Các biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Một phần của tài liệu Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhờ việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học chương '' dao động cơ'' vật lý THPT (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Các biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS có liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó các yếu tố như động cơ, hứng thú học tập, năng lực, ý chí của cá nhân, không khí dạy học... đóng vai trò rất quan trọng. Các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong học tập. Trong đó có nhiều yếu tố là kết quả của một quá trình hình thành lâu dài và thường xuyên, không phải là kết quả của một giờ học mà là kết quả của cả một giai đoạn, là kết quả của sự phối hợp nhiều người, nhiều lĩnh vực và cả xã hội.

Để có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong QTDH chúng ta cần phải chú ý đến một số biện pháp chẳng hạn như: Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp; xây dựng động cơ hứng thú học tập cho HS... Do đó với vai trò GV phải là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho HS học tập, rèn luyện và phát triển.

Sau đây là một số biện pháp cụ thể:

Trong môi trường đó HS dễ dàng bộc lộ những hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào QTDH, vì khi đó tâm lý HS rất thoải mái.

- Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho HS.

Trước mỗi tiết học tư duy của HS ở trạng thái nghỉ ngơi. Vì vậy, trước hết GV phải tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS ngay từ khâu đề xuất vấn đề học tập nhằm vạch ra trước mắt HS lý do của việc học và giúp HS xác định được nhiệm vụ học tập. Đây là bước khởi động tư duy nhằm đưa HS vào

trạng thái sẵn sàng học tập, lôi kéo HS vào không khí DH. Khởi động tư duy chỉ là bước mở đầu, điều quan trọng hơn là phải tạo ra và duy trì không khí DH trong suốt giờ học. HS càng hứng thú học tập bao nhiêu, thì việc thu nhận kiến thức của HS càng chủ động tích cực bấy nhiêu. Muốn vậy cần phải chú ý đến việc tạo các tình huống có vấn đề nhằm gây sự xung đột tâm lý của HS. Điều này rất cần thiết và cũng rất khó khăn, nó đòi hỏi sự cố gắng, nổ lực và năng lực sư phạm của GV. Ngoài ra cũng cần chú ý tới lôgic của bài giảng. Một bài giảng gồm các mắt xích nối với nhau chặt chẽ, phần trước là tiền đề cho việc nghiên cứu phần sau, phần sau bổ xung làm rõ phần trước. Có như vậy thì nhịp độ hoạt động, hứng thú học tập và quá trình nhận thức của HS mới tiến triển theo một mạch liên tục không bị ngắt quãng.

Khai thác và phối hợp các PPDH một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới các PPDH tích cực. Việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều khiển quá trình dạy học của GV. Bởi vậy, trong tiến trình dạy học, GV cần phải lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học hiệu quả, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp nêu vấn đề; Phương pháp phát triển hệ thống câu hỏi; Phương pháp thực nghiệm... có như vậy mới khuyến khích tính tích cực sáng tạo của HS trong học tập.

Tổ chức cho học sinh hoạt động. GV và HS là những chủ thể của quá trình dạy học, vì thế tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS phải do chính những chủ thể này quyết định. Trong việc xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng chủ thể có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho chủ thể định hướng hoạt động của mình. Trong giờ học GV không được làm thay HS, mà phải đóng vai trò là người tổ chức quá trình học tập của HS, hướng dẫn HS đi tìm kiếm kiến thức mới. Còn HS phải chuyển từ vai trò thụ động sang chủ động tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình học tập tránh tình trạng ngồi chờ và ghi

chép một cách máy móc. Muốn vậy, cần phải tăng cường hơn nữa việc tổ chức cho HS thảo luận và làm việc theo nhóm [15], [10], [22].

