Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Ngày mới”

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết ngày mới trong sự nghiệp sáng tác thạch lam (Trang 81 - 89)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Ngày mới”

Thời gian và không gian là hai phạm trù không thể thiếu trong một tác phẩm văn học, nó là yếu tố góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm

văn học. Do đó nghiên cứu tiểu thuyết Ngày mới cũng không thể bỏ qua hai phạm trù này.

3.2.1. Về không gian nghệ thuật

Trong tác phẩm nhà văn không chỉ đề cập đến cuộc sống của Trờng, của gia đình chàng mà cả những ngừơi xung quanh chàng (có quan hệ thân thuộc và không thân thuộc với chàng). Đó là cảnh sống, sinh hoạt của ngời dân nơi gia đình Trờng trọ, ở phố huyện An Lâm, của cả một tầng lớp ngời nh Tiến, Hảo, Xuân, Quang... Bởi thế, vấn đề Thạch Lam đề cập trong tác phẩm cũng là vấn đề của toàn xã hội, là cuộc sống tù túng, bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của giới trí thức nghèo thời bấy giờ.

Thạch Lam trong sáng tác của mình thờng viết về không gian hiện thực hàng ngày, đó cũng chính là nơi tồn tại của một thế giới khốn cùng, quanh quẩn, ngột ngạt. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Ngày mới là không gian chật hẹp tù túng ở một phố huyện nghèo, một khu phố nhỏ, một ngõ hẻm lầy lội bẩn thỉu, của một căn gác xép tối tăm, ẩm thấp, nơi những con ngời nghèo khổ sinh sống, thế nhng sức lan toả của nó lại rất lớn.

Trong Ngày mới tác giả đề cập đến hai mảng không gian: không gian thành thị và không gian nông thôn. Không gian thành thị gắn liền với việc miêu tả cuộc sống sinh hoạt ở đô thị và bi kịch của những trí thức tiểu t sản nghèo. Không gian nông thôn gắn liền với việc miêu tả cảnh vật, sinh hoạt ở nông thôn và bi kịch của những ngời lao động nghèo, những ngời "nhà quê chân đất", ở đó con ngời luôn bị ám ảnh bởi chuyện miếng cơm, manh áo hoặc chịu dằn vặt th- ờng nhật về mặt tinh thần. So với các nhà văn hiện thực thì khoảng cách giữa nông thôn và thành thị trong sáng tác Thạch Lam không quá lớn, nhng cũng đủ để nêu bật vấn đề mình muốn trình bày. Bằng tài năng và cảm nhận của riêng mình, nhà văn đã phác hoạ khá hoàn chỉnh về bức tranh thiên nhiên và cuộc sống trong tiểu thuyết Ngày mới. Đó là cảnh sống vất vả, lam lũ của ngời dân quê, họ sống trong cảnh đói nghèo, túng thiếu, dới những mái tranh xiêu vẹo,

xơ xác, cùng những đứa trẻ bẩn thỉu rách rới. Đó là cuộc sống của họ và có lẽ suốt cả cuộc đời họ phải sống trong cảnh đó, còn cuộc sống thành phố lại khác, nó vẫn với cái vẻ ồn ào tấp nập sẵn có, nơi đó có nhiều xe cộ, những con đờng lớn, đèn điện sáng trng, các cửa hàng rực rỡ phô bày trong tủ kính tất cả những thức sang trọng và xa hoa. Ngời giàu ở thành phố ăn vận rất sang trọng, sống cuộc sống trởng giả, giàu sang. Ngày mới còn đề cập đến vấn đề giàu, nghèo. Đó là khoảng cách giàu- nghèo ở An Lâm; là cuộc sống túng bấn, nghèo đói của những ngời dân ngụ c với cảnh sống giàu sang của gia đình bác Cả; khoảng cách giữa ngời giàu có ở thành phố với ngời nghèo, các thợ thuyền trong khu xóm trọ; là cảnh sống nghèo nàn của ngời dân xóm trọ, của gia đình Trờng với cảnh giàu sang, sung sớng của nhà Bà Hai, của vợ chồng Hảo, của Quang.

