c. Định hướng khái quát chương trình hoá
2.1.1. Mục tiêu Kiến thức
Kiến thức
- Hiểu được các khái niệm cơ bản: Tính tương đối của chuyển động, chất điểm, quỹ đạo, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc, cách xác định vị trí của chất điểm bằng toạ độ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm.
- Hiểu rõ, muốn xét chuyển động của chất điểm, cần thiết phải chọn một hệ quy chiếu để xác định vị trí của chất điểm và thời điểm tương ứng.
- Nắm vững cách xác định toạ độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên hệ toạ độ.
- Hiểu rõ các khái niệm: Vectơ độ rời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời. Nắm vững tính chất vectơ của các đại lượng này.
- Hiểu: Thay cho việc các vectơ nêu trên, ta khảo sát các giá trị đại số của chúng mà không làm mất đi đặc trưng vectơ của chúng.
- Phân biệt được độ dời với quãng đường đi, vận tốc với tốc độ.
- Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều: x = x0 + vt. Hiểu rằng phương trình chuyển động mô tả đầy đủ đặc tính của chuyển động.
- Biết cách vẽ đồ thị toạ độ theo thời gian, vận tốc theo thời gian và từ đồ thị có thể xác định được các đặc trưng động học của chuyển động.
- Biết cách khảo sát thực nghiệm chuyển động thẳng. Hiểu được, muốn đo vận tốc thì phải xác định toạ độ của chất điểm ở các thời điểm khác nhau, và biết cách sử dụng đo thời gian để xác định thời điểm vật đi qua một toạ độ đã biết. Biết cách lập bảng, sử dụng công thức để tìm đại lượng cần đo, xử lý kết quả, vẽ đồ thị.
- Hiểu được gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
- Hiểu được định nghĩa về chuyển động thẳng biến đổi đều, rút ra công thức tính vận tốc theo thời gian.
- Hiểu được mối quan hệ giữa dấu của gia tốc và dấu của vận tốc trong chuyển động nhanh dần đều và chuyển động chậm dần đều.
- Biết cách vẽ đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian của một chuyển động thẳng biển đổi đều.
- Biết cách giải các bài toán đơn giản có liên quan đến gia tốc về chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Biết thiết lập phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:
20 0 0 0 1 x x v t at 2 = + +
- Nắm vững công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Biết áp dụng công thức toạ độ, vận tốc để giải các bài toán chuyển động thẳng biến đổi đều của một chất điểm, hai chất điểm chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều.
- Hiểu được thế nào là rơi tự do và khi rơi tự do thì mọi vật đều rơi như nhau. - Biết cách khảo sát chuyển động rơi tự do bằng thực nghiệm.
- Hiểu rõ gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vị trí địa lý và độ cao, và khi một vật chuyển động ở gần mặt đất và chỉ chịu tác dụng của trọng lực, thì nó luôn luôn có một gia tốc bằng gia tốc rơi tự do.
- Biết trong chuyển động tròn cũng như trong chuyển động cong, vectơ vận tốc có phương tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động và có hướng theo chiều chuyển động.
- Nắm vững định nghĩa chuyển động tròn đều, biết cách tính tốc độ dài: s v const t ∆ = = ∆ .
- Biết được mối quan hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v r.= ω.
- Hiểu rõ, tốc độ dài đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo tròn.
- Có khái niệm về tính tuần hoàn của chuyển động và đại lượng đặc trưng cho sự tuần hoàn hoặc tần số.
- Hiểu, trong chuyển động tròn đều thì vectơ gia tốc là hướng tâm và có độ lớn phụ thuộc vào tốc độ dài và bán kính quỹ đạo, biết chứng minh:
2 2 2 ht ht v a ; a r r = = ω .
- Hiểu được, chuyển động có tính tương đối, các đại lượng động học như quỹ đạo, vận tốc có tính tương đối.
- Hiểu được các khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo và công thức cộng vận tốc. Áp dụng để giải các bài toán đơn giản.
- Hiểu và áp dụng thành thạo quy tắc cộng vectơ và phân tích vectơ thành hai thành phần không vuông góc.
Kỹ năng
Theo nội dung của chương, ta có điều kiện để rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng chính sau đây:
- Kỹ năng giải thích hiện tượng vật lý. - Kỹ năng giải bài tập vật lý.
- Kỹ năng thực hành vật lý.
- Kỹ năng vẽ đồ thị và xử lý đồ thị. - Kỹ năng tự học của học sinh.
- Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.