c. Định hướng khái quát chương trình hoá
3.6.1. Đánh giá định tính
Những khó khăn và sai lầm của HS khi giải bài tập Vật lý có liên quan nhiều đến cách thức tiến hành các hoạt động giải bài tập đã được đề cập nhiều ở Chương 1 và Chương 2. Việc phân tích dụng ý sư phạm của đề kiểm tra cũng như đánh giá sơ bộ kết quả làm bài kiểm tra thêm một lần nữa cho thấy rằng; việc tiến hành hợp lý các hoạt động nhận thức của HS khi giải bài tập Vật lý còn có phần hạn chế.
Trước khi quá trình thực nghiệm mới được bắt đầu, điều tra quan sát chất lượng trả lời các câu hỏi cũng như giải các bài tập cho thấy rằng; nhìn chung, HS lớp đối chứng và ngay cả lớp thực nghiệm cũng ở vào tình trạng như vậy. Chẳng hạn:
- Khi đứng trước bài toán tính vận tốc, HS không phân biệt được khái niệm vận tốc trung bình và trung bình cộng vận tốc, giá trị trung bình và giá trị tức thời.
- Khi giải các bài toán về phương trình chuyển động, nhiều trường hợp HS không xác định được các giá trị ban đầu như: Gốc toạ độ, gốc thời gian, dấu của các đại lượng ... dẫn đến dễ mắc phải những sai lầm và khó khăn, bế tắc.
- Khi đứng trước những bài toán thí nghiệm, đa số HS gặp rất nhiều khó khăn khi không đưa ra được dự đoán ban đầu và liên hệ với các biểu thức liên quan dẫn đến bế tắc trong quá trình giải bài tập thí nghiệm.
Sau khi nghiên cứu kỹ và vận dụng các quan điểm, biện pháp, bài tập được xây dựng ở Chương 2 vào quá trình dạy học nhận thấy. Các GV dạy thực nghiệm đều có ý kiến rằng; không có gì trở ngại, khó khả thi trong việc vận dụng các quan điểm, biện pháp này; đặc biệt những gợi ý về cách đặt câu hỏi và cách dẫn dắt là hợp lí các hoạt động; vừa sức đối với HS; cách hỏi và dẫn dắt như vậy vừa kích thích được tính tích cực, tự giác độc lập của HS mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học giải bài tập vật lý. Đa phần HS lớp thực nghiệm có hứng thú trong những giờ dạy và học bài tập vật lý ở lớp cũng như ở nhà.