5. Cấu trúc luận văn
2.1. Điểm nhìn cuộc sống và xã hội của Thạch Lam qua tiểu thuyết
(Nhìn nhận trong toàn bộ văn nghiệp Thạch Lam)
Ngày mới là cuốn tiểu thuyết duy nhất trong cuộc đời cầm bút của Thạch Lam. Tác phẩm đợc hoàn thành vào tháng 12 năm 1937, Nhà xuất bản Đời Nay
cho ra mắt bạn đọc năm 1939, khi ông đã định hình về mặt phong cách và tích luỹ đủ kinh nghiệm văn xuôi (trớc đó, ông đã cho xuất bản hai tập truyện ngắn
Nắng trong vờn - 1937, Gió đầu mùa - 1938). Tác phẩm cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi trong giới nghiên cứu và bạn đọc. Tuy nhiên, xét trên phơng diện sáng tác thì Ngày mới là một tác phẩm cha bao giờ tách rời văn nghiệp Thạch Lam, nó mang những ý nghĩa rất quan trọng: đóng vai trò làm phong phú thêm về thể loại, khẳng định vững chắc hơn về khuynh hớng sáng tác của nhà văn. Đồng thời, theo nghiên cứu của TS Lê Minh Truyên, Ngày mới còn là tác phẩm: "Thực hiện một kỳ vọng to lớn của Thạch Lam và thể nghiệm một hớng đi mới của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại" [85,138].
Xuất phát từ những vấn đề đó, trên cơ sở đặt tác phẩm trong tổng thể sáng tác của Thạch Lam, đề tài: Tiểu thuyết "Ngày mới" trong sự nghiệp sáng tác Thạch Lam của chúng tôi cũng muốn đợc góp thêm tiếng nói, bằng một cách nhìn mới, với phát hiện mới về nội dung cũng nh về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của tác giả.
Thạch Lam là một nhà văn có quan niệm văn chơng nh chúng tôi đã trình bày. Đồng thời là một trong những nhà văn chủ chốt của Tự lực văn đoàn nhng trong quá trình sáng tác, ông đã tìm đợc cho mình một hớng đi riêng độc đáo. Một trong những điểm mới, khác đó chính là điểm nhìn cuộc sống, xã hội đợc thể hiện trong sáng tác của ông. Cụ thể là trong tiểu thuyết Ngày mới.
2.1. Điểm nhìn cuộc sống và xã hội của Thạch Lam qua tiểu thuyết Ngày mới Ngày mới
Các nhà văn trong quá trình sáng tác đều phải xuất phát từ cuộc sống, xã hội, nhằm phát hiện những cái mới, cái độc đáo, hớng đến cái đẹp, cái cao cả. Thạch Lam sáng tác cũng không ngoài mục đích đó. Sáng tác của ông ở các lĩnh vực: truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận, phóng sự đều thể hiện điểm nhìn cuộc sống, xã hội theo cách riêng của mình. Nếu các nhà văn "Tả chân", trong tác phẩm của họ luôn hớng ngòi bút vào những vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, giai cấp, bằng cách xây dựng hoàn cảnh và nhân vật điển hình, với các chi tiết sự kiện tiêu biểu nhằm phản ánh thực trạng cuộc sống, thì các nhà văn chủ chốt của Tự lực văn đoàn lại hớng điểm nhìn và ngòi bút vào các vấn đề chính trị, tình yêu, hôn nhân và gia đình, bằng cách xây dựng nhân vật theo hớng lý tởng hoá. Trong sáng tác của họ, nhân vật chính thờng đại diện cho tầng lớp mới, nhằm phá bỏ cái cũ, thông qua đó muốn gửi gắm lý tởng của mình tới cải cách xã hội. Thạch Lam không nh thế, ông có cách nhìn nghệ thuật riêng về con ng- ời, cuộc sống và xã hội. Bức tranh đời sống xã hội, con ngời trong sáng tác của ông thờng không rộng lớn, phức tạp, đa chiều. Sáng