- Tránh xa tệ nạn xã hội, tiết kiệm tiền để gửi về giúp đỡ gia đìn hở quê Xa nhà rất dễ bị những cám dỗ như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, sống buông thả,
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Lao động nông thôn làm việc theo mùa vụ tại thị trấn Tân Kỳ-huyện Tân Kỳ-tỉnh Nghệ An nói riêng và tới các khu công nghiệp, thành thị trên cả nước nói chung đang là hiện thực chung của xã hội. Đây là yếu tố tất yếu, là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phân bố lại lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Phần lớn người lao động di chuyển vì các lý do kinh tế và có xu hướng gia tăng cùng với tốc độ phát triển của khu vực thành thị. Tình trạng thu nhập thấp hoặc
không có việc làm trong khu vực nông thôn cũng như các mức thù lao lao động tại khu vực thành thị là một trong các lực đẩy và lực hút rất quan trọng khiến người lao động di chuyển. Đa số người lao động tự xoay xở để tìm kiếm việc làm. Mạng lưới thông tin đại chúng và chính quyền có vai trò còn khiêm tốn.
Mạng lưới quan hệ xã hội đóng vai trò rất tích cực trong di cư. Đa số người lao động di cư dựa vào bà con, bạn bè để tìm kiếm việc làm và ổn định cuộc sống. Mạng lưới thông tin đại chúng và chính quyền có vai trò rất khiêm tốn.
So với những nghiên cứu về lao động di cư tại các KCN hay khu đô thị lớn thì lao động theo mùa vụ tại thị trấn Tân Kỳ có nhiều nét khác biệt. Tuổi của lao động đến thị trấn tập trung chủ yếu khoảng từ 31 đến 35 tuổi chiếm 41,66%. Nơi xuất cư của những lao động điều tra chủ yếu đến từ các xã, các huyện lân cận thị trấn. Khoảng cách di chuyển khá gần nên người lao động dễ dàng hòa nhập môi trường mới. Người lao động đến thị trấn đều đang trong độ tuổi lao động, hầu hết đã từng kết hôn, đa số đã học hết trung học phổ thông (56%) nhưng không có trình độ chuyên môn, vì vậy họ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tại thị trấn nhưng vị trí làm việc của họ không cao, thường là làm việc chân tay, lao động tự do như phụ hồ, buôn bán nhỏ, thợ mộc, bốc vác, cửu vạn, xe lai…
Mặt khác người lao động cũng nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ phía người dân thị trấn. Người dân ở thị trấn rất thân thiện, luôn coi những người lao động này như bà con, họ hàng của mình và luôn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn với họ.
Bên cạnh những lợi ích đã đạt được cũng có một số tác động tiêu cực do di cư đem lại. Nó tạo ra sự gia tăng dân số cơ học lớn cho thị trấn, gây ra sự quá tải về nhà ở, điện nước, y tế, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, … đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến những thành viên trong gia đình có người di cư.
Những người thuộc dòng di cư này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống tại nơi họ đến, đặc biệt là các khó khăn về điều kiện sinh hoạt (nhà ở, điện nước, thông tin,…), thu nhập, an ninh trật tự… Việc đăng kí các thủ tục hành chính của người lao động di cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các thủ tục rườm rà, phức tạp, mất nhiều thời gian.
Đời sống tinh thần của người lao động còn khá nghèo nàn, không có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để hòa nhập cộng đồng, nâng cao dân trí và sức khỏe. Việc tiếp cận các thông tin văn hóa xã hội là rất khó khăn. Bên cạnh đó tình trạng mất an ninh trật tự vẫn chưa được giải quyết triệt để, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, trộm cắp, gây ghổ đánh nhau vẫn đang là mối lo lắng của không ít người lao động, gây nhiều khó khăn cho họ.
Thông qua cơ chế di chuyển lao động, một phần tiền của người lao động kiếm được tại đây đã san sẻ bớt cho các vùng khác, do vậy làm giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Đồng thời họ cũng có các đóng góp thiết thực đến sự phát triển của thị trấn. Nhóm người này đã bổ sung nguồn lao động cho thị trấn, nó không làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp mà trái lại làm lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh.
Trong tương lai dòng di chuyển lao động tới thị trấn nói riêng và các khu vực thành thị trên cả nước nói chung sẽ còn diễn ra mạnh mẽ. Nó đã và đang là một phương tiện, một chiến lược tồn tại và phát triển của người lao động nông thôn nhưng cũng là thách thức lớn đối với chính quyền các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động di cư.