"Căn phố chàng ở là một khu nhỏ hẹp toàn những nhà cho thuê nhiều chủ ở. Giờ này là buổi họ sửa soạn bữa cơm chiều. Trờng phải đi qua những mảnh sân đẫm nớc, đầy những chum vại, rổ rá. Mấy ngời đàn bà đang vo gạo, rửa những mớ rau xanh và các miếng đậu trắng, điềm nhiên làm việc giữa đám trẻ kêu khóc hay đùa nghịch bên rãnh nớc", "vẻ tồi tàn tiều tuỵ của những căn nhà trong ngõ hôm nay chàng chú ý đến hơn; chàng nghĩ đến những gia đình cũng nghèo nh gia đình chàng, những gia đình thợ thuyền hay buôn bán nhỏ mà chàng thấy sống chen chúc trong những buồng tối tăm và chật hẹp. Qua khe cửa gỗ ghép không kỹ, thỉnh thoảng tia ánh đèn trong nhà chiếu ra vệt một đờng sáng trên mặt đất, và tiếng ngời nói thì thầm, tiếng trẻ con khóc lọt vào tai chàng" và gia cảnh của gia đình Trờng "Trờng ngoảnh đầu lên quan sát mọi vật trong nhà, những đồ đạc tuy lâu nay vẫn ở cạnh mà chàng không nhìn kỹ đến bao giờ. Chàng thấy rõ rệt sự cùng túng của mình: chiếc giờng gỗ tạp xiêu vẹo, màn đã cũ vàng và rách nhiều chỗ; tấm ghế ngựa mọt kê sát tờng, chiếc tủ đứng đã nứt nẻ" [11,471-472-492]. Những thức đồ dùng cần thiết và tầm thờng trong nhà, đều lộ cái vẻ nghèo nàn và tiều tuỵ. Cuộc sống nh thế này đối lập hẳn với cuộc sống của những ngời giàu có.

"Nhà bà Hai trang hoàng và trần thiết một cách rất sang trọng, rực rỡ. bàn thờ đợc chăm chút hơn hết. Các đỉnh đồng, cây nến mới đánh sáng loáng dới ánh đèn. Hai bó sen trắng cắm trong bình toả ra mùi thơm mát lẫn với mùi trầm và mùi hơng vòng. Cái khung ảnh ông cụ ngồi nghiêm trang trong ghế, cũng đã lau rửa sạch sẽ, nh sẵn sàng để dự tiệc. Một chiếc màn the đỏ che trớc bàn thờ, treo từ bức hoành phi rủ xuống", "Chàng vừa mới thoáng trông thấy hai vợ chồng Hảo từ trên một chiếc ô tô bớc xuống hè. ánh đèn điện lấp lánh trên những đồ trang sức bằng vàng ngọc Hảo đeo trên ngời. Chàng nhận thấy Hảo vẫn xinh đẹp và trẻ tơi nh trớc, đôi môi hé nở, và một vẻ sung sớng phảng phất trên mặt nàng (...). Hai vợ chồng cùng vào một cửa hàng" [11,380-514]

Tác giả miêu tả Quang và cuộc sống của chàng.

"Ngời bạn ấy bây giờ đã thay đổi; không phải Quang gầy gò và ăn mặc lôi thôi ngày trớc. Trờng chỉ thấy một ngời sang trọng, vẻ mặt mãn nguyện và kiêu ngạo", "trong nhà bày biện rất sang: sập gụ, tủ chè và một bộ ghế mặt đá kiểu Tàu. Trên tờng treo la liệt những câu đối, bức thêu và các tranh ảnh, còn ở dới không có một chỗ hở nào là không bày cái lọ cổ hay cái đôn sứ" [11,532].

Việc tác giả đa ra khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa giàu và nghèo trong tác phẩm đã góp phần trong việc làm nổi bật cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của Trờng và tầng lớp trí thức nghèo đơng thời. Đó cũng là khung cảnh với những hình ảnh quen thuộc trong xã hội thời bấy giờ.