1.3. Website hỗ trợ dạy học Vật lý và việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

1.3.1. Khái niệm

Website DH là một PTDH dưới dạng phần mềm máy tính được tạo ra bởi các siêu văn bản (đó là các tài liệu điện tử như: bài giảng điện tử, SGK, ôn tập, bài tập, sách tóm tắt những kiến thức cơ bản hay những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học…), trên đó gồm tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu giao diện (trình diễn các thông tin Multimedia: văn bản, âm thanh, hình ảnh,…) để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, đào tạo, giảng dạy, tự học và tham khảo của các nhà quản lý giáo dục, GV và HS. Vì vậy, Website hỗ trợ dạy học Vật lý sẽ khiến cho HS cảm thấy thích thú nhận thức khi học Vật lý và vì thế có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.

1.3.2. Nguyên tắc xây dựng Website dạy học

Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục tại Việt Nam trong nhiều năm qua đã có nhiều tiến bộ. Các giáo viên phổ thông đã quen dần với "làn sóng thứ nhất": trào lưu sử dụng chương trình PowerPoint để tạo các bài thuyết trình để giảng dạy, thực hiện tiết dạy mẫu, thi giáo viên giỏi... Và giờ đây cộng đồng giáo viên đang bắt đầu tham gia vào "làn sóng thứ hai": tạo Website hoặc Blog để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Từ đây nhiều bất cập của Website đã dần dần thể hiện rõ, như chưa xác định rõ đúng đối tượng mà Website hướng đến, chưa chuẩn bị tốt các tư liệu giáo dục phục vụ công tác giảng dạy, Website mắc nhiều lỗi thiết kế và thiếu tương tác. Vì vậy, khi hoạt động các Website này sẽ kém hiệu quả. Đứng trên phương diện dạy học, để xây dựng một Website dạy học đáp ứng được yêu cầu khắc phục các nhược điểm trên, ta cần dựa vào một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Để xây dựng một Website giáo dục hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy của mình, giáo viên cần nắm rõ môn học mình giảng dạy, hiểu được những vấn đề nào gây khó khăn cho người học, và tập trung đưa thêm nhiều tài liệu học tập giải thích cho vấn đề, hiện tượng mà mình không có nhiều thời gian giảng dạy trên lớp. Đồng thời nên xây dựng các bài giảng, tài nguyên giáo dục bám sát chương trình mình đang dạy và có thêm các liên kết dẫn đến các trang Web bên ngoài có cung cấp thêm thông tin về đề tài đó.

- Khi tạo trang Web, giáo viên cần có định hướng về trang Web của mình xuất phát từ những ý tưởng sư phạm đã được xác lập từ đầu và phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí cho việc triển khai ứng dụng nó (về nội dung, kết cấu các thư mục cần có) sao cho phù hợp với đặc điểm môn học, mục đích sử dụng của bản thân và có thể duy trì, phát triển trang Web lâu dài. Điều này cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và nên có một thời gian nhất định cho công việc chuẩn bị những điều kiện hình thành trang Web.

Việc tạo lập một trang Web rất dễ dàng, nhưng duy trì, "nuôi dưỡng" và phát triển nó thì hoàn toàn không phải là một việc đơn giản. GV cần có một "chiến lược" để duy trì, phát triển, và sử dụng trang Web hiệu quả. Luôn bám sát mục đích tạo trang Web để phục vụ dạy học. Điều này có khác với mục đích dùng Web để chia sẻ thông tin đơn thuần hay ghi nhật ký, tâm sự của bản thân.

- Website với tư cách là một phần mềm, cùng với MVT phải hỗ trợ được nhiều mặt của quá trình dạy học. Giải phóng người dạy khỏi những lao động cấp thấp, phổ thông để có nhiều thời gian hơn đầu tư cho việc tổ chức, thiết kế, điều khiển, giám sát và điều chỉnh nhận thức của người học. Tạo điều kiện tốt cho hoạt động nhận thức của HS diễn ra một cách chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo.