tác Thạch Lam hết sức đời thờng, tác phẩm của ông thờng không có hoặc rất ít đi vào những sự kiện to lớn, những vấn đề vĩ đại phi thờng, vợt tầm. Đối tợng Thạch Lam quan tâm khám phá, phản ánh cũng không phải là những ông to bà lớn, những ngời có cuộc sống giàu sang phú quý, Thạch Lam không xây dựng kiểu nhân vật điển hình, ông lặng lẽ hớng ngòi bút vào những con ngời nhỏ bé, đời thờng. Đó là: tầng lớp dân nghèo ở nông thôn, ở thành thị; những trí thức, học sinh, công chức nghèo bằng sự quan tâm, cảm thông và thơng xót chân thành. Sáng tác của Thạch Lam bao giờ cũng nhằm hớng đến các giá trị của Chân- Thiện - Mỹ, đề cao giá trị nhân văn, nhân bản, bằng cách đi sâu khám phá, tìm hiểu thế giới tâm hồn nhân vật với những rung động sâu sắc và tinh tế nhất. Con ngời trong văn Thạch Lam là con ngời nhân bản, con ngời thân phận. Hiện thực đợc trình bày trong tác phẩm của ông chủ yếu là hiện thực tâm lý. ở đó khái niệm con ngời không trùng khít với với quan niệm của chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt.
Ông là một nhà văn có ý thức: dùng cái đẹp văn chơng để cảm hoá con ngời, thức tỉnh con ngời. Chính bởi thế mà sáng tác của Thạch Lam nhân vật thờng có ý thức hớng đến vẻ đẹp của tâm hồn, của tính cách. Tiểu thuyết Ngày mới cũng đợc nhà văn xây dựng theo khuynh hớng đó. Cùng một bút pháp, một cách nhìn ngắm cuộc đời, vẫn một thế giới với những cảnh vật và nhân vật quen thuộc nh ở thể loại truyện ngắn nhng đến tiểu thuyết Ngày mới, nhân vật mới đợc xây dựng thành một hệ thống, tập trung khai thác chiều sâu tâm hồn. Bởi vậy, không thể gọi đó là một sự chắp nối nh một số ngời vẫn gọi, mà có thể xem đó là sự nhuần nhị của việc xây dựng nhân vật. Nhân vật chính trong Ngày mới của Thạch Lam dù sống trong hoàn cảnh nghiêm ngặt nhng vẫn giữ đợc "phẩm chất ngời" trong sáng, tốt đẹp. Đúng nh lời nhận xét: "Đọc Thạch Lam không thấy các vùng khuất tối vô thức. Nhân vật của ông là những ngời luôn tỉnh, thức giữa phần thiên lơng và cái xấu xa, giữa bên này, bên kia của Sợi tóc thiện - ác" [4,459].
Do chịu sự ảnh hởng, chi phối bởi quan niệm của chính mình nên khi viết
Ngày mới, tác giả mới quan tâm vào việc khám phá thế giới bên trong nhân vật, làm sao diễn tả đợc những con ngời có tâm hồn đẹp, lối sống đẹp biết trân trọng những giá trị nhân văn để "làm cho tâm hồn con ngời đợc thêm trong sạch và phong phú hơn" mà gạt bỏ những tủn mụn tầm thờng, lơ là những yếu tố khác nh: cốt truyện, các chi tiết, sự kiện nổi bật. Bởi vậy, khi xây dựng nhân vật Tr- ờng- nhân vật trung tâm của tác phẩm, nhà văn đã để cho nhân vật tự điều chỉnh mình theo hớng nhân bản. Theo chúng tôi, phải chăng việc làm đó là nhằm khắc phục sự phiến diện buổi đầu của tiểu thuyết, một trong những phơng diện còn yếu thời đó, cái ông gọi là "nhà văn đi nhầm đờng", "tác phẩm chứa đựng sự nghèo nàn không ai ngờ". Vì các nhà văn, cha biết đáp ứng yêu cầu của ngời đọc trong xã hội lúc bấy giờ, do đó đòi hỏi thể hiện cái "tôi" bên trong của nhân vật tiểu thuyết là cần thiết, thích hợp. Vả lại, việc miêu tả đời sống bên trong của con ngời cũng là một phạm vi hiện thực, đòi hỏi ngời viết tiểu thuyết hớng
