ việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học chương Dao động cơ - Vật lý lớp 12 THPT”, chúng tôi đã phân tích cấu trúc lôgíc, làm rõ bản chất của các hiện tượng vật lý, quá trình hình thành các khái niệm. Từ đó tìm hiểu thực trạng DH chương “Dao động cơ” ở trường THPT hiện nay, phát hiện những khó khăn khi DH để đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS. Các BGĐT trong Website DH với các

phim TN, các hình ảnh tĩnh, động, các thí nghiệm mô phỏng sinh động... đã tạo hứng thú cho HS, thực sự góp phần giải quyết những khó khăn của GV và HS trong QTDH.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm của đề tài đã khẳng định giả thuyết ban

Một phần của tài liệu Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhờ việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học chương '' dao động cơ'' vật lý THPT (Trang 78)