HỆ QUY CHIẾUCHẤT ĐIỂM

Một phần của tài liệu Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh qua dạy học giải bài tập vật lý chương động học chất điểm vật lý 10 chương trình nâng cao (Trang 28 - 32)

c. Định hướng khái quát chương trình hoá

HỆ QUY CHIẾUCHẤT ĐIỂM

sơ đồ sau:

2.1.3. Thực trạng dạy học bài tập và sử dụng BTVL trong dạy học ở trường PT

* Nhận thức của giáo viên về bài tập vật lý

Chúng tôi đã điều tra nhận thức của giáo viên về bài tập ở trường phổ thông bằng phiếu tìm hiểu (Nội dung phiếu xem phần phụ lục1), kết quả điều tra như sau:

- 60% giáo viên đã nhận thức đúng về bài tập vật lý.

Sơ đồ 4: Cấu trúc logic chương Động học chất điểm

CÁC CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC HỌC

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU THẲNG ĐỀU

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU BIẾN ĐỔI ĐỀU

CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU TRÒN ĐỀU

CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO TỰ DO

TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG - CỘNG VẬN TỐC ĐỘNG - CỘNG VẬN TỐC

HỆ QUY CHIẾUCHẤT ĐIỂM CHẤT ĐIỂM

- 30% giáo viên cho rằng bài tập Vật lý công cụ dùng để ôn tập kiến thức học sinh đã học. Việc giải bài tập vật lý nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức.

- 10% giáo viên cho rằng bài tập vật lý chỉ là công cụ giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức học sinh đã có.

* Sử dụng bài tập và bài tập vật lý trong thực tiễn dạy học

Đa số GV khi đuợc hỏi về việc sử dụng các bài tập trong dạy học vật lý như thế nào, họ cho biết rất ít khi sử dụng bài tập tính toán, đồ thị, thí nghiệm trong quá trình dạy học xây dựng kiến thức mới, mà chủ yếu chỉ sử bài tập định tính ở SGK hoặc những tài liệu đọc thêm khác.

Một số ít giáo viên vẫn sử dụng các dạng bài tập trên trong dạy học nhưng rất ít và chỉ sử dụng bài tập dừng lại ở mức độ yêu cầu học sinh xác định một đại lượng nào đó theo sự ghi nhớ.

Qua điều tra cho thấy: Nhiều giáo viên chưa phát huy hết tác dụng của bài tập vật lý và việc sử dụng nó. Theo quan niệm của đa số giáo viên việc sử dụng bài tập vật lý chỉ dùng để củng cố kiến thức sau mỗi bài học, sau mỗi chương nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn, vững chắc hơn những kiến thức đã học.

* Nguyên nhân và thực trạng

Chương trình mới được đưa vào giảng dạy, có một số kiến thức mới so với chương trình cũ cả về mặt nội dung cũng như cách tiếp cận, ví dụ: Khái niệm độ dời, khái niệm tốc độ …. Vì vậy:

• Về phía giáo viên.

- Một số GV chưa bám sát được mức độ nội dung kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững nên chưa làm nổi bật và khắc sâu những kiến thức đó.

- Giáo viên chỉ chú ý tới việc thông báo giảng giải những nội dung chính sao cho rõ ràng dễ hiểu mà không chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, phát triển tư duy, phát triển kĩ năng và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

- Nhiều GV chưa biết cách tổ chức giờ học tạo hứng thú nhận thức ở học sinh, chưa tổ chức cho HS thảo luận và làm bài tập, thí nghiệm theo nhóm nhằm phát huy

tính tích cực, đồng thời phát triển các kĩ năng thí nghiệm và hình thành kiến thức một cách sâu sắc, vững chắc.

- Các giáo án của GV chỉ tóm tắt lại những nội dung chính của sách giáo khoa mà chưa thiết kế một tiến trình dạy học cụ thể với một hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng hoạt động nhận thức của HS.

• Về phía học sinh:

- Kiến thức xuất phát không đầy đủ, sâu sắc: một số kiến thức toán liên quan đến phần này, HS quên nhiều hoặc chưa được học do đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của phần này.