Thực chất thì việc chia không gian ra thành hai mảng: không gian nông thôn và không gian thành thị trong tiểu thuyết Ngày mới chỉ có tính tơng đối, bởi trong tác phẩm giữa không gian nông thôn và không gian thành thị vốn có quan hệ với nhau. Sự giao nối này là khá phổ biến, chúng ta cũng có thể tìm thấy ở một số truyện ngắn của ông nh: Dới bóng hoàng lan, Tối ba mơi, Hai đứa trẻ, Cô hàng xén...

Do đặc trng sáng tác Thạch Lam là đi sâu miêu tả nhân vật hớng vào nội tâm nên truyện của ông rất hợp với không gian đời t, không gian cá nhân. Trong

Ngày mới, không gian hiện thực đợc nhà văn đặt bên cạnh thời gian tơng ứng, thời gian trở thành môi trờng cộng hởng cho nhân vật hoạt động. Kiểu không gian hoà quyện thời gian này đã làm cho tình huống truyện trở nên dồn nén hơn, số phận bi kịch của Trờng càng nổi rõ. Trờng đợc đặt dới không gian của một căn gác trọ ẩm mốc, tối tăm, trong đêm vắng, những lúc nh thế này chàng rất hay nghĩ về quá khứ, về những kỉ niệm ở An Lâm, nhớ lại quãng tuổi thơ tơi đẹp của mình và gia đình, nơi đó có Trinh, có những ngời bạn thủa thiếu thời cùng đi học trờng làng, có những ngời hàng xóm đồng cảnh ngộ, nơi có cánh đồng lúa xanh rờn, có dòng sông Tiên thơ mộng, trong lành và càng nghĩ về "ngời cũ, cảnh xa" lòng chàng càng thêm buồn bã, đau khổ cho số phận bất hạnh của mình.

Không gian trong tiểu thuyết Ngày mới thờng đợc nhà văn đặt trong sự đối lập giữa "khoảng sáng" và "bóng tối". Không gian bóng tối xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, thờng là không gian rộng lớn, nh bao trùm cả cảnh vật và con ngời. Đó là không gian buổi chiều tối, là bóng tối của căn phố nhỏ, bóng tối của đêm khuya, trong căn nhà trọ, không gian của buổi chiều tối ở vùng quê An Lâm. Còn "khoảng sáng" thì yếu ớt, mờ nhạt, chỉ là thứ ánh sáng của ngọn đèn dầu, của một mảnh trăng mờ, của ánh đèn lấp lánh ở một cửa hiệu còn mở, ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn nhỏ, ánh nắng xiên qua khe cửa...Sự đối lập này, càng làm tăng thêm tính chất bi kịch của câu chuyện, làm cho sự nghèo nàn, thiếu thốn của nhân vật tăng lên, đồng nghĩa với cái buồn, sự dằn vặt, trăn trở của Trờng cũng tăng.

Tiểu thuyết Ngày mới còn xuất hiện một loại không gian khác: không gian khát vọng. Do phải sống trong cảnh nghèo túng nên Trờng hay quay về quá khứ, nhớ về những kỷ niệm, để đem so sánh với cuộc sống thực tại của mình, mơ ớc một cuộc sống khác giàu có hơn.

"Trờng tự thấy mình đem lòng thèm muốn cái địa vị giàu sang của ngời khác, cái địa vị mà chàng có thể đến một cách dễ dàng nếu không có những

việc đã xảy ra", "Trờng thèm muốn cái địa vị của Tiến và so sánh với địa vị của mình Trờng thấy thấm thía cái nghèo nàn khốn khổ của mình" [11,489,511].

Chàng tự đa ra những giả định.

"Giá chàng có nhiều tiền! chàng sẽ ở một cái nhà sáng sủa, sẽ có những đồ đạc rất mỹ thuật, căn phòng chàng ở sẽ rộng rãi, sạch sẽ, tất cả những thức trang hoàng đều giản dị, vừa mắt"[11,491].