- Website dạy học cần đảm bảo những yêu cầu của một phần mềm dạy học, tính trực quan, chính xác, lôgic, đơn giản nhưng hiệu quả, thẫm mỹ nhưng không cầu kỳ. Ngoài ra, Website cần phải có tính tương tác cao giữa người dạy và người học.

- Khi xây dựng Website cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các site, mỗi site đảm nhận một chức năng chính nào đó. Xây dựng cấu trúc của Website cũng là thực hiện sự phân nhóm các chức năng chính mà Website có thể hỗ trợ.

- Sự hấp dẫn người sử dụng khi khai thác các Website trên mạng một phần không nhỏ là khả năng trình diễn thông tin Multimedia. Cách thiết kế có thể hấp dẫn với người sử dụng nói chung, nhưng trong dạy học nếu thiết kế rập khuôn sẽ không đáp ứng được yêu cầu dạy học, thậm chí còn phản tác dụng. Trình tự xuất hiện các thông tin, sử dụng các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh... đều phải được cân nhắc kỹ càng. Vì nếu ta đưa vào một trang Web quá nhiều hiệu ứng, âm thanh hình ảnh thì sẽ làm giảm khả năng truy cập và gây phân tán các nội dung chính cần thông báo.

- Lựa chọn công cụ thiết kế Website vốn là công việc của người lập trình. Song trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay mà trên thị trường xuất hiện nhiều loại chương trình ứng dụng khác nhau. Người xây dựng Website nên tìm hiểu và có một kiến thức nhất định về CNTT. Điều này giúp ích cho nhà giáo dục biết được khả năng của công nghệ, từ đó ứng dụng một cách hợp lý. Đặc biệt, để tạo ra các Website có giá trị cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà sư phạm và nhà tin học.

- Cuối cùng là vấn đề bảo mật và phát triển Website. Xây dựng Website dạy học cần phải xác định rõ các loại thông tin, mức độ quan trọng để phân quyền truy cập sử dụng, bảo vệ và bảo mật. Thường xuyên cập nhập thông tin, dữ liệu để làm mới Website. Đảm bảo thông tin đa chiều được thông suốt qua các site diễn đàn hoặc chát trực tuyến.

Thực hiện xây dựng Website theo các nguyên tắc trên thì Website dạy học sẽ chắc chắn trở thành các "trung tâm học tập", "trợ tá giảng dạy" cho việc dạy của người thầy và việc học của học trò. Hơn thế nữa, rào cản địa lý sẽ không còn là trở ngại cho nhiều em HS nghèo nhưng hiếu học trên đất nứớc chúng ta.

1.4. Các chức năng hỗ trợ của Website dạy học

1.4.1. Chức năng hỗ trợ hoạt động dạy của giáo viên

Sự bùng nổ thông tin trong thời đại ngày nay, tốc độ bùng nổ của CNTT khiến cho người thầy không thể dạy hết mọi kiến thức cho HS, mà dù có kéo dài thời gian để dạy hết mọi điều thì rồi các kiến thức đó cũng nhanh chóng trở nên lạc hậu. Do đó, người thầy cần phải tìm ra PPDH tích cực hơn để tăng hiệu quả dạy và học. Dạy cho HS cách học chủ động, cách học suốt đời, cách học những điều mà thực tế đòi hỏi, thay vì phải chuyển tải một lượng kiến thức quá nhiều đến mức không nhớ nổi. Do vậy, ứng dụng CNTT nói riêng và sử dụng Website dạy học nói chung đang là một PPDH hiện đại hỗ trợ đắc lực cho GV và HS. Nhờ Website dạy học, bằng việc hướng dẫn của GV, HS hiểu biết vấn đề qua các khái niệm, hình dung vấn đề qua hình ảnh để hiểu vấn đề trừu tượng qua chức năng minh hoạ của những thiết bị mô phỏng, các video clip. Website dạy học kích thích hứng thú học tập của HS nhờ tính hấp dẫn của các hình thức thông tin, tạo điều kiện để HS gắn liền việc học tập lý thuyết với việc ôn luyện và vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất. Nó giúp hình thành ở HS cảm giác thẫm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của hình thức thông tin chứa trong phương tiện. Website dạy học đã tạo ra một môi trường dạy học có tính tương tác cao, tạo ra những thông tin đa chiều giữa người dạy và người học. Những bài giảng ấn tượng với khả năng trình diễn của MVT, các kiến thức của môn học được truyền tải đến HS theo nhiều kênh khác nhau, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