- Khả năng nhận biết các dấu hiệu bản chất của hiện tượng yếu. - Nhầm lẫn giữa kiến thức đời sống với kiến thức khoa học.

- Học sinh chưa quen với việc xây dựng một số kiến thức vật lí như độ dời, vận tốc, gia tốc.

- Thực tế cho chúng tôi thấy, năng lực giải bài tập vật lý ở HS còn mắc nhiều sai lầm mang tính hệ thống như:

+ Sai lầm do chuyển đổi đơn vị của các đại lượng vật lý. (việc giải quyết một bài toán dễ dẫn đến sai lầm về phương pháp và đáp án khi chuyển đổi đơn vị sai).

+ Sai lầm do cú pháp và ngôn ngữ vật lý. ( hiểu sai đề bài dẫn đến sai lầm khi đưa ra phương pháp giải).

+ Sai lầm do phân loại bài toán. ( một bài toán được mở rộng dễ dẫn đến những sai lầm khi các em phân chia các trường hợp riêng).

+ Sai lầm liên quan đến suy luận. (trong quá trình giải quyết bài toán, những suy luận của các em dễ dẫn đến những sai lầm về mặt trình bày).

+ Sai lầm liên quan đến cảm nhận trực giác (HS rất dễ mắc sai lầm về trực quan và ngộ nhận khi giải quyết những bài toán thí nghiệm mà khi kiểm nghiệm dẫn đến những kết quả sai lệch).

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những sai lầm của HS đó chính là; GV chưa chú ý một cách đúng mức việc phát hiện, sửa chữa và uốn nắn các

sai lầm cho HS ngay trong các giờ học vật lý cũng như các giờ bài tập vật lý. Vì vậy ở một số HS gặp phải tình trạng sai lầm nối tiếp sai lầm một cách hệ thống.

Nhiều nhà khoa học đã nhấn mạnh tới vai trò của việc sửa chữa sai lầm của HS trong quá trình giảng dạy, chẳng hạn, G. Pôlia đã phát biểu: "Con người phải biết học ở những sai lầm và những thiếu sót của mình" [30, tr. 204], còn A. Stôliar thì nhấn mạnh rằng: "Không được tiếc thời gian để phân tích trên giờ học các sai lầm của học sinh". Như vậy có thể khẳng định rằng, các sai lầm của học sinh trong giải bài tập vật lý là có thể mắc phải và khắc phục được.

Đối chiếu kết quả điều tra với các mục tiêu cần về kiến thức cũng như kĩ năng cần đạt được ở học sinh chúng tôi đề ra một số vấn đề cần giải quyết nhằm khắc phục những khó khăn của HS cũng như GV gặp phải khi dạy và học chương Động học chất điểm.

* Các biện pháp khắc phục:

Trên cơ sở điều tra tìm hiểu việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học với những khó khăn và hạn chế của HS và GV trong khi dạy và học chương Động học chất điểm. Chúng tôi tìm cách khắc phục ở những mặt sau:

Về nội dung kiến thức. Trên cơ sở nội dung kiến thức của sách Vật lý nâng cao đối chiếu với mục tiêu cần đạt chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập chương Động học chất điểm. Từ đó xây dựng cách tiếp cận theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thông qua giải bài tập vật lý của chương.

• Về phía học sinh:

- Cần xác định rõ trình độ kiến thức xuất phát của học sinh.

- Ôn tập bổ sung các kiến thức có liên quan đến nội dung của chương. • Về phía giáo viên:

- Xây dựng hệ thống bài tập tương ứng với quá trình dạy học một số khái niệm cơ bản của chương Động học chất điểm theo định hướng phát triển hoạt đông nhận thức, tích cực, tự chủ của HS.

- Chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập, mỗi bài có các câu hỏi định hướng nhằm giúp học sinh tích cực hoạt động để chiếm lĩnh tri thức.

Một phần của tài liệu Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh qua dạy học giải bài tập vật lý chương động học chất điểm vật lý 10 chương trình nâng cao (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w