Những khát vọng, ớc mơ ấy hết sức đời thờng đối với bất cứ một ngời nào. Nhng nó lại quá xa vời với Trờng cùng những trí thức nghèo thời bấy giờ, đó cũng là sự thiệt thòi, mất mát lớn đối với họ.

3.2.2. Về thời gian nghệ thuật

Có thể nói, thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Thạch Lam đợc bao trùm bởi thời gian quá khứ. Thời thơ ấu Thạch Lam sống ở phố huyện Cẩm Giàng, trong khung cảnh vùng quê thơ mộng, bên cạnh những ngời dân nghèo khổ. Những kỷ niệm tuổi thơ luôn in đậm trong tâm trí nhà văn nên trong sáng tác của Thạch Lam quá khứ trở lại rất nhiều lần.

Trong tiểu thuyết Ngày mới xuất hiện nhiều lớp thời gian: thời gian hiện tại, thời gian quá khứ qua sự hồi tởng của nhân vật, thời gian nằm sâu trong cảm giác nhân vật. Bằng tài năng và sự cảm nhận tinh tế của tác giả các kiểu thời gian đó nh đan xen vào nhau. Trong tiểu thuyết Ngày mới phạm trù hồi tởng đ- ợc sử dụng nh một yếu tố nghệ thuật. Hồi tởng xuất hiện khi nhân vật đợc đặt vào một tình huống nào đó, sự hồi tởng ở đây không đơn giản là đẩy lùi phạm vi thời gian trần thuật mà nó giúp nhân vật có khả năng đối chiếu, so sánh giữa hiện tại và quá khứ. Hiện tại trong sáng tác Thạch Lam thờng là hiện tại đau buồn, nhân vật luôn đợc đặt trong các hoàn cảnh khó khăn vất vả, luôn phải đấu tranh giằng co giữa cái thiện và cái ác, giữa cao cả và thấp hèn và thờng thì nhân vật tự thức tỉnh trong một hoàn cảnh hết sức nhẹ nhàng, còn quá khứ trong sáng tác của ông thờng là quá khứ trong trẻo, buồn rầu. Nhân vật Trờng trong

tiểu thuyết Ngày mới rất hay liên tởng đến quá khứ. Nhìn cảnh sống eo hẹp nghèo hèn của những ngời dân ở khu phố gần xóm trọ, Trờng liên tởng đến căn nhà của mình ở cũng nhỏ hẹp và nóng bức; việc chàng thi đỗ làm chàng nghĩ đến tiệc khao thi đỗ của ông cậu họ ngoại trớc kia; cảnh đám giỗ sang trọng của nhà bà Hai làm chàng liên tởng đến những đám giỗ của nhà mình; gặp bà Nhì, Trờng nhớ đến những kỷ niệm tuổi thơ ở An Lâm; ngồi trên tàu nhìn cảnh quê, thấy những đứa trẻ nô đùa chàng lại nghĩ đến thời bé đi học trờng làng; đến thăm gia đình bác Cả, trớc cách đối đãi của bác gái làm Trờng nhớ đến kỷ niệm "tối 30 tết năm Trờng lên mời tuổi"; đứng trong khu vờn nhà bà Nhì chàng lại nhớ đến ngày bé, đến "những buổi vui đùa ngày trẻ với cô bé có đôi mắt to và đen", nhất là trong cảnh sống hiện nay của gia đình mình, Trờng rất hay nhớ đến những tháng ngày ở An Lâm "Cái lạnh lẽo ớt át buổi chiều khiến Trờng nghĩ đến những buổi mùa hạ rực rỡ ở An Lâm. Trờng thở dài, chàng không nhớ rõ là đã bao nhiêu lâu nữa. Những kỷ niệm buổi sung sớng ấy hình nh hãy còn gần gũi, và làm cảm động lòng Trờng mỗi khi chàng nghĩ đến" [11,473], "Trong trí nhớ, Trờng đi ngợc lại về dĩ vẵng, nghĩ đến những ngày còn hàn vi ở An Lâm, những ngày mẹ chàng còn phải tần tảo buôn bán để nuôi con. Trờng nhớ lại cái cửa hàng tạp hoá nhỏ, sơ sài và đầy bụi bám; những quả bày hàng sơn đen xếp trên cánh cửa bức bàn, những ngày hàng ế chờ đợi không có ngời mua [11,510]. Trong những kỷ niệm ở An Lâm thì "cái kỉ niệm đêm sáng trăng ở An Lâm lại rõ rệt trong trí nhớ bởi lòng thơng yêu đằm thắm"[11,481], xuất hiện nhiều lần trong Trờng, đó cũng là kỷ niệm gắn liền với tình yêu của hai ng- ời. Khi nhìn thấy những nét gạch của mình trên trang giấy ở nhà mẹ "Trờng t- ởng nhớ lại cả quãng đời học hành chăm chỉ, với những điều ớc vọng lúc bấy giờ".

