Đặc trưng loại nhà của lao động di cư tại thị trấn Tân Kỳ

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động nông thôn di cư tự do theo mùa vụ tại thị trấn tân kỳ huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 37 - 39)

III. Tổng số lao động LĐ 2.834 2.849 2.861 1 Lao động NLNNLĐ13112

4.1.5.2.Đặc trưng loại nhà của lao động di cư tại thị trấn Tân Kỳ

So với những lao động không di cư đều ở nhà riêng hoặc nhà của bố mẹ, người thân thì đa số lao động di cư đến thị trấn Tân Kỳ là người ngoại tỉnh, ngoại huyện hoặc các xã ở xa trung tâm phải thuê nhà để ở (55%), chỉ có rất ít người sống trong nhà của người thân. Những người thuộc các xã lân cận đến thị trấn làm theo mùa vụ nhưng vẫn sống ở quê chiếm số lượng lớn (45%). Đó là những lao động ít bị xáo trộn trong cuộc sống nhất so với những người được hỏi. Đối với lao động ở nhà của bản thân họ ít có vấn đề phát sinh nên trong nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ tôi đặc biệt chú ý tìm hiểu sâu hơn các lao động thuê nhà để ở.

Bảng 4.4: Đặc trưng nhà ở của lao động di cư tại thị trấn Tân Kỳ

Chỉ tiêu Nam Nữ Tổng SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)

Nhà của bản thân ở quê 11 36,67 9 30 20 33,33 Nhà thuê/trọ 17 56,67 16 53,33 33 55 Nhà của bố mẹ, người thân 2 6,66 5 16,67 7 11,67

Khác 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Một trong những mục đích quan trọng nhất của người lao động là kiếm tiền, dành dụm gửi tiền về cho gia đình và tích lũy phần nào để lo cho tương lai. Nhưng hiện tại với mức thu nhập bình quân 1,8 đến 2 triệu đồng/tháng, giá cả leo thang, người lao động gặp không ít khó khăn, vì thế không còn cách nào khác là phải tiết kiệm. Và khoản tiết kiệm đầu tiên họ nghĩ đến là tiền thuê nhà. Những ngôi nhà mà người lao động di cư thuê để ở rất đa dạng, vì thế mức giá tiền thuê nhà cũng khác nhau, nếu ở trung tâm thị trấn thì 300 đến 400 nghìn đồng/phòng/tháng, còn nếu xa trung tâm thì có giá 100 đến 150 nghìn đồng/phòng/tháng. Diện tích nhà ở khá chật, trung bình 1 phòng khoảng 9 m2. Để tiết kiệm chi phí, những người lao động quen biết nhau, làm cùng với nhau hoặc là đồng hương của nhau thường rủ nhau thuê chung phòng. Trung bình một phòng như vậy thường có từ 2 đến 3 người thuê chung. So với nữ giới, tỷ lệ nam giới phải thuê nhà ở cao hơn nhưng không có sự khác biệt là mấy (56,67% ở nam so với 53,33% ở nữ). Một số nữ giới (30%)

thường tìm cách ở nhà đi làm dù phải đi xa hoặc ở nhờ nhà người quen (16,67%) mà không thuê nhà. Sở dĩ như vậy vậy vì họ vốn tiết kiệm, cần cù, chịu khó hơn nam giới. Khi thuê nhà, họ không chọn nhà rộng và đẹp mà chọn nhà giá rẻ để ở nhằm giảm ci phí hàng tháng. Người lao động di cư theo mùa vụ thường thuê nhà ở tạm bợ, các khu nhà trọ của họ không tập trung mà rải rác trong thị trấn.

Hộp 4.2: Tiền thuê phòng cao quá

Em mới đi làm được 3 tháng, trước đây em ở cùng một chị nữa. 2 người chúng em thuê một phòng hết 200 nghìn đồng/tháng, từ tháng này (tháng 4/2010) đã tăng lên 250 nghìn đồng/tháng. Chị ý lại vừa đi lấy chồng, tiền thuê phòng cao quá, em phải tìm thêm bạn ở cùng thôi.

Chị Phạm Quỳnh Anh, quê ở xã Đồng Văn, bán quần áo

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động nông thôn di cư tự do theo mùa vụ tại thị trấn tân kỳ huyện tân kỳ tỉnh nghệ an (Trang 37 - 39)