vào để sáng tác của mình đợc sâu sắc, có sinh khí, làm rung động tâm hồn ngời đọc. Viết tiểu thuyết Ngày mới, nhà văn mong muốn vợt lên khuynh hớng chung của tiểu thuyết thời bấy giờ, với một cách thức mới đó là: khả năng hớng nội của tiểu thuyết. Mặt khác, nếu chúng ta nhìn rộng ra, đặt tiểu thuyết Ngày mới bên cạnh tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao, cùng những sáng tác viết theo khuynh hớng trữ tình, lãng mạn của Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn và xu hớng sáng tác ngày nay thì Ngày mới có thể xem là tác phẩm đi trớc thời đại, điều mà trớc đây chúng ta cha nhận ra, hoặc tác phẩm cha có điều kiện để "phát sáng". Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ chấp nhận hớng viết của Thạch Lam, nhất là cách xử lý tình huống truyện. Thế nên, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về tác phẩm này. Đa số các ý kiến cho rằng đây là một cuốn tiểu thuyết không thành công, cách giải quyết của Thạch Lam khi để Trờng quay về với cuộc sống thực tại, chấp nhận cuộc sống khiêm nhờng bên vợ con và bắt đầu sống những "ngày mới" của mình là ảo tởng, chủ quan, không hợp lô gic, không đủ sức thuyết phục. Nếu xét Ngày mới trên phơng diện xã hội học thì đúng là nh thế, nhng nếu chúng ta đặt tác phẩm bên cạnh các thể loại khác, nhất là trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn để xem xét, đánh giá thì giá trị của cuốn tiểu thuyết sẽ khác. Ông Huỳnh Phan Anh rất sáng suốt khi đa ra nhận xét:
"Ngày mới tự nó là một cái gì không thể tách rời khỏi tác phẩm của Thạch Lam. Tác phẩm đợc xem nh một toàn thể, một định mệnh. Vấn đề không phải là loại bỏ, lại càng không phải là khôi phục. Vấn đề là đặt cho đúng chỗ một tác phẩm trong toàn bộ một sự nghiệp. Một độc giả thông thờng cũng nh một nhà phê bình bị ràng buộc trong những yêu sách, những phạm trù cổ điển văn chơng, họ sẽ thất vọng khi tìm kiếm ở Ngày mới một câu chuyện, một tấn kịch đúng nghĩa hay một đờng lối giải quyết thoả đáng, rõ ràng, họ sẽ thất vọng khi muốn tìm kiếm trong Ngày mới một câu chuyện không ra truyện và không tởng nữa" [4,261].
Theo ông, chúng ta chỉ nên xem ý nghĩa của của hai từ Ngày mới là một cuộc thay đổi bên trong, đợc hoá tên từ những thất bại, đổ vỡ của nhân vật Tr- ờng, chứ không nhất thiết cứ phải thay đổi cả cuộc sống của mình mới gọi là mới. Điều quan trọng là làm mới tâm hồn mình, làm mới viễn tởng.
Chúng tôi nhận thấy, lý giải của ông Huỳnh Phan Anh là có cơ sở. Ông đã nhìn thấy giá trị tác phẩm, cũng nh những gì Thạch Lam muốn gửi gắm trong tiểu thuyết Ngày mới. Chúng tôi khi tìm hiểu tác phẩm này cũng tán thành ý kiến của ông, xem Ngày mới là một cuộc chuyển biến về tâm hồn, một cuộc biến đổi bên trong.
Tiểu thuyết Ngày mới có số lợng nhân vật không nhiều, nội dung tác phẩm tập trung đề cập đến cuộc sống sinh hoạt của trí thức công chức và dân nghèo. Trong đó, nhà văn đặc biệt quan tâm đến hình ảnh ngời trí thức nghèo thành thị.