5. Cấu trúc luận văn
3.1. Cốt truyện và kết cấu của tiểu thuyết “Ngày mới”
3.1.1. Cốt truyện
Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và t tởng tác phẩm.
Bàn về "Cốt truyện" - một khái niệm cơ bản của lý luận văn học, chúng ta biết đã có rất nhiều ý kiến nhng chung quy có thể nói: Cốt truyện là một phơng
diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Cốt truyện tạo ra một trờng hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện và lý giải tính cách của chúng. Cái dệt nên cốt truyện là hành động của các nhân vật. Trong văn học có kiểu hành động đợc thể hiện ở các vận động bên ngoài, cũng có kiểu hành động đợc chỉ ra ở những vận động bên trong (sự thay đổi trong tâm lý, nhận thức của nhân vật). Chức năng quan trọng của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống - tức là thể hiện xung đột. Các thành phần của cốt truyện thờng đợc nêu theo tiến trình vận động của các sự kiện đợc miêu tả từ hình thành đến kết thúc. Bao gồm: trình bày, khai đoan, phát triển, đỉnh điểm, mở nút. Thờng đối với tác phẩm văn học, cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch nhng không có hoặc rất ít trong tác phẩm trữ tình. Mặt khác chúng ta cũng nhận thấy, cốt truyện của tác phẩm bao giờ cũng chịu sự chi phối bởi quan niệm nghệ thuật cũng nh khuynh hớng sáng tác của nhà văn.
Nếu các nhà văn nh Nhất Linh, Khái Hng của Tự lực văn đoàn, thờng đặt nhân vật vào trong các tình huống "có truyện" để bộc lộ tính cách, nh Loan (Đoạn tuyệt), Nhung (Lạnh lùng), Mai (Nửa chừng xuân) - Tức đặt nhân vật trong sự vận động theo diễn tiến chặt chẽ, logic của cốt truyện thì nhân vật trong tiểu thuyết Ngày mới của Thạch Lam không nh thế. Do chịu sự chi phối bởi quan niệm và khuynh hớng sáng tác của chính mình nh đã trình bày ở phần trớc, truyện của Thạch Lam phần lớn thờng ít quan tâm đến cốt truyện, thậm chí có truyện đợc đánh giá là không có cả cốt truyện mà đi sâu miêu tả tâm lý hơn là miêu tả bề ngoài. Ngày mới là một tác phẩm có cốt truyện hết sức đơn giản, ít sự kiện, kịch tính, nhân vật bộc lộ tính cách không phải nhờ vào xung đột mà nhờ vào tâm trạng, qua cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ. Trờng trong Ngày mới
là một chàng trai với một chuỗi tâm trạng, tâm trạng gợi tâm trạng. Chàng luôn ở trong tình trạng trăn trở, dằn vặt, suy nghĩ bởi cuộc sống và hoàn cảnh của chính mình. Từ nhiều yếu tố tình cảm, tâm trạng liên kết lại với nhau dần dần
phẩm chất, tính cách nhân vật đợc hình thành. Đây cũng là một sự sáng tạo có ý nghĩa cách tân tiểu thuyết của nhà văn Thạch Lam, sau ông nhiều ngời đã tiếp tục khuynh hớng đó.
3.1.2. Kết cấu của tiểu thuyết Ngày mới“ ”
Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm. Nói cách khác: "Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hớng t tởng nhất định" [24,134].
Kết cấu là một yếu tố của hình thức nhng lại có vai trò rất quan trọng trong quá trình sáng tác, nó là phơng tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Tổ chức kết cấu có quan hệ tới việc xây dựng cốt truyện. Việc bố trí các bộ phận, các yếu tố càng hoàn thiện bao nhiêu sẽ làm cho cốt truyện chặt chẽ bấy nhiêu.
Tiểu thuyết Ngày mới là tác phẩm xây dựng theo lối kết cấu của một văn bản trần thuật, bằng kết cấu tâm lý, thông qua các hình tợng nhân vật.
Ngày mới chia làm hai phần, mỗi phần chia thành những chơng, đánh số thứ tự La mã. So với các nhà văn trong và ngoài Văn đoàn cùng thời thì Thạch Lam trong tiểu thuyết này có cách dựng truyện khá mới lạ và độc đáo: mỗi một chơng trong tác phẩm tơng đơng với một truyện ngắn. Tác phẩm tập trung đi sâu vào việc miêu tả nhân vật Trờng, nhân vật trung tâm của tác phẩm. Tuy nhiên, không phải chơng nào ông cũng nói về Trờng với các hoạt động hàng ngày của chàng mà mỗi một chơng trong tác phẩm nhà văn lại giới thiệu về một nhân vật khác, gắn với các sự kiện và tình huống khác nhau nhng đều có ý nghĩa xoay quanh nhân vật trung tâm, đi sâu vào chủ đề tác phẩm. Chẳng hạn nh trong phần một.
Chơng I: là chơng khái quát chung về câu chuyện, về nhân vật trung tâm, về gia đình chàng.
Chơng II: miêu tả Trờng trong mối quan hệ với gia đình bà Hai, giới thiệu chung về gia đình bà Hai.
Chơng III, IV: chủ yếu nói về nhân vật Xuân và sự thay đổi của chàng. Chơng V: miêu tả nhân vật Trờng với sự xuất hiện của bà Nhì, một ngời bạn hàng thời trớc của mẹ...
Hay trong phần hai của cuốn tiểu thuyết.
Chơng I, II: kể về cuộc sống vợ chồng Trờng, Trinh sau ngày cới, ra ở riêng và có con.
Chơng III: miêu tả vợ chồng Hiền, Tâm và cuộc đến thăm bất ngờ của họ ở nhà Trờng, Trinh...
Hớng xây dựng này khá mới mẻ và độc đáo, về sau nhà văn Nam Cao trong cuốn tiểu thuyết Sống mòn cũng xây dựng theo hớng tơng tự.
Ngày mới còn là tác phẩm có kết cấu thông qua việc sắp xếp hệ thống các nhân vật. Hình tợng trung tâm của cuốn tiểu thuyết Ngày mới là nhân vật Trờng. Ngoài nhân vật này còn trần thuật về các hình tợng nam nữ khác xoay quanh nhân vật trung tâm. Hình tợng ngời trí thức có hai loại: ngời trí thức tiểu t sản nghèo nh Trờng, Xuân và hình tợng ngời trí thức là những ngời thuộc tầng lớp trên, thành đạt nh Tiến, Hiền, Quang. Về ngời phụ nữ có hình tợng ngời phụ nữ mang nét đẹp của ngời phụ nữ Việt Nam truyền thống nh bà Nhì, bà Phán, bà Hai, Trinh, Hảo, Dung và hình tợng của những ngời phụ nữ nh bà Cả, Tâm...
Ngày mới là một cuốn tiểu thuyết không mang tầm vóc rộng lớn, phức tạp. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ngày mới không đông đúc, đa dạng mà gọn gàng có hệ thống. Sự kiện không gây cấn, tình tiết không ly kỳ, đột ngột mà nhẹ nhàng, lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật làm cơ sở tổ chức tác phẩm. Qua lối kết cấu này ngời đọc có thể phát hiện ra nội dung t tởng, chủ đề mà nhà văn muốn gửi gắm.