Có thể nói, thực tại cuộc sống của Trờng nh đợc gắn liền với quá khứ, với hồi tởng, quá khứ đợc ví nh một "vật tựa" giúp Trờng lấy lại thăng bằng trong cuộc sống khó khăn vất vả và quá khứ cũng giúp ích cho Trờng trong việc thức

tỉnh, giúp chàng tìm lại đợc ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống. Trong số những hồi tởng của Trờng thì quá khứ tuổi thơ và kỷ niệm đêm sáng trăng ở An Lâm là những quá khứ trong trẻo, hồn nhiên và đáng nhớ nhất.

Ngoài ra còn có những ngời nh: bà Phán, Trinh, Dung, khi buồn cũng th- ờng nghĩ về quá khứ nhng không nhiều và ám ảnh nh Trờng.

Khi bà Nhì đến thăm "mẹ Trờng vui vẻ nhắc lại những lúc đi buôn ngày trớc, những ngày vất vả và lo sợ, những buổi trở về nhà, mệt nhọc và buồn bã, vì không kiếm đủ tiền nuôi con. Bây giờ đã qua khỏi những ngày đó, đã đến một địa vị chắc chắn, bà Phán thích nhắc lại thời gian ấy" [11, 411].

Còn Dung, sống trong cảnh ghẻ lạnh của chồng, niềm vui duy nhất chỉ còn là đứa con. Khi buồn nàng cũng nghĩ về quá khứ tuổi trẻ, dới sự dạy bảo nghiêm khắc của cha, trong tình yêu thơng bao la của mẹ, hay khi nhìn thấy các lễ vật bà Phán sắm để đi lễ sêu cho Trờng "Dung nhớ lại lúc còn ở nhà, nàng sống cuộc đời giản dị và bình tĩnh của một cô gái nhà nề nếp ở vùng quê", "Dung nhìn mấy đĩa hồng, bất giác mỉm cời. Nàng nhớ lại những đĩa hồng mà bà Phán đã đem lại nhà nàng trớc kia, khi sắp xin cới nàng" [11,459,462]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trinh cũng thế, nàng thờng nghĩ về quá khứ và có cái nhìn so sánh với hiện tại, thấy tiếc nuối quá khứ tơi đẹp đã qua "Trinh nhớ lại tất cả quãng đời từ khi mới lấy nhau. Những ngày sung sớng hình nh đã xa lắm. Trinh chỉ thấy rõ rệt những hình ảnh buồn rầu gần đây, những lúc hai vợ chồng giận nhau, những buổi nàng khóc thầm một mình bên ngọn đèn" [11,524, 525].

ở tiểu thuyết Ngày mới thời gian hiện tại luôn song hành với thời gian tâm trạng. Thời gian hiện tại là những sinh hoạt thờng nhật, gắn với cuộc sống

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết ngày mới trong sự nghiệp sáng tác thạch lam (Trang 81 - 89)