1.4.2. Chức năng hỗ trợ học tập của HS

Website dạy học được xây dựng dựa trên tiêu chí vừa đảm bảo về mặt sư phạm lại vừa đáp ứng yêu cầu đơn giản, hiệu quả và mang tính thẩm mỹ. Do vậy, thông qua Website, HS có thể tự mình học tập và nghiên cứu một cách có khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức của mình. Từ đó rèn luyện cho các em cách làm việc tự chủ, năng động, sáng tạo, biết cách lựa chọn và tìm kiếm thông tin, tiếp cận với cách học hiện đại. Với những khái niệm trừu tượng và khó hình dung, HS sẽ được hỗ trợ một cách tối đa nhờ hệ thống các phần mềm mô phỏng, các video clip, giúp các em hiểu sâu hơn vấn đề.

1.4.3. Chức năng hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh

Với Website dạy học, giáo viên có thể tự mình xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm và tự luận theo từng chủ đề, xắp xếp theo trình tự kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Qua đó, các em HS có thể chủ động tự mình ôn luyện, kiểm tra kiến thức của mình. Chương trình sẽ tự động tiến hành đánh giá và đưa ra kết quả, nhờ đó giúp các em có thể tự đánh giá kết quả của mình còn giáo viên có điều kiện giám sát, đánh giá khả năng kiến thức của HS. Ngoài ra, với sự bùng nổ CNTT như hiện nay Website dạy học sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các em HS ở các vùng miền khác nhau cũng có thể truy cập, tham gia học tập, trao đổi, chia sẽ và nâng cao kiến thức phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân.

1.4.4. Chức năng phổ biến kiến thức

Ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và sử dụng Website dạy học nói riếng có ưu điểm nổi bật là hàm lượng thông tin truyền đạt cao trong thời gian ngắn, cách truyền đạt thông tin sinh động tạo điều kiện cho người học dễ tiếp thu kiến thức được truyền đạt, gây hứng thú học tập. Thông tin được truyền đạt cho HS bằng nhiều hình thức, bài giảng được chắt lọc từ nhiều bài mẫu, nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, khi sử dụng Website dạy học người

học sẽ luôn được cập nhập các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học một cách nhanh nhất và mới nhất. Lúc này, Website trở thành một cuốn sách điện tử mà người dùng có thể dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi.

1.5. Những định hướng sư phạm của việc sử dụng Website dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh

1.5.1. Sử dụng Website tạo ra môi trường tương tác để học sinh làm quen với máy vi tính, Website và Internet quen với máy vi tính, Website và Internet

Sử dụng Website có khả năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, những hình thức học tập mới được hình thành và tỏ ra có hiệu quả. Việc hình thành các nhóm học tập, thảo luận, các quá trình động.... trên mạng làm cho người học phát huy được tính tích cực, thu thập, học hỏi và trao đổi được nhiều thông tin. Vai trò của GV hướng dẫn trong trường hợp này cũng rất quan trọng, mỗi GV phụ trách một nhóm HS, GV có thể đến với HS ngay từ đầu hoặc chỉ đến với HS khi HS gặp khó khắn thông qua hình thức trao đổi thông tin qua Internet.

1.5.2. Sử dụng Website như công cụ hỗ trợ giảng dạy

GV sử dụng Website đã thiết kế để trình bày bài giảng kết hợp với các

Một phần của tài liệu Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhờ việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học chương '' dao động cơ'' vật lý THPT (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w