III. Tổng số lao động LĐ 2.834 2.849 2.861 1 Lao động NLNNLĐ13112
4.1.5.3. Điều kiện sống
Nhìn chung người di cư đánh giá cuộc sống của họ hiện tại khá hơn so với trước lúc di cư, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Đa số người di cư cho rằng các điều kiện về giao thông đi lại, mua bán, y tế, văn hóa, lao động, thu nhập… đều tốt hơn.
100% người lao động di cư sống trong những ngôi nhà có đầy đủ điện, 20% nhà có nước sạch và 23,33% nhà trọ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. 76,67% lao động sống trong những nhà trọ không có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn (nam là 80%, nữ là 73,33%) và 80% lao động sống trong những nhà trọ không có nước sạch (nam là 83,33% và nữ là 76,67%).
Bảng 4.5: Điều kiện nơi ở trọ của lao động di cư
Điều kiện nơi ở Nam Nữ Tổng
SL CC CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Có nước sạch 5 16,67 7 23,33 12 20 2. Không có nước sạch 25 83,33 23 76,67 48 80 3. Có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn 6 20 8 26,67 14 23,33 4. Không có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn 24 80 22 73,33 46 76,67 5. Có điện 30 100 30 100 60 100 6. Không có điện 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết tuy 100% nhà trọ đều có điện nhưng tình trạng mất điện vẫn thường xuyên xảy ra. Tất cả các xóm trọ chỉ có một nhà chủ cho người thuê phòng dùng nước máy, còn lại các nhà khác đều bơm nước giếng để cho người thuê phòng dùng nhằm giảm chi phí. Hầu hết những dãy nhà trọ này đều là nhà cấp 4 thấp, phòng hẹp chật chội, thiếu nước sạch, công trình phụ không đảm bảo vệ sinh… do nhà chủ tiết kiệm chi phí xây dựng. Qua phỏng vấn các chủ trọ và người dân định cư cho thấy: Người dân thị trấn có điều kiện sống tốt hơn người nhập cư. 100% sử dụng nước sạch, nhà vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh. Các nhà trọ có điều kiện sinh hoạt thiếu thốn như vậy là do các chủ nhà chưa đầu tư xây dựng. Họ biết tâm lý người thuê thích giá rẻ nên không xây dựng phòng tốt, làm phòng tốt giá cao thì ít người thuê. Không có nước sạch và nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn là yếu tố gây nhiều bất tiện cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động nữ. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người lao động. Nhiều người lao động dù không muốn nhưng vẫn phải thuê những căn nhà trọ như vậy bởi số tiền họ kiếm được chưa đủ để trang trải cho cuộc sống.
Hộp 4.3: Thuê nhà tốt thì chẳng còn được bao nhiêu tiền
Anh mới đi làm, mức lương chỉ được có 2,8 triệu. Tiết kiệm tiền ăn tiêu lắm anh còn có 1,5 triệu, ở quê còn mẹ làm ruộng và một đứa em đang học cấp 3. Vẫn biết thuê nhà không đảm bảo thế này cũng lo nhưng thuê nhà tốt thì chẳng còn bao nhiêu tiền mà gửi về giúp đỡ mẹ, đành thuê tạm nhà này rồi bao giờ được tăng lương thì tìm nhà khác thuê vậy.
Anh Nguyễn Văn Huấn, phụ hồ, quê ở huyện Diễn châu
Người lao động di cư trung bình phải chi tiêu cho ăn uống và tiêu dùng từ 500 đến 700 nghìn/tháng, tiền điện bình quân từ 60 đến 100 nghìn/tháng, tiền nước là 10.000 đồng/tháng. Tiền điện người di cư ở trọ phải trả cao hơn mức giá diện sinh hoạt nhà nước quy định do các chủ nhà trọ tự ý nâng giá điện để kinh doanh. Trung bình là 2.000 đồng/số điện. Người thuê nhà trọ biết vậy nhưng vẫn thuê vì ở đâu cũng tính giá điện như thế.
Để tiết kiệm chi phí đi lại, hầu hết lao động di cư đều cố gắng tìm kiếm nhà trọ ở gần công ty hay nơi làm việc, người di cư thường đi xe đạp hoặc đi xe máy đi làm. Hàng ngày người lao động đi làm việc từ rất sớm, nhất là những người buôn bán, họ phải đi xa lấy hàng. Để làm ra đồng tiền chính đáng người lao động di cư đang còn rất vất vả và gặp nhiều khó khăn.
Hộp 4.4: Cả tháng nay chẳng nhìn đến cái ti vi
Bọn em ngày nào cũng làm 12 tiếng, đến Chủ Nhật còn không được nghỉ, đi làm về mệt chỉ muốn lăn ngay ra ngủ, chẳng còn hơi sức đâu mà tham gia hoạt động Đoàn thể với cả Thanh niên. Ti vi nhà chẳng có, đến cái đài cũng không, muốn xem ti vi lại phải chạy sang nhà cô Vấn (chủ nhà trọ), nhiều lúc ngại chả muốn đi. Cả tháng nay em chẳng nhìn đến cái ti vi một lần, thông tin cũng có để làm gì đâu.
Chị Dương Thị Tuyên, công nhân nhà máy đường, quê ở xã Nghĩa phúc